Phim ‘Cám’ tung loạt tạo hình triều Nguyễn đầy ấn tượng
Bộ phim điện ảnh Cám có thể xem là một trong những bộ phim kinh dị ấn tượng nhất của thị trường điện ảnh Việt Nam trong năm nay.
Mọi thứ bắt đầu từ hàng nghìn năm trước khi một gia tộc đã giao kèo với Bạch Lão (NSƯT Hạnh Thúy) để lấy sự giàu sang cho dòng họ và cả ngôi làng. Đổi lại, họ phải hiến tế trinh nữ cho con ác quỷ luyện thuật trường sinh mỗi 10 năm. Đến đời của Hai Hoàng ( Quốc Cường) thì sinh ra đứa con út Cám (Lâm Thanh Mỹ) bị dị dạng gương mặt. Cô bé bị cả cha lẫn mẹ ( Thúy Diễm) đối xử tệ bạc. Chỉ có người chị cùng cha khác mẹ Tấm ( Rima Thanh Vy) là yêu thương Cám. Biến cố ập đến khi đến ngày hiến tế mà gia tộc không còn con gái khiến Hai Hoàng buộc phải hy sinh Cám.
Có thể thấy, dựa trên nền tảng câu chuyện cổ tích Tấm Cám cực kỳ nổi tiếng, bộ phim mang đến cho khán giả những tình tiết đầy bất ngờ. Phần tạo hình trong phim điện ảnh Cám cũng là điểm nhấn được công chúng quan tâm trong thời gian qua khi nhà sản xuất đã thể hiện sự tâm huyết và đầu tư nghiêm túc trong việc tìm tòi các chất liệu văn hóa truyền thống để áp vào phần thiết kế phục trang. Phần tạo hình của phim điện ảnh Cám vừa dung hòa yếu tố Việt Nam lẫn tính mỹ thuật khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.
Chưa dừng lại ở đó, mới đây NSX Cám đã kết hợp với đơn vị Việt phục Hoa Niên – Năm tháng tươi đẹp ra mắt bộ ảnh tạo hình các nhân vật trong bộ phim với trang phục quý tộc nhà Nguyễn. Điều này chứng tỏ sự tâm huyết của ekip trong việc quảng bá văn hóa truyền thống Việt Nam không chỉ trên phim mà ở cả những sản phẩm phái sinh, các dự án hợp tác cùng các thương hiệu Việt.
Trong bộ ảnh này, nhân vật Hai Hoàng (Quốc Cường) trong phim vốn là quan địa phương khoác lên mình trang phục Mãng bào triều Nguyễn. Đây là dạng thức áo cao cấp của quan lại triều Nguyễn sử dụng trong các dịp lễ lớn như thiết Đại triều tại Kinh đô. Mãng bào sở hữu hệ thống hoa văn cầu kỳ, tinh xảo với con mãng (rồng bốn móng) cùng các linh thú (lân – quy – phượng), mây ngũ sắc, thủy ba… Đi kèm với mũ phốc đầu đính các trang sức vàng, bạc đúng với phẩm cấp của người sở hữu.
Nhân vật phu nhân (Thúy Diễm), Tấm (Rima Thanh Vy) và Cám (Lâm Thanh Mỹ) lần lượt khoác lên mình 3 chiếc áo Nhật bình Mệnh phụ với 3 màu khác nhau: đỏ, đen và xanh dương. Nhật bình là dạng thức áo đặc trưng của phụ nữ quý tộc triều Nguyễn, sử dụng trong các dịp lễ trọng đại. Nếu như hoa văn trên áo Nhật bình của Tấm và Cám chủ yếu là các motif hoa, lá… thì trên áo của nhân vật người mẹ lại là hệ thống hoa văn hình chim phượng, thể hiện địa vị của bậc phu nhân. Một tạo hình khác với hình ảnh phu nhân và 2 cô con gái Tấm – Cám trong trang phục áo ngũ thân tay chẽn, là dạng thường phục sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Video đang HOT
Bộ ảnh của Tấm và nhân vật Thái tử cũng được khán giả chú ý. Chiếc áo của Thái tử được thêu tay tinh xảo các họa tiết hình rồng, các mỹ tự mang hàm ý tốt lành… thể hiện sự tài hoa của bàn tay người thợ cũng như nét quyền uy của nhân vật Thái tử. Được biết, các họa tiết trên áo các nhân vật đều được thêu tay với thời gian thực hiện ít nhất 2 – 3 tháng cho một chiếc áo.
Sự kết hợp giữa NSX Cám với thương hiệu Hoa Niên qua bộ ảnh “tái hình dung” các nhân vật trong bộ phim được nhiều khán giả quan tâm, dành nhiều lời khen ngợi. Bộ ảnh qua đó phần nào mang lại cho khán giả dáng dấp của người xưa, phần nào hình dung được nét đẹp tinh hoa của một thời đã qua, óc thẩm mĩ của người xưa được hậu thế tiếp tục gìn giữ và tiếp nối…
Hoa Niên – Năm tháng tươi đẹp thành lập năm 2019 là một trong những thương hiệu Việt phục có sức ảnh hưởng nhất trong vài năm qua. Thương hiệu tạo dấu ấn bởi tư duy thiết kế kết hợp hài hòa giữa 2 yếu tố: bảo lưu những di sản – tinh thần của tiền nhân kết hợp với nhãn quan mỹ thuật hiện đại. Các thiết kế của Hoa Niên không chỉ được khách hàng ưa chuộng mà còn được tín nhiệm bởi đông đảo nghệ sĩ và ekip sáng tạo. Các hoạt động của thương hiệu Hoa Niên trải dài đa dạng: nghiên cứu – sưu tầm, phục dựng – phỏng dựng, thiết kế – may đo – tư vấn, cố vấn cho các dự án về văn hóa – lịch sử, sản xuất hình ảnh và nội dung, triển lãm – tổ chức và tham gia các hoạt động vì cộng đồng…
Điệu múa gây tranh cãi trong Cám: Người khen ma mị, người chê nhân vật bị "rảnh"
"Quỷ điệu" xuất hiện tận 2 lần trong Cám, nhưng phân cảnh này lại gây nên nhiều tranh cãi trái chiều.
