Phim có cảnh nóng của nữ giáo viên từng gây tranh cãi
Đạo diễn, NSND Phạm Nhuệ Giang cho biết quá trình thực hiện “ Thung lũng hoang vắng” không hề đơn giản vì nhiều thư nặc danh gửi đến Cục Điện ảnh yêu cầu phim dừng quay.
Thung lũng hoang vắng, ra mắt năm 2001 là một trong những tác phẩm gây tiếng vang của NSND Phạm Nhuệ Giang. Phim được ví là bài thơ đậm tính nhân văn về sự hy sinh của ba thầy cô trên hành trình đem cái chữ của miền xuôi đến với các em thơ vùng cao héo lánh.
Họ gặp nhau ở lòng yêu nghề, yêu trẻ mạnh mẽ, sẵn sàng chịu mọi gian lao vất vả để duy trì sự sống của ngôi trường.
Nhưng trớ trêu thay, ba người không chỉ là cái máy công chức mà là những con người bình thường. Trong những đêm dài vắng lạnh triền miên, những tình cảm tự nhiên của con người, những khát vọng và bản năng sống trong họ luôn tiềm ẩn và có lúc trỗi dậy mạnh mẽ đến mức muốn lát át tất cả.
Phim có sự tham gia Nguyễn Hậu (vai thầy Tành), Hồng Ánh (vai cô Giao). Ảnh: Chụp màn hình.
Cô Minh khao khát thầy Tành, thầy Tành lại yêu cô Giao, còn cô Giao lại tha thiết say đắm trong mối tình với một chàng địa chất. Chàng địa chất không rõ lai lịch ấy lại là người trong mộng của cô bé Mỵ – một học trò của cô Giao đang tuổi dậy thì.
Bên cạnh những lời khen về một bộ phim đậm chất hiện thực, Thung lung hoang vắng cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều với cảnh ái ân nóng bỏng của cô giáo với bạn trai giữa lòng suối. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Zing.vn có cuộc trao đổi với đạo diễn Phạm Nhuệ Giang về câu chuyện đằng sau tác phẩm đoạt giải Bông Sen Bạc tại LHP Việt Nam lần thứ 13 năm 2001.
Cô giáo vùng cao và vị khách quý buổi đêm
NSND Phạm Nhuệ Giang cho biết Thung lũng hoang vắng là một bộ phim có sự hư cấu như nhiều tác phẩm điện ảnh khác. Nhưng sự tưởng tưởng và sáng tạo ở đây bắt nguồn từ một thực tế còn bi đát hơn.
Video đang HOT
“Khi tiến hành khảo sát để làm phim, tôi và ê-kíp thực hiện chứng kiến vùng cao còn chưa có điện. Nhiều nơi thậm chí chỉ có một giáo viên thay vì một trường học với 3 giáo viên như trong Thung lũng hoang vắng. Ngoài dạy học, thầy cô giáo còn rất vất vả vận động học sinh đến lớp vì nhiều em đang học lại nghỉ” – nữ đạo diễn chia sẻ.
Trong quá trình thực tế, NSND Phạm Nhuệ Giang cũng nghe được nhiều câu chuyện về sự cô đơn của những cô giáo vùng cao từ những người lái xe dọc đường. Giao thông miền núi khó khăn, các giáo viên muốn đi chợ hoặc đi đâu đó chỉ có cách là đi bộ hoặc đi nhờ xe của các tài xế từ miền xuôi lên.
Ban đầu, các cô giáo chỉ đi nhờ xe một cách thuần túy. Nhưng dần dần, khi đã quen nhau, các cô cũng mạnh dạn đưa tài xế và trường chơi. Nam tài xế được đón tiếp như khách quý. Và nhiều đêm, tình cảm giữa con người với con người đã nảy sinh. Tất nhiên, nếu gặp được người đàn ông tốt, các cô giáo sẽ có mối tình thực sự đẹp.
“Các nam tài xế kể với tôi rằng, có ở lại buổi đêm với các cô giáo mới hiểu được nỗi trống vắng và khát khao của các cô với những người khách của mình. Chính câu chuyện đó đã thôi thúc tôi làm nên một bộ phim chân thực về tình cảm của những cô giáo trẻ trên vùng cao hẻo lánh” – nữ đạo diễn kể về nguồn cảm hứng thực hiện Thung lung hoang vắng.
Thung lũng hoang vắng có cảnh ái ân bên suối của cô giáo Giao với chàng trai địa chất. Ảnh: Chụp màn hình.
Nhiều thư nặc danh yêu cầu dừng quay phim
NSND Phạm Nhuệ Giang cũng cho biết quá trình quay Thung lung hoang vắng không hề đơn giản ngay cả khi kịch bản phim đã được cơ quan quản lý duyệt.
“Khi đang làm phim, tôi nhận được nhiều thư nặc danh gửi đến Cục Điện ảnh. Họ cho rằng kịch bản phim chủ yếu khai thác chuyện yêu đương của các giáo viên nên đề nghị Cục dừng quay bộ phim này.
