Phim cổ trang Hàn bị “la ó” vì kỹ xảo tệ hại
Sự phát triển của công nghệ đồ họa đã góp phần mang đến cho khán giả điện ảnh những đại cảnh hoành tráng, ấn tượng. Tuy nhiên, nếu những hiệu ứng hình ảnh đó không được thực hiện cẩn thận, chu đáo thì sẽ mang tới tác dụng ngược, khiến người xem khó chịu. Đây chính là trường hợp mà nhiều bộ phim cổ trang Hàn Quốc đang gặp phải.
Gần đây, một diễn đàn mạng đã công khai một loạt hình ảnh và đặt tiêu đề mỉa mai: “Những cảnh quay đồ họa “ấn tượng” sẽ tồn tại mãi mãi trong lịch sử”. Đây là những hình ảnh ghi lại các cảnh quay trong nhiều bộ phim cổ trang Hàn như Mighty Chil-woo, Yeon Gaesomun và The Iron Empress. Qua ảnh có thể thấy, những kỹ xảo đồ họa của phim trông rất giả.
Nhìn gần, ta có thể thấy con ngựa mà vị tướng quân đang cưỡi là ngựa giả. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ được lấy làm nền cho cảnh phim trong chỉ như một bức tranh được gắn trên màn hình. Đội quân hùng mạnh được tạo ra chỉ với thao tác cắt và dán. Cảnh quay người phụ nữ bị trúng tên trông cũng rất giả, không tự nhiên.
Việc các hiệu ứng hình ảnh được thực hiện cẩu thả như thế này khiến các khán giả không khỏi tức giận. Nhiều người lên tiếng chê bai: “Đây là phim cổ trang hay phim sitcom vậy? Trông cảnh quay rất giả”. “Đây là những lỗi tồi tệ nhất trong lịch sử phim ảnh.”
Tuy kỹ xảo đồ họa của các phim trên được thiện hiện không tốt nhưng diễn xuất của dàn diễn viên rất xuất sắc. Việc này càng khiến các cư dân mạng bức xúc. “Các diễn viên đã làm gì mà lại bị đối xử như vậy chứ. Với công sức họ đã bỏ ra, đáng nhẽ đội ngũ hậu kỳ phải làm việc nghiêm chỉnh và chăm chỉ hơn”.
Nhược Anh
Theo VNN
Khi kỹ xảo "nhấn chìm" diễn viên
Đến cả Lý Liên Kiệt cũng phải thú nhận: "Tôi thấy mệt và vất vả nhất khi đóng bộ phim này dù đã cố gắng rất nhiều".
Và chúng ta đang nói đến bộ phim Thanh xà Bạch xà của Trung Quốc.
Thanh xà Bạch xà là bộ phim mới năm 2011 của đạo diễn Trình Tiểu Đông với sự tham gia của ngôi sao điện ảnh võ thuật Lý Liên Kiệt. Bộ phim thuộc thể loại liêu trai, hành động dựa theo Truyền thuyết Bạch xà của Trung Quốc trong dân gian. Phim lấy bối cảnh từ thời xa xưa, có những loài yêu quái tà ma chuyên hút lấy tinh khí con người để sinh sống. Hòa thượng Pháp Hải do Lý Liên Kiệt thủ vai cùng với người đệ tử Năng Nhẫn (Văn Chương đảm nhiệm) - là hai pháp sư tài giỏi chuyên đi tiêu diệt yêu ma mang lại cuộc sống bình yên cho dân chúng.
Video đang HOT
Trong khi đó, hai chị em Bạch xà (Huỳnh Thánh Y), Thanh xà (Thái Trác Nghiên) - là xà tinh tinh luyện hàng nghìn năm - tình cờ làm quen với Hứa Tiên (Lâm Phong) - một chàng trai hiền lành, tốt bụng đang đi hái thuốc. Vì yêu Hứa Tiên nên Bạch xà che dấu thân phận thật, sống dưới hình dạng của con người để kết duyên với Hứa Tiên. Cho đến một ngày, khi đang lần theo dấu vết của nhóm yêu quái hồ ly, Pháp Hải phát hiện ra thân phận thật sự của Bạch xà. Nối tiếp đó là một chuỗi các hành động diễn ra việc diệt trừ yêu ma của Pháp Hải và chiến đấu để chia rẽ Bạch xà và Hứa tiên bởi với Pháp Hải, con người và ma quỷ không thể chung sống với nhau...
