Phim của Dương Mịch bị liệt vào danh sách “phim rác”
Không chỉ lao đao vì scandal quỵt tiền từ thiện, Dương Mịch còn bị dư luận bủa vây bởi “Người đàm phán” do cô đóng chính được lấy làm ví dụ điển hình cho phim rác.
Thời gian gần đây, Tổng cục truyền hình Trung Quốc đã năm lần bảy lượt tuyên truyền và nâng cao kiểm duyệt phim nhằm giảm bớt những “phim rác” tiếp cận công chúng, đồng thời nói không với những “minh tinh ảo”, hạn chế các nghệ sĩ đòi hỏi tiền cát xê quá cao. Và ngay lập tức bộ phim “Người đàm phán” do Dương Mịch cùng đàn em Hoàng Tử Thao đóng vai chính dù đã kết thúc khá lâu nhưng vẫn được gọi tên là một trong những “phim rác điển hình”. Thậm chí, bộ phim còn bị phê bình là “lấy đề tài hiện thực để ngụy trang cho phim thần tượng”.
Người đàm phán do Dương Mịch và Hoàng Tử Thao đóng bị đánh giá là một ví dụ điển hình cho “phim rác”.
Được đưa tin là bộ phim có đề tài hiện thực, dành cho những ai khao khát theo đuổi sự nghiệp và danh vọng. Thế nhưng khi phát sóng, khán giả thất vọng bởi dàn diễn viên “không biết diễn”, nữ chính Dương Mịch thì cứ như là fashionista chứ không phải là chuyên gia đàm phán. Hoàng Tử Thao vào vai một tổng tài bá đạo thường thấy trong các tác phẩm ngôn tình. Bộ phim chỉ được đánh giá 3.4 điểm trên Douban nhưng lại thu về được “thành tích” phát sóng đạt hơn 10 tỷ lượt xem.
Dương Mịch bị đánh giá và diễn đơ, cứ như là fashionista chứ không phải là chuyên gia đàm phán.
Những năm gần đây, phim truyền hình Trung Quốc gặp khá nhiều chỉ trích khi các nhà làm phim chỉ chăm chăm tìm kiếm nhưng cái tên hot, những ngôi sao đang lên hay ai đông fan, hút dư luận… mà quên mất yêu cầu chính là diễn xuất. Trong khi đó yêu cầu của khán giả ngày càng cao, họ mong muốn rằng một bộ phim không chỉ điểm mặt bởi “trai xinh, gái đẹp” mà còn truyền tải được ý nghĩa. Nhiều ý kiến cho rằng nếu các minh tinh không nên chỉ dựa vào chiêu trò mà “ăn xổi” nhất thời. Nếu chỉ tham gia các “phim rác” sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng cũng như uy tín của họ. Vì vậy cần phải nỗ lực trau dồi kinh nghiệm cũng như cẩn trọng trong việc lựa chọn kịch bản. Đồng thời các nhà làm phim nên chú trọng hơn đến kịch bản, đề tài chứ không chỉ dựa vào những chiêu trò truyền thông.
Video đang HOT
Dù dàn diễn viên không hot nhưng Danh nghĩa nhân dân được cả giới phê bình lẫn công chúng khen ngợi.
Một tác phẩm tốt không chỉ được đảm bảo bởi hình thức bên ngoài mà cần được chú trọng cả về nội dung bên trong, phải chú trọng từ khâu chế tác đề tài kịch bản đến lựa chọn diễn viên. Điển hình như Danh nghĩa nhân dân được phát sóng vào năm 2017, thành tích lượt xem của khán giả đạt hơn 21 tỷ, điểm đánh giá trên Douban đạt được 8.3 điểm. Bộ phim thu về cả danh tiếng lẫn chất lượng phát sóng, được cả giới phê bình lẫn công chúng đón nhận và khen ngợi. Ngoài ra còn có một số bộ phim được đánh giá cao như Năm ấy hoa nở trăng vừa tròn, Nửa đời trước của ta (truyền hình) và Chiến lang 2 (điện ảnh).
Phần lớn còn lại đều bị chê là “thảm họa”.
Theo Danviet
Tổng cục truyền hình thắt chặt phim rác, 'Người đàm phán' của Dương Mịch trở thành thí điểm được gọi tên
Đồng tiền dễ kiếm, nhưng danh tiếng thì phải kiên trì xây dựng và cần có thời gian để tích lũy.
Chỉ có những nghệ sĩ chú trọng kỹ năng diễn xuất của bản thân; lựa chọn kịch bản và nhà chế tác cẩn trọng; nghiêm túc làm ra những tác phẩm điện ảnh, truyền hình chất lượng thì mới có thể trở thành minh tinh được mọi người tôn trọng và công nhận.
Trước đây Tổng cục đài truyền hình Trung Quốc từng tuyên truyền phát biểu, những tiết mục, chương trình của đài truyền hình cần phải tuân theo nguyên tắc tự chủ mới "chi phí thấp, nội dung cao, năng lượng thật sự". "Chi phí thấp" biểu thị ý nói không với sự xa xỉ khoa trương, nói không với những minh tinh "ảo", hơn nữa còn tiến hành chủ trương "hạn chế, ngăn chặn nghệ sĩ đòi hỏi tiền cát-xê quá cao".
