Phim chuyển thể từ văn học kinh điển: Làm sao cho khéo?
Những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học kinh điển là một hướng đi gặt hái được nhiều thành công của điện ảnh Việt Nam thời gian gần đây. Đặc biệt, “cú hích” Mắt biếc của Victor Vũ đạt hơn 172 tỉ đồng doanh thu đã tạo niềm tin cho các nhà sản xuất thêm vững tâm bước vào địa hạt màu mỡ này.
Chú chó Shiba có ngoại hình mập mạp và không thuần Việt trong vai Cậu Vàng đã gây nhiều tranh cãi
Trong năm 2020 vừa qua, theo kế hoạch, có đến 4 tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ văn học: Kiều, Trạng Tí, Cậu Vàng và Số Đỏ … Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, mãi đến đầu năm 2021 mới chỉ có Cậu Vàng ra rạp.
Con dao hai lưỡi
Phim Việt chuyển thể từ tác phẩm văn học vốn đã được khai thác từ vài chục năm trước, nhiều tác phẩm gặt hái được thành công vang dội, chính vì thế, các nhà làm phim đương đại có hướng tiếp cận dễ dàng. Bên cạnh đó, phim chuyển thể rất dễ thu hút sự chú ý bởi các tác phẩm văn học kinh điển như Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng hay Truyện Kiều của Nguyễn Du… vốn đã quá nổi tiếng. Như vậy, bước đầu nhà sản xuất đã tạo được thương hiệu trong khi nhiều bộ phim khác phải dùng mọi cách để tiếp cận khán giả.
Song song với thuận lợi, việc chuyển thể từ các tác phẩm văn học vẫn luôn đặt ra cho nhà làm phim rất nhiều thách thức, nhất là khi khán giả ra rạp ngày càng khó tính. Số Đỏ tái hiện xã hội Việt Nam thời kỳ 1930-1945, Lão Hạc kể về cuộc sống người nông dân trước Cách mạng… nếu ê kíp sai sót bối cảnh xã hội, lịch sử lúc bấy giờ thì rất dễ bị phản ứng, trong khi việc phục dựng bối cảnh xưa của các đoàn làm phim luôn “vấp” phải nhiều khó khăn. Cùng với đó, khâu tạo hình nhân vật cũng là áp lực, khi mà những hình tượng như Thúy Kiều hay Xuân Tóc Đỏ… đã quá kinh điển, nên việc diễn viên hóa thân vào nhân vật sao cho đúng nhất, hay nhất vẫn là điều mà nhiều đoàn phim trăn trở. Đặc biệt, dòng phim chuyển thể phải có kịch bản tốt thì mới có thể khiến khán giả tin và thuyết phục được họ ra rạp. Nếu làm chưa “tới” sẽ gây “méo mó” các tác phẩm văn học vốn đã “nằm lòng” công chúng lâu nay. Chính vì thế, để cho ra đời một bộ phim thành công thì các nhà làm phim phải có sự chuẩn bị thật sự kỹ lưỡng và mang tính dài hơi.
Video đang HOT
Với dự án phim điện ảnh Số Đỏ đang được nhiều khán giả mong đợi, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cho rằng, bởi người xem đã biết trước diễn biến câu chuyện nên khi chuyển thể luôn cần có sáng tạo mới, không thể bê nguyên xi nguyên tác lên màn ảnh rộng, nhưng cũng không thể lồng ghép vào đó những chi tiết quá xa lạ, lạc lõng so với tổng thể chung bộ phim. Anh cũng nhấn mạnh, khi quyết định đến với dòng phim này, các nhà làm phim phải thật sự tỉnh táo, nhất là khi ngày một nhiều người mang cho mình suy nghĩ táo bạo “được ăn cả ngã về không”.
