Phim bạo lực học đường gây chấn động LHP Cannes
Bộ phim We need to talk about Kevin (Chúng ta cần nói chuyện về Kevin) không chỉ mô tả nạn bạo lực học đường mà còn thể hiện mối quan hệ mẹ – con trong xã hội hiện đại.
Sự tàn bạo, hung ác ẩn dưới vẻ ngang bướng cùng cơn lốc xoáy về mối ràng buộc gia đình là những nét chính để bộ phim của nữ đạo diễn Anh gốc Scotland – Lynne Ramsay tạo nên cơn chấn động tại LHP Cannes lần thứ 64 vừa khai mạc hôm 11.5 ở Pháp.
Hãng Reuters nhận định: một tâm trạng u ám bao trùm ngày thứ hai của LHP khi We need to talk about Kevin được chiếu. Một bộ phim quá khắc nghiệt, chẳng che giấu và do dự khi dựng lại bức chân dung của mối quan hệ mẹ – con không được hình thành trên tình yêu thương mà thay vào đó là lòng thù hận trộn lẫn trong sự độc ác.
(Ảnh: IMDB)
Tờ The Guardian (Anh) vừa đưa ra tỷ lệ cược phim đoạt giải Cành cọ vàng tại LHP Cannes 2011. The tree of life được đánh giá nhiều khả năng nhất với tỷ lệ 1 ăn 2,75. Tiếp theo là Once upon a time in Anatolia của đạo diễn Thổ Nhĩ Kỳ Nuri Bilge Ceylan: 1 ăn 4. Hạng 3 là Drive của đạo diễn Nicolas Winding Refn (Đan Mạch) và Hanezu của Naomi Kawase (Nhật) cùng tỷ lệ 1 ăn 6. Xếp cuối bảng là 4 phim: The source (đạo diễn Radu Mihaileanu – Pháp), Poliss (Maiwenn – Pháp): 1 ăn 20; Pater (Alain Cavalier – Pháp), Sleeping beauty (Julia Leigh – Úc): 1 ăn 25. We need to talk about Kevin đứng hạng 10 với tỷ lệ 1 ăn 12.
Căng thẳng song hành cùng mối âu lo ập đến khi phim bắt đầu với sự xuất hiện của Tilda Swinton (vai Eva), diễn viên Anh 50 tuổi, từng đoạt Oscar Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất trong phim Michael Clayton năm 2007. Người mẹ (Eva) cố gắng trở lại với cuộc sống thường ngày sau khi tỉnh giấc từ tấn bi kịch gia đình, luôn đối diện với những lời lẽ xúc phạm của láng giềng. Eva tự cách ly với thế giới bên ngoài, co rút để tìm lại những hình ảnh đẹp và hạnh phúc của quá khứ.
Mạch phim không liền lạc, bị ngắt quãng bởi cảm xúc. Đạo diễn Lynne Ramsay muốn phim không nhằm đưa ra những cảnh bạo lực mà tạo nên cuộc đổi thay về nhận thức thông qua diễn biến tâm lý mẹ – con đầy phức tạp. “Đôi lúc bạn sinh ra một đứa con và không thể biết nó sẽ là ai. Bộ phim không chú tâm đặc tả lại cảnh bắn giết nhau trong lớp học mà tập trung hơn vào nguyên nhân dẫn đến kết cuộc bi thảm. Đó chính là mối quan hệ gia đình, mẹ – con, sự quan tâm đến con trẻ”, đạo diễn Ramsay chia sẻ với hãng tin Reuters.
Dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Mỹ Lionel Shriver phát hành năm 2003, bộ phim We need to talk about Kevin dường như tăm tối hơn nguyên bản tuy những cảnh bạo lực hầu hết chỉ được thực hiện gián tiếp thông qua lời kể. Diễn viên 18 tuổi Ezra Miller thể hiện vai diễn Kevin cho biết: “Tôi kinh sợ nhân vật Kevin”. Đứa con trai tuổi ô mai của Eva phải ngồi tù do phạm tội ác ở trường: thảm sát bạn học. Những gì mà Eva đang đối diện còn kinh khủng hơn cảnh con trai thụ án: một trong những bạn học của Kevin sống sót nhưng suốt đời phải ngồi trên xe lăn. Tâm trạng đó khiến bà bị dằn vặt bởi tội lỗi: mình đã làm gì, giáo dục con như thế nào để phải gánh chịu quá nhiều bất hạnh.
Video đang HOT
We need to talk about Kevin nằm trong số 4 phim của 4 nữ đạo diễn được chọn tranh Cành cọ vàng năm nay, trong đó còn có Hanezu (Naomi Kawase – Nhật), Poliss (Maiwenn Le Besco – Pháp) và Sleeping beauty (Julia Leigh – Úc). Đây là nét mới của LHP Cannes khi mà phim của các nữ đạo diễn mang đến cho khán giả cái nhìn khác hơn nam giới, đặc biệt là về nạn bạo lực.
10 phim được chờ đợi nhất LHP Cannes
Ngoài 20 phim chính thức dự tranh Cành cọ vàng, hãng Reuters đưa ra danh sách 10 phim được khán giả chú ý nhất tại LHP Cannes năm nay:
1. The tree of life (Cây đời): do Terrence Malick (Mỹ) đạo diễn.
2. Pirates of the Caribbean: On stranger tides (Cướp biển Caribê 4) do Rob Marshall (Mỹ) đạo diễn.
3. The conquest (Chinh phục) của đạo diễn Pháp Xavier Durringer.
4. Midnight in Paris (Nửa đêm ở Paris) do Woody Allen (Mỹ) đạo diễn.
5. Restless (Không ngưng nghỉ) của đạo diễn Mỹ Gus Van Sant, người từng đoạt Cành cọ vàng phim xuất sắc nhất (Elephant) năm 2003.
