Phim 21 tỷ không bán nổi 1 vé được chiếu miễn phí
Khán giả Hà Nội sẽ được thưởng thức “Sống cùng lịch sử”, bộ phim gây tranh cãi trong suốt thời gian qua, một cách hoàn toàn miễn phí trong 5 ngày.
Từ ngày 8 tới 12/10, khán giả Hà Nội có cơ hội được thưởng thức bộ phim Sống cùng lịch sử hoàn toàn miễn phí tại cụm rạp CGV Vincom Center. Các suất chiếu nằm trong khung giờ từ 17:30 tới 19:15 và vé hiện được phát miễn phí tại quầy vé của rạp chiếu phim. Đây là hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần phim kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Bộ phim Sống cùng lịch sử từng không bán được nổi một vé tại thời điểm trình chiếu thương mại hồi cuối tháng 8.
Sống cùng lịch sử là bộ phim do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Tác phẩm do đạo diễn Nguyễn Thanh Vân thực hiện dựa trên kịch bản của nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn. Câu chuyện trong phim xoay quanh nhóm bạn trẻ Lâm, Nga, Tùng. Trong một chuyến du lịch về Điện Biên, họ tình cờ được sống lại những giây phút hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Từng được trình chiếu thương mại hồi cuối tháng 8, nhưng bộ phim có kinh phí lên tới 21 tỷ này không thể bán được nổi một vé. Sự kiện này gây ra vô số tranh cãi xoay quanh những tác phẩm do điện ảnh Nhà nước thực hiện nhân dịp các ngày lễ lớn.
Trong khi đạo diễn Thanh Vân chia sẻ phim không có đủ chi phí cho hoạt động PR, quảng bá nên không thể cạnh tranh nổi với các phim bom tấn nước ngoài thì nhiều khán giả lại cho rằng các tác phẩm điện ảnh Nhà nước như Sống cùng lịch sử đã lỗi thời và những nhà làm phim Việt cần phải thay đổi tư duy thì mới có thể tiếp cận khán giả đại chúng.
Video đang HOT
Theo Zing
Phim triệu đô ế khách và chuyện Chánh Tín vỡ nợ
Chánh Tín vay chưa đầy 8 tỷ, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu nhà cửa, nay số tiền làm bộ phim "Sống cùng lịch sử" lên tới gần gấp ba lần số tiền Chánh Tín đã mất!
Phim triệu USD, không ai xem, đạo diễn vẫn... hài lòng
Gần 1 triệu USD (21 tỷ) là tiền đầu tư cho bộ phim lịch sử Sống cùng lịch sử của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, biên kịch Đoàn Tuấn, hãng Phim truyện Việt Nam. Phim làm trong một năm ròng rã với 300 người tham gia. Rõ là tiền nhiều, đạo diễn giỏi và biên kịch nổi tiếng, diễn viên đông, hãng phim lớn nhất Việt Nam. Ấy vậy mà phim làm xong dù được ưu tiên hết mức như chiếu khung giờ vàng, giá vé rẻ mà rạp vẫn phải hủy chiếu vì... chẳng ai đến xem.
Một cảnh trong bộ phim triệu đô của điện ảnh Việt Nam Sống cùng lịch sử.
Nhưng nói cho cùng, bộ phim triệu đô này chỉ được công chúng lẻ tẻ biết đến khi... nó ế. Còn lý do chính dẫn đến việc phim không ai xem này được người trong cuộc cho là vì không có ai quảng bá. Kinh phí 21 tỷ chỉ để dành cho làm phim. Mà thực làm theo đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cũng chỉ có 13 - 14 tỷ, số 7 - 8 tỷ bạc còn lại để chi phí cho Hãng phim. Kinh phí hậu kỳ chỉ vẻn vẹn 100 triệu và kinh phí quảng bá thì không thấy đâu.