Hy vọng để rồi…
Sau bao khó khăn, đầu năm 2021 này, Cậu Vàng của cố NSND Bùi Cường đã chính thức ra mắt khán giả. Tưởng chừng sẽ làm nên “chuyện”, ngờ đâu ngay khi công chiếu bộ phim đã liên tiếp bị khán giả nhặt “sạn”. Nếu như những ngày đầu dự án phim dựa trên tác phẩm gắn liền với bao thế hệ học trò là Lão Hạc (Nam Cao) nhận được nhiều phản hồi tích cực, thì ngay sau đó đã “vấp” phải những dư luận trái chiều. Từ lâu, hình tượng con chó vàng của Lão Hạc nghèo khổ, đói khát đã ăn sâu trong tâm trí người Việt, nhưng việc đoàn làm phim chọn chú chó Shiba có ngoại hình mập mạp và không thuần Việt đã khơi nguồn cho nhiều tranh cãi…
Nhìn một cách tổng quan, Cậu Vàng chỉ lấy cảm hứng từ truyện ngắn của Nam Cao chứ không hoàn toàn trung thành với nguyên tác. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ nhà làm phim có quyền cải biên chất liệu văn học sao cho phù hợp với phim điện ảnh, cũng như thêm thắt, biến tấu để thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, với Cậu Vàng, mọi thứ dường như dư thừa, rời rạc và có phần lủng củng. Điểm sáng tạo mới của phim là nối dài câu chuyện về Vợ ba của Bá Kiến, cùng với đó là quá trình hoàn lương của Binh Tư. Thế nhưng, phim có quá nhiều tuyến nhân vật mà không có một nhân vật trung tâm dẫn dắt khiến cho mạch phim rời rạc hơn nữa. Những bi kịch nhỏ lẻ của Lão Hạc, Binh Tư hay người Vợ ba trở nên phân mảnh, không có mấu chốt, hay vai trò của những nhân vật như Bá Kiến, Ông giáo… càng về cuối phim lại càng mờ nhạt, và một cái kết mà khán giả không cần xem phim vẫn có thể đoán ra…
Cách xây dựng hình tượng nhân vật Cậu Vàng cũng có phần phi lý. Ví dụ trong cảnh đám người của Lý trưởng cầm gậy gộc đến nhà Lão Hạc để đòi nợ, chẳng hiểu sao chỉ cần một chú chó xông ra sủa vài tiếng là tất cả đều lùi lại và sợ hãi. Suốt bộ phim, chú chó hiện lên với “quyền lực” chẳng khác nào một vị anh hùng, một vị cứu tinh khi vừa bảo vệ chủ, cứu người, vừa thoát khỏi tay kẻ xấu và cầm đầu lũ chó hoang. Không dừng lại ở đó, xuyên suốt bộ phim là những tình tiết phóng đại quá sức đến mức phi lý về sự thông minh, gan dạ của Cậu Vàng.
Không chỉ yếu về nội dung, phần kỹ thuật cũng khiến người xem “ngao ngán”. Màu sắc lúc nóng lúc lạnh lộn xộn, hình ảnh nhiều phân cảnh bị vỡ, nhòe; đoạn kể về những khoảnh khắc tăm tối như giai đoạn người nông dân mất mùa, hay đoạn bị lũ cường hào ác bá bóc lột sưu thuế thì màu sắc và hình ảnh trong phim lại tươi sáng và thơ mộng như một hoài niệm về tình yêu…
Văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm hay và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trước tình hình thiếu vắng ý tưởng kịch bản như hiện nay, thay vì remake lại những bộ phim của nước ngoài, thì xu hướng chuyển thể đưa các tác phẩm văn học nước nhà lên phim là điều cần thiết. Thế nhưng, để làm tốt dòng phim này, các nhà làm phim phải khai thác thật sự hợp lý nguồn “tài nguyên” để không gây lãng phí. Cốt lõi quan trọng nhất vẫn là kịch bản hay, chặt chẽ, logic và tìm được tiếng nói chung với khán giả, đặc biệt là lớp trẻ.
Nhà phê bình điện ảnh tức giận sau khi xem "Cậu Vàng": "Xúc phạm chó!"
"Cứ đi xem để coi nó đạt đến giới hạn kinh khủng nào của phim Việt. Xúc phạm chó nha!" - Nhà phê bình điện ảnh.
