Phim của “Bom sex” nước Pháp bị chê bai bất ngờ lên ngôi ở Cannes 2016
Tác phẩm thắng Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại Cành cọ vàng đã gây tranh cãi vì từng bị chê bai thậm tệ trước đó.
Vào ngày cuối cùng (22/5) của Liên hoan phim Cannes, những phim điện ảnh xuất sắc đã được vinh danh. Đáng lưu ý nhất là giải thưởng Cành cọ vàng danh giá gồm 21 giải đề cử được ra mắt xuyên suốt 12 ngày (từ 14 – 22/5/2016), và những tác phẩm được bàn tán xôn xao là American Honey, Elle, The Handmaiden hay Graduation. Tuy nhiên, kết quả năm nay khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Giải thưởng lớn (Grand Prix) đã gây bất ngờ nhất khi thuộc về It’s Only the End of the Worldcủa đạo diễn Xavier Dolan. Phim nói về một người đàn ông quay trở về nhà sau hơn 10 năm “mất tích” và thông báo với gia đình về cái chết của mình.
“It’s Only the End of the World” sở hữu dàn sao hạng A nhưng bị chê bai thảm hại.
Điều đáng nói là trước đó, phim điện ảnh của “bom sex” Léa Seydoux cùng hàng loạt diễn viên hạng A này đã bị chê bai thậm tệ vì kịch bản hời hợt, tình tiết lỏng lẻo và thiếu chiều sâu. Nhiều nhà bình phim còn nhận xét rằng đây là phim điện ảnh gây thất vọng nhất của Xavier Dolan dù không tới mức bị gọi là “thảm họa”. Thậm chí, tờ Hollywood Reporter đã chú thích ngắn gọn: “Là một nỗi thất vọng, kể cả đối với những người yêu thích Dolan”. Vì thế, chiến thắng này đã khiến nhiều người “không cam” vì chưa “cảm” được tinh túy trong tác phẩm.
Bên cạnh đó, Giải Cành cọ vàng (Palme D’or) được trao về cho tác phẩm I, Daniel Blake do đạo diễn Ken Loach thực hiện. Xét về hiệu ứng, phim dù gây xúc động nhưng chưa thể tạo được nhiều tiếng vang và không “đủ lửa” khiến giới bình phim bàn tán sôi nổi, song đây được xem là một chiến thắng xứng đáng.
“I, Daniel Blake” thẳng giải cao nhất tại Cannes.
Phim nói về một người thợ mộc 59 tuổi, Daniel Blake (Dave Johns) đang hồi phục dần sau cơn đau tim. Bác sĩ khuyến cáo ông không nên tiếp tục làm việc, song vì cuộc sống mưu sinh mà Daniel vẫn phải lao vào tìm việc, nếu không sẽ bị tước quyền hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Trong một lần đến gặp trung tâm môi giới việc làm, ông đã gặp Rachel (Hayley Squires), một người mẹ đơn thân 2 con. Rachel cũng phải chấp nhận được hỗ trợ nơi ăn cách nhà hơn 280 dặm để không phải tốn tiền ở nhà trọ. Và cứ thế, câu chuyện xoay quanh chuỗi ngày của hai con người khó khăn bị hệ thống phúc lợi xã hội “bỏ quên”.
Video đang HOT
Ken Loach trở lại sân khấu Cành cọ vàng sau 10 năm.
Biểu cảm đối lập của Ken Loach (phải) và Xavier Dolan (trái) vinh dự lên nhận giải.
Đây là lần thứ hai Ken Loach vinh dự nhận được giải thưởng danh giá này. 10 năm trước, ông từng chiến thắng Cành cọ vàng 10 nhờ phim điện ảnh The Wind that Shakes the Barley do Cillian Murphy đóng chính. Ken Loach đã nói: “Tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Những khán giả trong buổi công chiếu thật tuyệt vời, và chúng tôi rời rạp trong tâm trạng thoải mái nhưng phải quay về với cuộc sống thực tại. Chúng tôi thật sự bất ngờ”. Đồng thời, ông cũng chỉ ra sự tàn nhẫn của hệ thống phúc lợi tại Anh và nói: “Chúng ta phải đưa ra một thông điệp của hy vọng, chúng ta phải nói rằng một thế giới khác là điều có thể”.
