Phim cổ trang do TVB tự chế tác đã không còn hấp dẫn: ‘Kỳ án Bao Thanh Thiên’ thất bại thảm hại
Từ “bảng hiệu sống” đến “ phim gà mờ”, những năm gần đây phim cổ trang TVB đã trải qua những điều gì?
Kỳ án Bao Thanh Thiên đã phát sóng từ ngày 22/07 nhưng lượt rating chỉ ở mức 21,9 và không có bất kỳ sự đột phát nào, đồng thời trở thành bộ phim có thành tích lượt rating kém nhất trong quý này của TVB. Những khán giả nào cẩn thận để ý sẽ phát hiện những năm gần đây số lượng phim cổ trang do chính TVB chế tác đã giảm đi rất nhiều. Năm 2018, chỉ có Tái sinh võ lâm,ngoài ra còn có một bộ hợp tác với Trung Quốc là Thâm cung kế ( Cung tâm kế 2), và Kỳ án Bao Thanh Thiên là bộ phim cổ trang duy nhất do TVB chế tác được phát sóng trong năm nay.
Lí do dẫn đến câu chuyện buồn này có lẽ do hệ thống cảnh trí của TVB không mấy thay đổi. Chúng ta dễ dàng thấy họ vẫn luôn dùng lại các con đường, trang phục cũ với những bộ phim của trang của mình. Bộ phim Trường An 12 canh giờ do Đại Lục sản xuất nhận được nhiều sự chú ý vì họ đã khôi phục lại cảnh tượng nhà Đường thịnh vượng qua khâu chế tác cảnh trí và thiết kế trang phục. Nhưng ở TVB, nhất là phim cổ trang, những thay đổi cần có này lại không được chú ý.
Bộ phim cổ trang “Thâm cung nội chiến” (2004) của TVB ngày ấy là một trong số những bộ phim góp phần tạo nên trào lưu phim cung đấu sau này.
Nối tiếp tượng đài cung đấu “Cung tâm kế” một thời của mình, TVB tiến hành sản xuất phần hai mang tên “Thâm cung kế”.
Hiện nay TVB dường như đang bỏ ngỏ mảng sản xuất phim cổ trang của mình. Thay vào đó, nhà đài lựa chọn mở rộng con đường phát triển phim Hoa ngữ ở “sân nhà” mình nhiều hơn.
Video đang HOT
Theo saostar
Douban 'Trần tình lệnh' từ 4.8 lên 7.0: Rốt cục sức hấp dẫn của bộ phim này ở đâu?
Bất luận về khâu lựa chọn diễn viên, tạo hình nhân vật hay cải biên... Trần tình lệnh đều không có quá nhiều thiếu sót.
Mùa hè năm nay thị trường phim Hoa Ngữ thực sự "sốt", tuy nhiên nói về độ hot và độ đánh giá của khán giả thì chắc chắn Trần tình lệnh đang dẫn đầu.
Ban đầu, dưới sức ép của Trường An 12 canh giờ và Cửu Châu phiêu miểu lục, Trần Tình Lệnh không có lưu lượng "đỡ đầu" nên vừa lên sóng đã vấp phải ý kiến chê bai của khán giả. Nhưng sau đó, bộ phim dần dần "lội ngược dòng", điểm đánh giá douban từ 4,8 tăng lên 7,0 và trở thành con "hắc mã" lớn nhất của mùa hè năm nay.
Tuy nói Trần tình lệnh cải biên từ tiểu thuyết nổi tiếng nên vốn đã có một lượng fan của nguyên tác nên có thể nói bộ phim này ngay từ đầu đã có khả năng hot. Tuy nhiên khán giả cũng biết rằng việc cải biên một tiểu thuyết nổi tiếng là điều không hề đơn giản, huống hồ trước đó đã có quá nhiều bộ phim chuyển thể thất bại. Bởi vậy nên tốc độ lội ngược dòng của Trần Tình Lệnh chắc chắn không thể thiếu sự tâm huyết của các diễn viên và của cả đoàn phim.
Thứ 1: Diễn xuất của các diễn viên đều đạt yêu cầu, không bị nhảy cảnh diễn
Trần tình lệnh là một bộ phim cổ trang, các diễn viên tham gia trong phim cũng đều là những gương mặt còn rất trẻ, chẳng hạn như Vương Nhất Bác cũng chỉ 21 tuổi, nữ diễn viên đảm nhận vai Vương Trừng cũng chỉ sinh năm 96. Hơn nữa phần lớn diễn viên trong phim đều không phải diễn viên chuyên ngành, họ chưa từng học chuyên ngành biểu diễn nhưng lại có thể tạo dựng hình tượng nhân vật vô cùng tốt, điều này chỉ có thể nói họ đã vô cùng tâm huyết.
