Phillippines tố Trung Quốc đang nạo vét 10 đảo ở Biển Đông
Ngoài xây dựng phi pháp các công trình ở 7 đảo nhân tạo đang chiếm giữ, Trung Quốc còn đang nạo vét 10 bãi đá khác ở Biển Đông, theo thẩm phán Toà án tối cao Philippines.
Đảo nhân tạo đang được Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông – Ảnh: AFP
Ông Antonio Carpio, Thẩm phán Toà án Tối cao Philippines, đã phát biểu như trên trong hội thảo về tranh chấp ở Biển Đông tổ chức hôm qua 29.7 tại Tổng hành dinh quân đội Philippines, theo trang tin Inquirer.
Ông Carpio cho biết thêm, Trung Quốc nạo vét 10 bãi đá nói trên trước mắt để lấy đất cát làm vật liệu xây dựng 7 đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự án ngữ Biển Đông.
Ông Antonio Carpio kêu gọi tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc, nơi đang xét xử vụ tranh chấp do Manila khởi kiện chống lại Bắc Kinh, sớm ra phán quyết để gìn giữ sự toàn vẹn của Luật biển quốc tế ( UNCLOS) và an ninh ở Biển Đông.
“Nếu chúng ta không áp dụng luật (UNCLOS), thì sẽ chẳng còn công bằng trong bất kỳ tranh chấp nào về đại dương, biển trên hành tinh này nữa”, ông Carpio nói. “Nó sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc của UNCLOS, các quy tắc của pháo hạm sẽ thắng thế, các đại dương và biển sẽ không còn được pháp luật điều chỉnh nữa”, ông nhấn mạnh cùng với sự lo lắng cho Biển Đông
Video đang HOT
Theo ông, các nước tranh chấp ở trong vùng đã &’bị nhốt’ trong một cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc khỏi xướng.
Bảy đảo nhân tạo đang được Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm Đá Chữ Thập, Vành Khăn, Gạc Ma, Châu Viên, Gaven (hay còn gọi là Đá Lạc), Tư Nghĩa và Xu Bi.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc đơn độc trong vụ kiện của Philippines về Biển Đông
Vụ kiện Trung Quốc của Philippines lên Tòa PCA đã buộc các nước phải đặt câu hỏi về sự "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc.
Vụ Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa trọng Tài Quốc tế (PCA) tại La Haye (Hà Lan) về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông, đã được mở đầu bằng các cuộc điều trần từ ngày 7-13/7.
Hoạt động cải tạo đảo phi pháp của Trunq Quốc ở Biển Đông khiến các nước hết sức lo ngại. (Ảnh AP)
Nội dung chính mà Philippines nêu lên trong đợt điều trần này là việc Trung Quốc đã vi phạm các quyền hàng hải trong vòng 200 hải lý "vùng đặc quyền kinh tế" của Philippines theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Kết thúc đợt điều trần, PCA tạm nghỉ tới cuối tháng 7.
Trong khoảng thời gian này, Philippines chuẩn bị giải đáp các câu hỏi của Tòa và PCA sẽ tiếp nhận những phản biện của phía Trung Quốc, mặc dù nước này không tham gia phiên tòa.
Dư luận quốc tế ủng hộ hành động của Philippines
Các Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, Jack Reed, Bob Corker, Ben Cardin đã ra thông cáo về vụ kiện của Philippines, trong đó nhấn mạnh: "Dù Mỹ không nghiêng về tuyên bố tranh chấp nào, chúng tôi hoan nghênh Tổng thống Philippines Benigno Aquino và Chính phủ của ông vì cam kết theo đuổi hành động pháp lý này"...
"Trong khi Trung Quốc đang xây dựng và quân sự hóa các dải đất mới trên Biển Đông, đồng thời có xu hướng gia tăng cưỡng chế để đạt được những mục tiêu của mình, chúng tôi thật cảm kích khi Manila tiếp tục mọi nỗi lực để giải quyết các tranh chấp này một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và thông qua cơ chế trọng tài quốc tế".
Tờ New York Times 17/7 đánh giá: "Tòa án ở La Haye đã trở thành một chiến trường quan trọng mới trong cuộc đấu tranh đa quốc gia về Biển Đông. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Philippines tìm nhiều cách khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình. Theo đuổi yêu sách của mình thông qua tòa án là khôn ngoan hơn nhiều so với đối đầu với Trung Quốc trên biển và xứng đáng nhận được sự hỗ trợ của Mỹ và các nước trong khu vực".
Richard Javad Heydarian, chuyên gia địa chính trị Đại học De La Salle cho rằng chính quyền Aquino đã thực hiện một quyết định táo bạo khi trực tiếp thách thức Trung Quốc, không phải bằng vũ lực, mà bằng ngôn ngữ của pháp luật. Philippines được nhiều quốc gia trên thế giới ca ngợi vì họ là nước đầu tiên kiện Trung Quốc lên tòa.
Theo phóng viên Prashanth Parameswaran của tờ The Diplomat, vụ kiện này mang ý nghĩa quan trọng vì đây là nỗ lực mạnh mẽ để gỡ rối tranh chấp Biển Đông theo quy định của pháp luật, chứ không phải là cách tiếp cận kiểu "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh" mà Trung Quốc sử dụng trong vài năm qua.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng vụ kiện không chỉ quan trọng đối với Philippines mà còn với nguyên tắc "pháp trị trong quan hệ quốc tế" nói chung, đặc biệt là việc thực thi UNCLOS.
Theo Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, dù Trung Quốc có tham gia hay không thì nếu như phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi" của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ Biển Đông.
Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.
Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường Đại học De La Salle thì cho rằng, vụ kiện của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó. Vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về sự "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc./.
Theo Thái Dương / VOV- Paris
Trung Quốc sẽ lập ADIZ ở Biển Đông sau chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình? Một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Úc nhận định Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông ngay sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ vào tháng 9.2015. Đường băng hoàn chỉnh Trung Quốc xây dựng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh vệ tinh DigitalGlobe ngày 13.7.2015 Phát...