6. Hara-Kiri: Death of a Samurai (Cái chết của một Samurai): đạo diễn Nhật Takashi Miike.
7. This must be the place (Phải là nơi này) do Paolo Sorrentino (Ý) đạo diễn.
8. The kid with a bike (Đứa bé với xe đạp) của anh em nhà Dardenne (Bỉ), từng đoạt Cành cọ vàng 1993 với phim Rosetta.
9. Melancholia (Bệnh u sầu) do Lars Von Trier (Đan Mạch) đạo diễn.
10. Sleeping beauty (Vẻ đẹp ngủ quên) của nữ đạo diễn Úc Julia Leigh.
Theo vietnamnet
Biểu tượng đầu lâu trong 'Cướp biển 4' được nâng cấp
Trong phần 4 có tên gọi "Pirates of The Caribbean: On Stranger Tides" sắp ra mắt tháng này, Walt Disney một lần nữa thay đổi các chi tiết của chiếc đầu lâu, hình ảnh gắn liền với cả serie phim bom tấn ăn khách này.
Ngày 20/5, Cướp biển Caribbe 4, một trong những bom tấn được người hâm mộ điện ảnh trên toàn thế giới mong chờ nhất trong mùa hè năm nay, sẽ được ra mắt. Hãng Disney vừa tiết lộ những thông tin liên quan tới sự thay đổi của chiếc đầu lâu biểu tượng nổi tiếng của cả loạt phim, trong phần này.
Việc chiếc đầu lâu được "nâng cấp" thêm lần nữa cũng tiết lộ nhiều chi tiết trong tập phim mới nhất. Thay đổi đầu tiên chính là việc ở phía bên mắt trái xuất hiện một chữ "X" bí ẩn. Những hạt cườm mới khiến chiếc đầu lâu trở nên "điệu" hơn. Hàm răng cũng được gắn thêm một viên ngọc trai lấp lánh. Phía trên đầu của chiếc đầu lâu còn có thêm một lọn tóc vàng rất nổi bật.
Biểu tượng chiếc đầu lâu trong phần 4. Ảnh: Disney.
Hãng Walt Disney cũng khéo léo gài hình nhân vật nổi tiếng chuột Mickey ở lọn tóc bên trái. Hình ảnh của nàng tiên cá, tuyến nhân vật mới xuất hiện trong phần 4, được chạm khắc nổi ở phần chuôi kiếm. Chi tiết cuối cùng của chiếc đầu lâu mới là những khúc xương bàn tay được móc nối vào hạt cườm cuối cùng chảy dài phía bên phải.
Chiếc đầu lâu được quấn khăn đỏ đặc trưng mà thuyền trưởng Jack Sparrow đeo trong ba phần trước. Màu đỏ rực vốn là một màu đặc trưng trong giới cướp biển bởi họ đều là những kẻ thích ăn mặc màu mè, sặc sỡ. Đây cũng là màu sắc tượng trưng cho hành động "không khoan nhượng", ví dụ như việc các cướp biển treo cờ đỏ kiểu Jolly Roger (cờ của cướp biển) khi đối mặt với kẻ thù trên biển.
Sự thay đổi của chiếc đầu lâu trong ba phần trước. Ảnh: Disney.
Hình tượng hai thanh gươm vắt chéo, hay còn gọi là thanh đoản kiếm mà cướp biển hay sử dụng, cũng có một ý nghĩa đặc biệt. Khi hai thanh kiếm hướng lên trên, nó ám chỉ sự sẵn sàng chiến đấu. Ngược lại khi hướng xuống dưới, đó là dấu hiệu của sự hòa giải những mâu thuẫn.
Hai thanh kiếm vắt chéo hướng xuống dưới là một biểu tượng quen thuộc trong quân đội thường được khắc trên các bia mộ hoặc lễ truy điệu trong chiến đấu. Trên teaser, poster của Pirates of The Caribbean 4: On Stranger Tides, khán giả có thể thấy hai thanh kiếm được hướng xuống dưới.
Johnny Depp tiếp tục đảm nhiệm vai thuyền trưởng Jack Sparrow trong "Pirates of The Caribbean: On Stranger Tides". Ảnh: Disney.
Cướp biển Caribbe 4 bắt đầu bằng việc nhân vật Jack Sparrow lên đường tìm kiếm Fountain of Youth (Suối nguồn tuổi trẻ) cùng với người phụ nữ quen trong quá khứ. Jack Sparrow sẽ phải tìm cách đột nhập vào con tàu Revenge Queen Anne của bạo chúa Blackbeard và tìm hiểu những bí mật xung quanh nó.
Phim được quay với định dạng 3D và sẽ được trình chiếu tại Việt Nam cùng lúc với Bắc Mỹ vào ngày 20/5.
Theo VN Express
Final Destination trở lại bằng trailer ám ảnh cực độ Thần chết đã trở lại rồi. Final Destination 5 tiếp tục hành trình chết chóc bằng trailer ám ảnh cực độ Loạt phim kinh dị về trò đùa của của thần chết mang tên Final Destination đã chính thức trở lại qua đoạn trailer dài hơn 2 phút mới tung ra gần đây và chừng đó cũng đủ làm cho những ai yếu...