Huỳnh Thánh Y (Bạch xà) và Lâm Phong (Hứa Tiên) trong một cảnh quay hôn nhau dưới nước
Tuy nhiên sau khi bộ phim được công chiếu, có nhiều ý kiến trái chiều xảy ra
Điểm cộng
Số đông cho rằng bộ phim đã quy tụ của dàn diễn viên nổi tiếng đang được yêu mến và hết lời khen ngợi tạo hình trong phim đẹp.
Huỳnh Thánh Y với tạo hình Bạch xà đau khổ vì tình yêu
Bộ phim còn tập trung xây dựng các kỹ xảo điện ảnh rất hiện đại, công phu, hoành tráng, những cảnh quay tuyệt vời, những cảnh hành động thật ấn tượng, nhất là những cảnh bay lượn vô cùng bắt mắt.
Nếu chấm điểm về không gian, bối cảnh phim có lẽ phim sẽ đạt được điểm tối đa nhất: Một ngôi nhà tranh của Hứa Tiên nổi trên mặt hồ rộng dưới chân núi, xung quanh là bạt ngàn hoa cỏ, khói lam chiều e ấp rồi lan tỏa trong không gian - một dấu hiệu cho sự sống của con người. Cảnh vật vừa lung linh, vừa huyền ảo, vừa hư nhưng lại vừa thực. Một ngôi chùa lớn, một tháp chuông cheo leo trên đỉnh núi uy nghiêm, thoát tục. Một khu rừng nguyên sơ, xanh rì, nhiều hoa cỏ, quanh năm bao phủ mơ màng khói sương, những con vật nhỏ bé biết nói đáng yêu... là nơi hai chị em Thanh Xà, Bạch xà ẩn náu. Một làng mạc ven sông đông đúc với lễ hội hoa đăng lấp lánh ánh đèn. Một miền sơn cước vừa hùng vĩ, vừa liêu tịch. Với những kỹ xảo hình ảnh đó, khán giả thực sự đã bị cuốn vào một thế giới cổ xưa có gì đó hư ảo, ma mị, u tịch nhưng cũng đầy lãng mạn.
Cảnh vật lung linh, huyền ảo, vừa hư nhưng lại vừa thực trong phim
Các chi tiết hành động kèm theo hiệu ứng hình ảnh đặc sắc như trường đoạn giao đấu giữa Pháp Hải và Bạch Xà khiến "đất long, biển động" đẹp và nuột nà. Cảnh Bạch xà hóa thân thành người và bay xuống biển cứu Hứa Tiên được coi là cảnh có kỹ xảo mềm mại nhất, một sự biến hóa mang lại cảm giác rất thật không khô cứng, máy móc.
Diễn viên được tạo hình khá ổn. Lâm Phong hóa thân thành một chàng trai trẻ hiền lành, tốt bụng, chân chất. Huỳnh Thánh Y và Thái Trác Nghiên đẹp một cách hư ảo rất hợp với bối cảnh phim. Pháp Hải - một đại sư với pháp thuật cao cường và vẻ mặt không "gợn sóng", bình thản, lạnh lùng, nghiêm trang rất hợp khi được Lý Liên Kiệt thủ vai... Vẻ ngờ nghệch, thật thà đến mức đáng thương của Năng Nhẫn được Văn Chương thể hiện rất xuất sắc...
Điểm trừ
Nói chung về bối cảnh và tạo hình trong phim khiến người xem vô cùng hài lòng. Và khán giả sẽ hài lòng hơn nữa nếu phim không quá tập trung vào kỹ xảo hành động làm cho nội dung bị mờ nhạt. Hơn nữa do sử dụng nhiều kỹ xảo nên Lý Liên Kiệt cũng không thể hiện được những thế đánh võ thật sự của anh. Có lẽ vì thế nên ngôi sao hành động võ thuật này đã phải thú nhận: "Tôi thấy mệt và vất vả nhất khi đóng bộ phim này dù đã cố gắng rất nhiều". Còn Huỳnh Thánh Y và Lâm Phong chỉ được xem là đã "hoàn thành nhiệm vụ" chứ không để lại được nhiều ấn tượng cho người xem dù cả hai đã cố gắng khiến cho khán giả cảm thấy diễn xuất thăng hoa của hai người, nhất là cảnh quay cuối cùng... Tất cả từ không gian, cách tạo hình, đến các cảnh quay, cảnh chiến đấu đều ảo, giống như trong thế giới game 3D không hơn không kém.