Chính vì thế mà hiện nay người hài lòng với nội dung bộ phim này theo báo chí lại chính là... đạo diễn Nguyễn Thanh Vân. Còn phim hay dở thế nào thì là một bí ẩn, bởi vì ngay khi vài ba người xem đến rạp trong từng suất chiếu thì phim cũng đã bị hủy chiếu. Giới báo chí cũng chỉ biết vài ba dòng về nội dung phim, còn lại cũng chưa được xem.
Phim phải ra thị trường, nhưng nhà quản lý ru rú bàn giấy
Mặc dù tiền thuế của dân bỏ ra là hàng 21 tỷ bạc, nhưng cách quản lý quá trình từ khi làm bộ phim này cho đến khi ra rạp này hình như chưa bám vào hiệu quả đem đến lợi ích cho người dân để hiểu biết và tự hào hơn về lịch sử dân tộc.Mặc dù cách quản lý chi phí của phim xem ra rất là "chặt chẽ". Theo đó, Bộ VHTTDL là chủ đầu tư của các dự án phim, và Bộ này lại giao trách nhiệm cụ thể cho Cục Điện ảnh. Phim trước khi sản xuất phải do Liên bộ Văn hóa - Tài chính - Cục Điện ảnh - Cục quản lý giá duyệt kinh phí đầu tư. Tức là cả một bộ máy công quyền hùng hậu cho việc quản lý 21 tỷ, chưa tính thêm tiền chi phí để nuôi bộ máy quản lý.
Làm phim bằng tiền của dân thật hết sức dễ dàng.
Nhưng giờ do làm hỏng, làm sai khiến 21 tỷ bạc này "bay theo gió" thì chưa rõ ai trong số đó sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận kỷ luật, bồi hoàn?
Xem ra, làm phim bằng tiền dân thực dễ dàng biết bao. Cứ xem tình cảnh của một hãng phim được đầu tư tiền túi bởi nghệ sĩ gạo cội như Chánh Tín thì biết. Ông mới vay chưa đầy 8 tỷ bạc để làm phim, phim thất bại thì bị ngân hàng tịch thu hết nhà cửa. Nay số tiền làm bộ phim Sống cùng lịch sử này gần gấp ba lần số tiền Chánh Tín đã mất!
Nhìn rộng ra cách làm phim này, có thể thấy khó mà có hiệu quả. BởiSống cùng lịch sử không phải là bộ phim "đắp chiếu" đầu tiên. Từ trước đến nay, làm phim sao cho hay, thu hút người xem là việc của các đạo diễn, còn làm sao để phim không lỗ là trách nhiệm của nhà sản xuất.
Nếu vậy, sao các quan chức hùng hậu của cả một Liên bộ kia không giao béng việc này cho nhà sản xuất và đạo diễn nhận kinh phí Nhà nước thì phải chịu mọi trách nhiệm từ A đến Z, miễn đạt hiệu quả là thu hồi kinh phí hay có lãi? Bởi thiết tưởng dù có giỏi cách mấy nhưng chỉ là quan chức mà không phải nhà chuyên môn cứng cựa, đang lăn lộn trong thị trường phim thì làm sao có thể thành công?
Ai bảo phim lịch sử không hấp dẫn dân ta?
Mặc dù phim thị trường đang chiếm ưu thế tại các rạp chiếu phim ở Việt Nam, tuy nhiên, chắc chắn người dân cũng yêu thích cả các loại phim khác, trong đó có cả phim lịch sử. Nhất là khi lịch sử của Việt Nam có biết bao biến cố và sự kiện hào hùng và bi thương tác động đến số phận của từng con người. Cái người Việt cần là phim hay từ những đạo diễn tài ba, có tâm và có tầm nhìn vượt thời gian.Ngay tại Hàn Quốc, nơi mà phim thị trường đang thắng thế thì phim lịch sử vẫn có vị trí quan trọng. Phim Đồng hồ cát của đạo diễn Kim Jong Hak làm năm 1995 khai thác vụ "Kwangju" - sự kiện có thật xảy ra vào ngày 18/5/1980, sau vụ ám sát Tổng thống Park Chung Hee. Khi đó, Kwangju dấy lên làn sóng biểu tình phản đối, thu hút hàng nghìn sinh viên và người dân. Cuộc biểu tình ấy trở thành cuộc thảm sát đẫm máu đầy bi thương.
