Phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Ấn Độ đến Việt Nam
Bộ phim “Định mệnh” được dựng thành phim sau khi cuốn tiểu thuyết cùng tên bán chạy ở Ấn Độ và vai chính do cặp đôi trai tài gái sắc Gautam Rode – Jennifer Winget đảm nhận.
Bộ phim Định mệnh được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Govardhanram Tripathi. Phim xoay quanh câu chuyện tình yêu và những định kiến xã hội. Saras (Gautam Rode đóng) chàng trai sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu nhưng anh luôn buồn tẻ vì thiếu vắng tình thương của người mẹ. Cha anh, ông Vyas cũng đã tái hôn với Gumman – người phụ nữ xinh đẹp nhưng ích kỷ và họ sinh ra cậu con trai Danny.
Vào ngày sinh nhật của Saras, ông Vyas tuyên bố về việc kết hôn của anh với Kumud (Jennifer Winget đóng) – con gái bạn thân của ông. Nhưng vì nỗi đau mất mẹ vẫn chưa nguôi ngoai, Saras không sẵn sàng cho việc kết hôn. Anh đã chủ động viết thư cho Kumud để xin lỗi.
Cặp đôi nam nữ chính có mối tình bi kịch, đẫm nước mắt.
Saras rời Dubai đến Ratnagari, ngôi làng mà gia đình Kumud đang ở. Thời gian này, anh bắt đầu yêu Kumud và một mối tình lãng mạn đã diễn ra. Nhưng khi trở về Dubai, Saras đã tìm thấy lá thư do mẹ anh viết, bà không tự tử như lời cha anh nói.
Vì phát hiện chồng anh ngoại tình với Gumma, bà tức giận quyên sinh. Saras suy sụp và mất niềm tin vào cha mình. Anh quyết định bỏ nhà ra đi và từ bỏ luôn ý định lấy Kumud vì nghĩ rằng anh sẽ không nuôi nổi vợ và không xứng đáng làm chồng.
Video đang HOT
Jennifer Winget hóa thân thành Kumud nhận được những lời khen tích cực.
Trốn chạy tình yêu vừa kịp bắt đầu, Saras để lại cho Kumud sự tổn thương quá lớn và để giữ thể diện cho gia đình mình, cô buộc phải kết hôn với Pramad – con trai của một gia đình làm chính trị. Tuy nhiên, hạnh phúc lại không mỉm cười với Kumud khi cô phát hiện ra chồng mình là kẻ nghiện rượu và không hề muốn lấy cô. Dù bị chồng ngược đãi nhưng Kumud vẫn sống với hy vọng sẽ thay đổi chồng. Cô gái bất hạnh không hề biết rằng Saras đã nhận ra sai lầm và anh vẫn hàng ngày theo dõi, giúp đỡ cô.
Tuy nhiên, tình yêu lúc này của họ đã muộn màng.
Phim được phát sóng trên Today TV bắt đầu từ 1/6.
Theo Zing
Chân dung nhà văn gốc Việt chiến thắng giải thưởng Pulitzer
Hôm qua (18-4), những người chiến thắng giải thưởng Pulitzer năm 2016, giải thưởng cho các thành tựu báo chí, báo điện tử, văn học, và sáng tác âm nhạc tại Hoa Kỳ, đã được công bố.
Ông Viet Thanh Nguyen, tác giả của quyển The sympathizer (tạm dịch: Cảm tình viên), đã mang về giải thưởng danh giá nhất cho hạng mục tiểu thuyết hư cấu.
Tác giả là ai?
Viet Thanh Nguyen là ai? Ông là phó giáo sư ngành tiếng Anh, Hoa kỳ học và dân tộc học tại đại học Nam California từ năm 2003. Trước đó, ông từng là trợ lý giáo sư trong cùng chuyên ngành.
Theo hãng tin Bustle, ông Viet Thanh Nguyen là người nhập cư. Ông sinh ra ở Việt Nam và đến Mỹ cùng gia đình vào năm 1975. Ông sống tại Pennsylvania cho đến cuối thập niên 70, sau đó chuyển đến San Jose, California.
Tại đây, gia đình ông mở một trong những tiệm tạp hóa đầu tiên của người Việt trong khu vực.
Ông tốt nghiệp đại học California, Berkeley chuyên ngành tiếng Anh và Dân tộc học. Sau đó, ông tiếp tục theo đuổi bằng tiến sĩ và tốt nghiệp với bằng tiến sĩ chuyên ngành tiếng Anh năm 1997.
Chân dung nhà văn gốc Việt giành chiến thắng tại giải thưởng Pulitzer. (Hình ảnh: facebook/Viet Thanh Nguyen)
Tiếp đó, ông chuyển đến Los Angeles để dạy học tại trường đại học Nam California. Ngoài giảng dạy và viết lách, ông còn là nhà phê bình lớn về văn hóa cho tờ Los Angeles Times, và biên tâp viên cho diaCRITICS, một trang blog cho cộng đồng nghệ sĩ người Việt.
Ông Nguyễn từng viết sách học thuật và các tác phẩm truyện ngắn trong quá khứ, nhưng "Những người đồng cảm" là cuốn tiểu thuyết đầu tay của ông.
Sơ lược về "Cảm tình viên"
Cuốn tiểu thuyết đã đoạt giải nhất hạng mục tiểu thuyết của tổ chức Center for Fiction vào năm 2015, huy chương Carnegie xuất sắc cho hạng mục tiểu thuyết từ Hiệp hội Asian/Pacific American Libraries cho hạng mục tiểu thuyết.
"Cảm tình viên" cũng chiến thắng hạng mục tiểu thuyết của giải thưởng PEN/Faulkner và tiểu thuyết khởi đầu của giải thưởng PEN/Robert W. Bingham.
"Cảm tình viên" là câu chuyện về một điệp viên Việt Nam năm 1975 vượt biên từ Sài Gòn (tên gọi cũ của thành phố Hồ Chí Minh) sang Los Angeles để hoạt động tình báo.
PHẠM THANH THẢO (Theo Bustle)
Theo_PLO
Học tiếng Anh bằng đọc tiểu thuyết Giáo viên Jesse Peterson cho rằng, đọc tiểu thuyết là phương pháp hay để nâng cao vốn từ vựng và cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh cho người học. Giáo viên Jesse Peterson khuyên người học nên tìm đọc các tiểu thuyết bằng tiếng Anh. Sự phát triển thần kỳ của công nghệ thông tin và sự ra đời ngày càng...