Nhà báo - nhà phê bình điện ảnh khá nổi tiếng trong giới là Lê Hồng Lâm vừa qua đã liên tục có những lời bình khá tiêu cực dành cho phim Cậu Vàng , có thể kể đến như: "Một cái phim phỉ nhổ vào trăm năm điện ảnh".
Nhà phê bình thể hiện sự bức xúc trên trang cá nhân
Nhà phê bình điện ảnh sau khi xem "Cậu Vàng" tức giận: "Xúc phạm chó nha!"
Ban đầu, bài viết của Lê Hồng Lâm đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ bởi theo họ, hiếm khi thấy anh trở nên bất bình đến như vậy. Cụ thể, nhà phê bình này đã viết: "Một cái phim kinh khủng nhất từng xem trong đời. Một cái phim phỉ nhổ vào trăm năm điện ảnh. Tại sao đến giờ phút này người ta vẫn làm một cái phim ngây ngô, ấu trĩ và giả từng khung hình một như thế này? Ngồi chịu đựng 30 phút trong rạp và suýt sang chấn tâm lý. Xem xong chỉ thấy thương con chó. Xin đừng nhắc đến Nam Cao mà xúc phạm vong hồn cụ".
Dàn diễn viên quy tụ đủ Bắc - Nam trong "Cậu Vàng"
Chưa dừng lại ở đó, khi bên dưới phần bình luận bắt đầu nổ ra tranh luận và nhiều người bày tỏ sự ngạc nhiên với thái độ gay gắt của anh dành cho tác phẩm chuyển thể văn học trên, Lê Hồng Lâm đã có những bình luận giải bày: "Cứ đi xem để coi nó đạt đến giới hạn kinh khủng nào của phim Việt. Xúc phạm chó nha! Chịu không nổi em ơi! Không biết làm gì để thanh tẩy!".
Nhà phê bình tiếp tục thể hiện suy nghĩ dưới phần bình luận
Doanh thu đầy khả quan của "Cậu Vàng" giữa loạt ý kiến tẩy chay
Có thể thấy, Cậu Vàng là một trong những phim "xấu số" nhất của điện ảnh Việt khi ngay từ thời điểm casting chú chó đóng chính đã gây nên tranh cãi, đến tận lúc này, "làn sóng" tẩy chay bộ phim từ cộng động mạng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các diễn đàn vẫn ngập tràn những bình luận chỉ trích nhiều vấn đề phát sinh ở tác phẩm.
Băng Di đóng vai vợ lẽ của Bá Kiến, có nhiều đất diễn trong phim và có phát ngôn gây tranh cãi vừa qua
Tuy nhiên, có lẽ việc gây nên tranh cãi đã khiến bộ phim ít nhiều đạt được hiệu ứng phòng vé. Cụ thể, trong những ngày công chiếu vào cuối tuần, ê-kíp đã hân hoan thông báo việc phim lọt top 3 phim hot nhất. Doanh thu hiện tại của Cậu Vàng đã đem về con số xấp xỉ 2,5 tỷ đồng.
Thành tích đầu tiên của phim giữa lùm xùm tẩy chay
Doanh thu sau 4 ngày được cập nhật trên Box Office
Ở thời điểm hiện tại, nếu xét cả về tình và về lý sẽ rất khó để nói ra ý kiến bênh hay chê bộ phim này là đúng, vì góc nhìn của mỗi người vốn khác nhau. Bạn đã xem Cậu Vàng chưa và nghĩ sao về tác phẩm này?
Biến căng: Giang Ơi gay gắt chỉ trích Cậu Vàng vì cảnh động vật đánh nhau, đạo diễn phủ nhận ngược đãi, tiết lộ hậu trường cảnh quay Trước phân đoạn hai chú chó đánh nhau của Cậu Vàng, vlogger Giang Ơi đã lên tiếng chỉ trích gay gắt bộ phim. Câu chuyện drama xoay quanh bộ phim Cậu Vàng càng ngày càng trở nên gay gắt khi có thêm nhiều ý kiến của người nổi tiếng vào cuộc. Sáng ngày 11/1, vlogger Giang Ơi đã lên tiếng đăng tải trên...