Ngược lại với ý kiến của họ, tôi giải thích rằng phim ảnh muốn nói lên sự hy sinh thì phải phác họa sự thật. Được cái này, ắt phải mất cái kia. Khát khao của các cô giáo không làm hình ảnh của họ xấu đi, thậm chí còn tô đậm tình yêu nghề, yêu học sinh của họ” – nữ đạo diễn chia sẻ.
Nữ nghệ sĩ sinh năm 1957 khẳng định nếu làm phim chỉ để ca ngợi sẽ rất một chiều. Tác phẩm nghệ thuật cần phải đặt để một vấn để cụ thể và mới mẻ để khai thác. Với Phạm Nhuệ Giang, nghề giáo có sự nhạy cảm mà không phải ai cũng dám phơi bày, trong đó có cả những người làm nghệ thuật.
“Giá mà ai cũng hiểu nghề giáo không chỉ có tà áo dài và sự chuẩn mực. Đằng sau nghề giáo còn rất nhiều câu chuyện. Ai cũng có phần con người và các cô giáo trẻ cũng phải có khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
Sự cô đơn nơi vùng cao, khiến họ khát khao được yêu và được hiến dâng cho tình yêu đó. Nhiều cô giáo thậm chí chỉ mong có một đứa con – những mong muốn rất chân thực. Điều đó khiến sự hy sinh của họ trở nên cao cả” – đạo diễn Tâm hồn mẹ bày tỏ.
NSND, đạo diễn Phạm Nhuệ Giang. Ảnh: NVCC.
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên, NSND Phạm Nhuệ Giang khẳng định dù có những căng thẳng trong quá trình làm phim nhưng quan niệm sáng tác của bà không thay đổi.
Phạm Nhuệ Giang không phải là người thích tô vẽ. Với nữ đạo diễn, nếu chỉ nói về cái đẹp và ca ngợi cái đẹp thì không thể coi là đủ. Điện ảnh cần phải mang lại những xúc cảm mạnh bằng góc nhìn cởi mở và sẵn sàng nói lên sự thật.
“Tôi nghĩ mọi người cần cởi mở hơn để không làm những đề tài quá an toàn. Cái đẹp và hiện thực cuộc sống cần phải luôn luôn được cân bằng. Nếu chỉ ca ngợi thì quá đơn giản.
Quan trọng là phải tiếp cận với góc độ đa nghĩa về một vấn đề, có như vậy nghệ thuật mới trở nên phong phú. Phim ảnh không đơn giản chỉ là tốt xấu mà còn là thông điệp mà người sáng tạo để lại” – nữ đạo diễn nhấn mạnh.
Theo Zing
Đạo diễn 'Thằng bờm' được xét tặng giải thưởng Nhà nước
Cụm tác phẩm của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang và Lê Đức Tiến có tên trong danh sách hồ sơ đủ điều kiện trình Hội đồng Nhà nước xét tặng giải thưởng năm 2016.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố danh sách hồ sơ được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2016.
Lĩnh vực điện ảnh chỉ có một hồ sơ của tác giả Vũ Thị Lê Mi với 4 bộ phim Cánh kiến đỏ (phim khoa học) , Giảm thiểu bất hạnh (phim khoa học), Vì cuộc sống bình yên (phim tài liệu) và Nơi chiến tranh đã đi qua(phim tài liệu) được đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, có 24 hồ sơ được để nghị xét tặng giải thưởng nhà nước, trong đó có tên của Nguyễn Thước, Phan Thanh Tú Nguyễn Tường Phương, Nguyễn Xuân Sơn, Đào Bá Sơn, Tô Văn Cương.
Đạo diễn, NSND Phạm Nhuệ Giang là một trong những hồ sơ nổi bật trong lần xét tặng lần này. Nữ đạo diễn gạo cội có 4 phim trong hồ sơ xét tặng là Thung lũng hoang vắng (phim truyện nhựa), Hậu họa (phim truyện truyền hình), Khoan nói lời yêu thương (phim truyện truyền hình) và Tâm hồn mẹ (phim truyện nhựa)
Phim Thằng bờm nằm trong cụm tác phẩm của Lê Đức Tiến được đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước.
Hai phim truyện Thị trấn yên tĩnh và Thằng Bờm cũng nằm trong danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Nhà nước lần này.
Các hồ sơ được đề nghị xét tặng là những hồ sơ đủ tỷ lệ phiếu bầu đồng ý từ 90% trở lên của tổng số thành viên Hội đồng chuyên ngành. Danh sách được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày trước khi hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước.
Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được thành lập để tặng các công trình thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn học, nghệ thuật. Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét tặng và công bố 5 năm một lần, còn Giải thưởng Nhà nước công bố 2 năm một lần.
Giải thưởng Hồ Chí Minh đến nay đã trao bốn đợt vào các năm 1996, 2000, 2005, 2012.
Theo Zing
Chuyện nữ diễn viên Việt từng cầm đầu đám trẻ quậy phá Hồng Ánh là nữ diễn viên nổi tiếng của Việt Nam, từng giành được nhiều giải thưởng về diễn xuất. Tuổi thơ như con trai Hồng Ánh sinh năm 1977 tại Trà Vinh. Nhà có ba chị em, chị là con gái thứ hai trong gia đình. Từ nhỏ, chị đã có thân hình mập ú và đen, ai nhìn cũng phá lên...