Cám là bộ phim điện ảnh Việt gây chú ý nhất hiện tại với doanh thu 68 tỷ đồng sau 6 ngày ra rạp. Bên cạnh những lời khen dành cho bối cảnh, phục trang và diễn xuất, bộ phim cũng gây nên những ý kiến trái chiều, khi yếu tố kinh dị chưa đủ "đô", nhiều sự thay đổi khó hiểu. Trong đó, phân cảnh Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ lần lượt thay nhau thể hiện "quỷ điệu" khi bị Bạch Lão nhập xác khiến khán giả đặt dấu "ba chấm". Nhiều người cho rằng nhân vật bị "rảnh", nhưng một số ý kiến lại bênh vực cảnh quay này cần thiết, nhằm thể hiện tâm lý "biến thái" và sự hả hê khi nhân vật phản diện đạt được mục đích đoạt xác.
Xuyên suốt hơn 180 phút của bộ phim, phân cảnh này xuất hiện 2 lần. Lần đầu khi Cám "hắc hóa" và tàn sát hết cả dân làng, thậm chí xuống tay với Bờm - người mình vừa hận vừa yêu và lần 2 khi ác linh có được cơ thể Tấm. Ở "quỷ điệu" đầu tiên, khi "lột mặt nạ" kẻ thù thành công, Cám "quỷ" cũng chạm đến ngưỡng đạt đủ sinh khí và hóa thành hình hài xinh đẹp "tạm thời", điều mà Cám "real" luôn khao khát.
Hình ảnh Cám "quỷ" thản nhiên nhảy múa trong khi xung quanh toàn là tử khí tạo nên sự đối lập ấn tượng. Cám đã hoàn toàn mất nhân tính khi bị ác linh chiếm xác.
Biểu cảm ghê rợn của Lâm Thanh Mỹ khi thể hiện "quỷ điệu"
Chia sẻ về cảnh quay này, đạo diễn Trần Hữu Tấn bày tỏ sự ngạc nhiên về Lâm Thanh Mỹ: "Vào thời điểm bấm máy, Lâm Thanh Mỹ chỉ 18 tuổi đã ghi nhớ được bài múa với nhiều động tác chuyển cần sự tinh tế và khả năng ghi nhớ các cử động toàn bộ cơ thể cùng lúc kiểm soát diễn xuất, thần thái. Bài múa này vốn mang tinh thần của một quỷ điệu, đòi hỏi diễn viên phải lột tả những thứ rất khác thường và lập dị. Với Lâm Thanh Mỹ, tôi thấy ở bạn một khả năng ghi nhớ và ứng biến một cách xuất thần khi Mỹ không chỉ ghi nhớ rất rõ cấu trúc điệu múa mà còn bạo dạn có nhiều bước nhảy qua khỏi xác người và cái hất tóc quyến rũ đầy chết chóc. Lâm Thanh Mỹ cho tôi một Cám quỷ vượt ngoài mong đợi".
Nếu ở "quỷ điệu" đầu tiên, nếu Lâm Thanh Mỹ thể hiện sự thỏa mãn "chập chững" khi ác linh đạt được mục đích đầu tiên thì ở phiên bản của Rima Thanh Vy, đó lại là tột cùng của sự thõa mãn, sung sướng khi quỷ dữ đã hoàn toàn chiếm hữu thân xác con mồi.
Bình luận của khán giả:
- Quỷ mà mắc múa quá?
- Ý là sao mình mukbang cả làng xong lại phải nhảy múa vậy?
- Nửa đêm thấy ai mặc đồ trắng múa vậy thì gọi cấp cứu hoặc gọi thầy trừ tà nha.
- Bà Tấm với bà Cám bà nào múa cũng thấy ghê, thêm quả nhạc sợ hãi.
- Cảnh này hay mà mọi người, sao tranh cãi dữ vậy?
Cám là dị bản kinh dị được lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám. Từ một tác phẩm quen thuộc, đạo diễn Trần Hữu Tấn đã biến hóa nó trở nên khác biệt khi Cám (Lâm Thanh Mỹ) mới là nhân vật bị gia đình và cả làng ghét bỏ vì gương mặt dị dạng. Tấm (Rima Thanh Vy) là người duy nhất yêu thương em gái. Tàn nhẫn hơn, sau này Hai Hoàng (Quốc Cường) đã mang Cám đi hiến tế, nhưng mục tiêu cuối cùng mà ác linh hướng tới lại là thân xác của Tấm.
Cám đang được công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc.
Nếu phải sống đời khổ như Cám: Đời khỏi xô, tôi cũng tự ngã! Nếu đời bắt tôi sống khổ như Cám, không "hắc hóa" mới là lạ! * Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim Trước khi vào bài xin tâm sự một tí. Hôm vừa rồi đi chơi, gặp lại đứa bạn hồi cấp 3, nhìn nó dạo này sao mà sang - xịn - mịn quá. Đẹp gái, chồng yêu, nhà...