Việc khắc hoạ sự thật một cách đậm nét trong tác phẩm qua chuyện tình yêu của ba thanh niên trẻ đã tác động mạnh đến người xem. Phim hay đến nỗi ở Hàn Quốc hồi đó, cứ vào giờ chiếu phim là vắng bóng xe cộ và người qua lại trên đường phố, bởi người dân không sao có thể rời mắt khỏi màn hình vô tuyến. Mức rating lý tưởng (trung bình hơn 50%) khiếnĐồng hồ cát cực kỳ ăn khách.
Năm 2010, phim Giant (tên tiếng Việt là Cuộc đời lớn) của đạo diễn Yoo In Sik - Lee Chang Min cũng là một phim lịch sử, với dàn diễn viên không mấy nổi danh nhưng vẫn trở thành phim cực kỳ ăn khách. Giant lấy bối cảnh của Hàn Quốc những năm 1960-70 gắn với sự phát triển của đô thị Gangnam - Seoul của giới nhà giàu. Bộ phim dựa vào cuộc đời của ba anh em, nhưng phác họa cả xã hội Hàn Quốc trong thời kỳ xây dựng kinh tế với những cuộc đấu tranh sinh tồn chứa đựng cả máu và nước mắt.
Điều đáng nói là cả hai bộ phim rất lịch sử này cũng cũng được người dân VN chào đón và hâm mộ, kể cả những người dân thường, học vấn khiêm tốn và chưa biết bao nhiêu về lịch sử Hàn Quốc. Bởi qua phim họ có thể hiểu về lịch sử, có thể chia sẻ và yêu thương... Hẳn trong số đó không ít người ước ao người VN các thế hệ cũng được xem những phim lịch sử hay như thế của Việt Nam để hiểu rõ về lịch sử nước nhà.Hàn lưu là làn sóng văn hóa đã làm cho Hàn Quốc nổi danh và thúc đẩy đầu tư, kinh doanh cho nước này trên toàn thế giới. Và đó là một chiến lược ở tầm quốc gia. Hồi đầu năm nay, thậm chí Quốc hội Hàn Quốc đã mời các nghệ sĩ K-Pop hàng đầu là Super Junior Shindong, Eunhyuk, và Sungmin đến thuyết giảng. Bài nói chuyện của các nghệ sĩ trước các nghị sĩ với tựa đề "Thế giới đầy màu sắc của K-Pop" dài 90 phút về những nỗ lực và các chiến lược trong quá khứ lẫn hiện tại để đưa K-Pop trở nên đặc biệt trên thị trường thế giới.Tuy nhiên, đây không phải là một sự kiện khác thường. Các nhà lập pháp quốc gia này từ lâu đã nhận thấy cần học hỏi gì để cho phim ảnh, âm nhạc, các nghệ sĩ xứ kim chi thống lĩnh thị trường trong nước cũng như toàn cầu.Xem ra họ làm thật thì ăn thật. Giá các nhà quản lý và nghệ sỹ của ta học được tinh thần cũng như những cách làm này, thì có lẽ Việt Nam sẽ không còn cảnh làm phim tiền tấn chẳng ma nào xem.
Theo Nguyễn Anh Thi/tuanvietnam.net
'Phim thất bại đừng đổ lỗi cho người khác' Họa sĩ Thành Chương khẳng định, việc nhận tiền tỷ đầu tư của nhà nước mà để xảy ra "thảm họa" như thế là đầu tư không hiệu quả, mất vốn 100%. Họa sĩ Thành Chương, Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia nói về bộ phim Sống cùng lịch sử cùng hiện tượng nhiều bộ phim "cúng cụ" ra rạp bị...