Ken Loach
Các giải thưởng khác tại Cành cọ vàng 2016 – Liên hoan phim Cannes lần thứ 69: Đạo diễn xuất sắc nhất: Cristian Mungiu (Graduation) và Olivier Assayas (Personal Shopper) Kịch bản xuất sắc nhất: Asghar Farhadi (The Salesman) Diễn viên xuất sắc nhất: Jaclyn Rose (Ma’ Rosa) Giải Ban giám khảo (Jury Prize): American Honey (đạo diễn: Andrea Arnold) Diễn viên xuất sắc nhất: Shahab Hosseini (The Salesman) Giải Cành cọ vàng danh dự: Jean-Pierre Léaud Giải Camera vàng cho phim đầu tay: Divines (Houda Benyamina) Phim ngắn xuất sắc: Timecode
Song song đó, nhiều phim điện ảnh khác đã được xướng tên trong ngày cuối của Cannes tại Un Certain Regard Prize – Giải Góc nhìn đặc biệt. Tác phẩm mới của Studio Ghibli – The Red Turtle đã khiến khán giả hài lòng khi nhận được Special Jury Prize (Giải đặc biệt của Ban giám khảo). Đây là phim hoạt hình Nhật – Pháp do đạo diễn Hà Lan Michael Dudok de Wit thực hiện và được nhận xét là “một trong những tuyệt tác tại Cannes”. Câu chuyện nói về một chàng trai bị đắm tàu và mắc kẹt trên một hòn đảo hoang. Ở đó, anh đã học cách sống cô đơn và chống chọi với thiên nhiên. Cuộc đời của anh thay đổi dần khi anh gặp được một người con gái cũng bị lạc trên biển giống mình và dựng xây hạnh phúc gia đình cùng cô.
The Red Turtle
Theo Leslie Salmon / Trí Thức Trẻ
Phim 19+ dày đặc cảnh nóng "quá sức chịu đựng" làm rúng động LHP Cannes
Từ ý tưởng, cách kể chuyện cho đến diễn xuất và dàn dựng, Rester Vertical - phim tranh giải Cành Cọ Vàng tại Cannes 69 đều vượt qua khuôn khổ chấp nhận thông thường của khán giả.
Ngoài địa phận Oscar, Liên hoan phim Cannes vẫn luôn là mảnh đất màu mỡ cho những nhà làm phim phô diễn tài hoa cũng như loạt ý tưởng điên rồ nhất. Tuy nhiên, sự xuất hiện củaRester Vertical trong buổi công chiếu mở màn Cannes 2016 vào tối 12/5 đã gây nên những tranh cãi gay gắt. Bởi, dù mở rộng cánh cửa cho sáng tạo song với những cảnh làm tình, cảnh quay phơi bày bộ phận nhạy cảm, cảnh người già chết trong dục vọng và mà Rester Verticaltruyền tải, giới làm phim cũng không tránh được sự bất ngờ.
"Rester Vertical" - Bộ phim gắn mác 19 gây sốc Cannes năm nay
Theo đánh giá của AFP, Rester Vertical - bộ phim nằm trong hạng mục tranh giải Cành Cọ Vàng của Cannes lần thứ 69 là tác phẩm "không thể nào gây sốc hơn". Từ ý tưởng, cách kể chuyện cho đến diễn xuất và dàn dựng, Rester Vertical đều vượt qua khuôn khổ chấp nhận thông thường của khán giả. Biên kịch và đạo diễn phim có cái nhìn cực kỳ độc đáo khi cố tình xây dựng mạch phim theo kiểu pha lẫn giữa hiện thực và siêu thực. Nội dung Rester Verticalxoay quanh một nhà làm phim đang rơi vào thế bế tắc vì không thể tìm được ý tưởng mới mẻ.
Để toát khỏi cảnh tù túng, nhà làm phim này đã quyết định đi về vùng đồng quê nước Pháp để tìm kiếm các con sói. Tại đây, ông ta mê đắm một thiếu niên và ngỏ ý mời đóng phim nhưng bất thành. Sau đó, ông ta yêu và kết hôn cùng một phụ nữ. Tuy nhiên, về sau ông ta đã bị cô vợ này ruồng bỏ. Người đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con, đồng thời đảm nhận luôn trách nhiệm chăm sóc cho cha vợ.