Hiện tượng tiền cát-xê của minh tinh chiếm nhiều hơn số chi phí chế tác của tác phẩm luôn là vấn đề khiến mọi người bàn tán. Chi phí chế tác của các tác phẩm điện ảnh, truyền hình được xem là có quan hệ mật thiết với chất lượng của các tác phẩm. Nhưng hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất chỉ muốn sử dụng những diễn viên có nhân khí cao, muốn mời những diễn viên nổi tiếng thì số tiền cát-xê cũng phải tăng theo. Song phía nhà đầu tư lại không muốn phải đầu tư thêm một khoản tiền lớn, vì vậy cuối cùng chỉ có thể hạ thấp chi phí chế tác. Vấn đề này đã nhận được không ít chỉ trích từ cư dân mạng.
Trên thị trường điện ảnh, truyền hình hiện nay có không ít trường hợp danh tiếng và lượng phát sóng thu được tương phản nhau. Ví dụ điển hình như tác phẩm Người đàm phán vào thời gian trước đây bị phê bình là "bộ phim truyền hình lấy đề tài hiện thực để ngụy trang cho đề tài thần tượng". Phim chỉ có những minh tinh "lưu lượng nhất thời" tham gia đảm nhận diễn xuất, tuy điểm đánh giá trên Douban chỉ có 3.4 điểm thế nhưng lại thu về được "thành tích" phát sóng đạt hơn 10 tỷ. Những hiện tượng kỳ lạ này đang là "hiện thực" trên thị trường phim điện ảnh, truyền hình hiện nay.
Tổng cục thắt chặt phim rác, "Người đàm phán" trở thành cái tên đầu tiên bị nhắc đến.
"Người đàm phán" bị gọi tên, người ta nghĩ ngay đến Dương Mịch khi cô là diễn viên chính của bộ phim.
Một tác phẩm được xem là tốt thật sự khi bảo đảm được cả nội dung bên trong lẫn hình thức bên ngoài. Nếu cứ dựa vào những minh tinh "lưu lượng nhất thời", xem nhẹ chất lượng nội dung thì tác phẩm làm ra đối với khán giả mãi mãi chỉ là một bộ "phim rác". Phim khi thu về cả danh tiếng lẫn lượng phát sóng cao thì mới thật sự trở thành một tác phẩm "chính hiệu". Điển hình như Danh nghĩa nhân dân được phát sóng vào năm 2017, thành tích lượt xem của khán giả đạt hơn 21 tỷ. Hơn nữa danh tiếng cũng vô cùng tốt, điểm đánh giá trên Douban đạt được 8.3 điểm. Từ khâu chế tác đề tài kịch bản đến khâu lựa chọn diễn viên của phim đều rất cẩn trọng, vì vậy mới có thể thu được chiến tích thành công như thế.
"Danh nghĩa nhân dân" - Bộ phim không hề có sự xuất hiện của 1 diễn viên "hot" nào nhưng rating phim cao nhất lịch sử truyền hình Trung Quốc.
Vấn đề quan trọng mà những nghệ sĩ cần phải chú ý chính là tuy rằng có thể nhận được tiền cát-xê cao nhưng khi tạo ra những "tác phẩm rác" sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của chính mình. Danh tiếng là nguyên tố quan trọng quyết định nên sự nổi tiếng, vị trí cấp bậc và nhiệt độ của mỗi nghệ sĩ. Đồng tiền dễ kiếm, nhưng danh tiếng thì phải kiên trì xây dựng và cần có thời gian để tích lũy.
Angelababy - Minh tinh nổi tiếng với danh hiệu "Dù không biết diễn nhưng nghiễm nhiên vẫn được vai chính"!
Vào những năm gần đây, chất lượng của những tác phẩm điện ảnh truyền hình trong nước tiến bộ không nhỏ. Nhưng cũng chính vì vậy mà yêu cầu của khán giả cũng ngày càng nâng cao. Ở hoàn cảnh thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, những tác phẩm điện ảnh, truyền hình có chất lượng cao hiển nhiên sẽ có được cơ hội phát triển tốt. Đối với mục tiêu "khuyến khích các tác phẩm có nội dung, chất lượng tốt" trên thị trường nghệ thuật hiện nay, phía nhà chế tác nhất thiết phải suy nghĩ, cân nhắc về vấn đề chi phí chế tác và cát-xê của nghệ sĩ. Hơn nữa không nên chỉ chú trọng lưu lượng bên ngoài mà quên đi quy luật căn bản, quan trọng nhất để tạo nên một tác phẩm tốt là nội dung, chất lượng bên trong.
Theo Saostar
Dương Mịch chưa hết số nhọ: 'Người đàm phán' dù đã kết thúc vẫn bị báo lớn Trung Quốc phê bình Hiện nay có nhiều bộ phim truyền hình "tốt xấu lẫn lộn" đang đánh lừa dư luận của khán giả, bóp méo giá trị của sự thật chỉ vì muốn ra sức tăng cao độ xét duyệt của nhũng bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh này. Vào đầu năm nay, những đài phát thanh và truyền hình đã "3 lần 7 lượt"...