Lý Liên Liệt thú nhận, anh cảm thấy mệt nhất khi đóng bộ phim này
Vì đầu tư quá nhiều vào kỹ xảo mà nhà làm phim dường như đã quên mất đây là câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn nhưng cảm động của Bạch xà và Hứa Tiên. Sự thể hiện cảm xúc của hai nhân vật không nổi bật, chưa thực sự làm rung động khán giả. Nhất là phân đoạn chú chuột biết nói mang cỏ quý về (do Hứa Tiên lấy được) để cứu Bạch xà và biết Hứa Tiên vì cứu mình mà đang gặp nạn thì khuôn mặt cô không có sự chuyển biến về cảm xúc...
Cũng chính vì quá chú trọng đến kỹ xảo nên dù phim có nhiều cảnh quay hành động nhưng vì cảm xúc mờ nhạt bởi các mối quan hệ được môt tả quá vội vàng (vì dành thời lượng cho các cảnh quay hành động có sử dụng kỹ xảo) nên không nhấn mạnh được các mối quan hệ giữa các nhân vật, không làm nổi bật được mâu thuẫn. Minh chứng rõ nhất là khi phim nói đến nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến đấu giữa Pháp Hải và hai chị em Bạch xà, Thanh xà. Có thể thấy, đây là một "cuộc chiến" gượng ép khiến cho cảnh hành động diễn ra hoành tráng, đẹp mắt nhưng không mang lại cho khán giả cảm giác gay cấn, hồi hộp. Vì vậy, người xem cũng chẳng biết phải ủng hộ bên nào.
Thêm một "điểm trừ" nữa của bộ phim khi sử dụng công nghệ hiện đại trong hơn một nửa thời lượng phim đã khiến phương diện về mặt tình cảm, người xem chỉ có thể coi phim là một kết thúc buồn bởi sự chia rẽ của nhân duyên của một mối tình oan nghiệt - người và yêu quái không thể đến với nhau. Nếu không có đoạn cuối, sự chia ly thương tâm, đầy nước mắt của Bạch xà và Hứa Tiên tại tháp Lôi Phong thì khán giả sẽ không có ấn tượng gì về nội dung tình cảm của phim ngoài ấn tượng về kỹ xảo cho những cảnh quay hành động.
Tuy chưa thực sự khiến toàn bộ khán giả hài lòng nhưng Thanh xà Bạch xà vẫn mang lại những giây phút thư giãn thực sự cho người xem. Chúng ta cũng không thể phủ nhận sự cố gắng hết sức của các diễn viên. Diễn viên "hóa thân" trong phim đẹp, một số lời thoại mang tính triết lý sâu sắc về tình yêu và bài hát Promise do Lâm Phong và Huỳnh Thánh Y thể hiện trong phim đầy cảm xúc. Một chút hài hước của phim cũng mang lại cảm giác rất vui vẻ thoải mái cho khán giả. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng sau khi công chiếu buổi đầu tại Trung Quốc, phim vẫn đem lại doanh thu gần 15 triệu nhân dân tệ (gần 46,5 tỷ VNĐ) và chiếm vị trí đứng đầu trong phòng vé.
Theo BĐVN
Phim của Thành Long gây "choáng" với kỹ xảo đỉnh 1911 (hay còn có tên Cách mạng Tân Hợi) là bộ phim thứ 100 trong sự nghiệp của siêu sao Thành Long. Bên cạnh đó, tác phẩm này còn có sự góp mặt của nhiều diễn viên nổi tiếng khác như Lý Băng Băng, Triệu Văn Tuyên, Hồ Ca, Dư Thiếu Quần, Phùng Tổ Danh (con trai Thành Long)... Đây là bộ phim...