Xoay quanh mạch cảm xúc của người đàn ông, Rester Vertical vẽ ra hiện thực dữ dội với những cảnh nóng ở mức trần trụi nhất. Giới làm phim đánh giá, Rester Vertical phải được dán mác 19 vì loạt cảnh ân ái giữa cặp vợ chồng, cảnh phô bày bộ phận sinh dục nữ khi đẻ con. Thậm chí, đến cảnh người đàn ông trung niên làm tình với một ông già cho đến lúc tắt thở cũng được đưa lên phim. Tờ La Libre của Bỉ nhận xét, bằng các cảnh nóng này, đạo diễn Alain Guiraudie đã đưa Rester Vertical vào danh sách những bộ phim chứa cảnh nóng gây sốc nhất Cannes năm nay.
Chia sẻ về ý tưởng làm ra Rester Vertical, đạo diễn người Pháp Alain Guiraudie không ngại ngần bộc bạch: "Tình dục quan trọng hơn tính dục. Tình dục có thể phản ánh niềm hân hoan nhưng cũng có thể lột tả nỗi đau khổ. Sự chào đời, tình dục và cái chết - các chi tiết phản ánh sự tồn tại của con người - là đề tài tôi muốn kể qua phim".
Sau buổi công chiếu khai màn Cannes 69, hàng loạt ý kiến khen chê trái chiều đã nhắm đến bộ phim. Người ủng hộ cho rằng Rester Vertical thể hiện được nhiều tầng ý nghĩa, là lớp cắt hiện thực đầy xót xa cho những ám ảnh tình dục trong mỗi con người. Với lối diễn xuất ấn tượng từ các nhân vật chính, Rester Vertical đã lột tả được phần nào sự chua chát lẫn thân phận nhỏ bé của những con người sống tại vùng đồng quê nước Pháp. Bên cạnh đó, giá trị nhân đạo về tình cảm cha con, vợ chồng, các quy tắc chuẩn mực xã hội cũng được đề cao. Rester Vertical xứng đáng là một ứng cử viên nặng ký cho giải Cành Cọ Vàng, đồng thời hứa hẹn đại náo các liên hoan lớn trên thế giới nếu như có tham gia tranh giải.
Đạo diễn người Pháp Alain Guiraudie
Reuters đánh giá rằng, với thủ pháp pha trộn hiện thực và siêu thực, Rester Vertical gợi nhớ đến trường hợp bộ phim cũng bị đánh giá 19 Blue is the Warmest Colour. Năm 2013, khi tranh giải Cành Cọ Vàng, Blue is the Warmest Colour cũng vướng không ít chỉ trích, tuy nhiên sau đó phim đã hạ gục mọi đối thủ để giành lấy giải thưởng danh giá. Reuters cũng cho hay,Rester Vertical có cốt truyện lạ lẫm nhưng đáng nghiền ngẫm, phim gợi lên thực trạng xã hội hiện nay, đó là bản ngã của 1 người đàn ông lưỡng tính bị chính những chuẩn mực xã hội cầm chân.
Bên cạnh những lời khen, Rester Vertical cũng bị chê bai, chỉ trích không ít. Nhiều nhà phê bình đánh giá, phim không xứng đáng tranh giải Cành Cọ Vàng, vì theo họ Rester Vertical chỉ là một tác phẩm làm ra hòng thỏa mãn một vài đối tượng. Nhà phê bình phim Peter Bradshaw của The Guardian thậm chí còn nhận xét: "Rester Vertical gây thất vọng với cốt truyện rời rạc và những khung hình thiếu chân thật. Tác phẩm đánh dấu sự xuống tay của tác giả Stranger By The Lake".
Dù khen chê quanh Rester Vertical vẫn còn chưa dứt, song ở một chừng mực nhất định phim cũng đã đạt được thành công. Vào tối ngày 22/5 tới, Liên hoan phim Cannes 69 sẽ chính thức bế mạc, chặng đường để chinh phục giải Cành Cọ Vàng của đạo diễn Alain Guiraudie cùng những đồng nghiệp sẽ còn lắm gian nan.
Theo Shindo / Trí Thức Trẻ
LHP Cannes lần thứ 68: Nóng bỏng cuộc đua giành Cành cọ vàng Cuộc đua giành giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes lần thứ 68 đang ngày càng trở nên khốc liệt, khi một số cái tên đáng chú ý đã nổi lên. Giới phê bình tại LHP năm nay đã có được nhiều ấn tượng mạnh với một số tác phẩm điện ảnh tham gia tranh giải. Hai bộ phim đang được bàn tán...