Ban đầu khi phim mới lên sóng, Vương Nhất Bác bị ném đá vì ánh mắt giống như người mù, sau đó Vương Nhất Bác giải thích rằng ban đầu anh hiểu nhân vật của mình là một người vô cùng lạnh lùng, sau đó thông qua việc thương lượng với đạo diễn và nhà sản xuất anh đã quyết định điều chỉnh cách diễn. Thế nên về sau mới có một Lam Vong Cơ với ánh mắt vô cùng trầm ổn.
Vai diễn Lam Vong Cơ không có nhiều lời thoại, vai diễn này chỉ dựa vào biểu cảm để thể hiện tình cảm, cho nên chắc chắn có một độ khó nhất định. Nhưng Lam Vong Cơ của Vương Nhất Bác đã hoàn toàn khiến khán giả hài lòng.
Thứ 2: Thể hiện vẻ đẹp của phong cảnh Trung Quốc
Một bộ phim truyền hình hay, ngoài diễn xuất diễn viên thì bối cảnh phim cũng được coi như là một đạo cụ quan trọng. Trần tình lệnh thể hiện vẻ đẹp phong cảnh Trung Quốc được báo giới khen ngợi. Bối cảnh phim đều thể hiện vẻ đẹp của Trung Quốc cổ đại, mang đậm đặc sắc của nguyên tác, cộng thêm tiếng đàn cổ và tiếng sáo nữa quả thực là bức tranh làm si mê lòng người.
Thứ 3: Âm thanh dễ nghe
Trần tình lệnh do Lâm Hải phụ trách phối nhạc, mà Lâm Hải là ai? Anh là một nhạc sĩ, một nhà soạn nhạc và cũng là một nghệ sĩ biểu diễn thế kỷ mới của Trung Quốc. Lâm Hải đã từng phối âm cho rất nhiều bộ phim cổ trang kinh điển.
Ca khúc Vô Ky trong đoạn mở đầu bộ phim do Lâm Hải sáng tác nhận được sự yêu thích của hầu hết khán giả. Không chỉ như vậy, ngoài ca khúc mở đầu và kết thúc phim, mỗi một nhân vật trong phim đều được phối một ca khúc riêng: Lam Vong Cơ là tiếng đàn cổ, Ngụy Vô Tiện ( Tiêu Chiến) là tiếng sáo...đây quả là một sự đầu tư có tâm huyết.
Thứ 4: Độ hoàn nguyên cao
Khi được phỏng vấn, nhà sản xuất phim Trần tình lệnh cũng từng nói, bộ phim này bị hạn chế bởi rất nhiều nhân tố hiện thực nên trong quá trình sản xuất phim cũng gặp nhiều khó khăn. Nhưng để cố gắng cho phim thật sát với nguyên tác, đoàn phim đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Điều khiến fan nguyên tác cảm thấy được "an ủi" đó chính là cốt truyện trong nguyên tác được tông trọng, đồng thời giữ được ý niệm sáng tác của tác giả. Mà những thành ý này khán giả hoàn toàn có thể thấy trong Trần tình lệnh, và đây cũng được coi là mê lực, là sức hút của bộ phim đam mỹ này.
Đương nhiên phim cũng có một số phần kịch được cải biên và thêm vào nên cũng gây ra những ý kiến khen chê khác nhau, tuy nhiên phần lớn khán giả đều cho rằng điều này không hề quá quan trọng khi mà diễn viên chính thể hiện cực kỳ tốt.
Theo saostar
Tân Binh Học Sử Goo Hae Ryung: Nghe tin crush tắm tiên với trai, Cha Eun Woo làm ngay khoá tỏ tình cấp tốc! Trong tập 17, 18 của Tân Binh Học Sử Goo Hae Ryung, Cha Eun Woo và Shin Se Kyung đã nhiệt tình "tung thính" qua lại làm dân tình "bổ mắt". Trong tập 17 của Rookie Historian Goo Hae Ryung (Tân Binh Học Sử Goo Hae Ryung), sau khi trở về từ vùng dịch bệnh và bị vua cha phạt cho cái tát...