Philippines yêu cầu Trung Quốc rút ‘hạm đội tàu cá’
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines yêu cầu Trung Quốc rút hơn 200 tàu cá được cho là của dân binh bám trụ tại bãi đá ngầm ở Biển Đông.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay cuộc xâm nhập và lập tức rút số tàu thuyền trên”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 21/3 ra tuyên bố cho biết, đề cập đến “hạm đội tàu cá” Trung Quốc xuất hiện tại Biển Đông, trong khu vực mà Philippines nêu yêu sách chủ quyền.
Trước đó một ngày, cảnh sát biển Philippines cho biết khoảng 220 tàu do dân quân biển Trung Quốc điều khiển xuất hiện ở bãi đá ngầm này từ hôm 7/3 và neo đậu, bật đèn suốt đêm mà không hề đánh bắt, dù thời tiết thuận lợi.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hôm qua thông báo trên Twitter rằng nước này đã gửi kháng thư phản đối sự hiện diện của đội tàu cá Trung Quốc tại khu vực.
Trung Quốc chưa phản hồi về yêu cầu rút tàu cá do Philippines đưa ra.
Philippines trước đó chỉ trích Trung Quốc thông qua và ban hành đạo luật cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng vào tàu nước ngoài hoạt động ở các vùng biển mà nước này nêu yêu sách chủ quyền. Philippines gọi Luật Hải cảnh Trung Quốc là “mối đe dọa chiến tranh”.
Video đang HOT
Đội tàu cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm trên Biển Đông ngày 7/3. Ảnh: AP .
Các “hạm đội tàu cá” của dân quân biển Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ là một công cụ để Bắc Kinh thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Những đội tàu cá đông đảo này thường xuất hiện ở khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gây áp lực với các quốc gia trong khu vực nhưng không gây xung đột quân sự.
Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc với 90% diện tích Biển Đông, song nước này không công nhận phán quyết.
Trung Quốc đã vấp phải chỉ trích dữ dội của cộng đồng quốc tế khi ngang nhiên bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự trái phép trên các thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, triển khai nhiều khí tài và cho oanh tạc cơ hạ cánh xuống đây.
Trung Quốc 'trấn an' Philippines về luật hải cảnh
Đại sứ Philippines cho biết Trung Quốc khẳng định luật hải cảnh không nhằm vào quốc gia cụ thể nào và hứa "sẽ kiềm chế".
"Thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Trung Quốc trấn an chúng tôi rằng họ không nhằm vào Philippines hoặc bất cứ quốc gia cụ thể nào và sẽ không sử dụng vũ lực trước", Jose Santiago Sta. Romana, đại sứ Philippines tại Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 17/2.
Sta. Romana đưa ra bình luận trên khi được hỏi rằng liệu Philippines có nên triệu tập đại sứ Trung Quốc vì luật hải cảnh, có hiệu lực từ 1/2, cho phép các tàu tuần tra của Trung Quốc nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền.
"Phía Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ kiềm chế", Sta. Romana nói.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Đại sứ Philippines cho biết luật hải cảnh Trung Quốc, được thông qua vào cuối tháng 1, sử dụng "ngôn ngữ ôn hòa hơn" so với dự thảo ban đầu. "Chúng tôi đã theo dõi luật hải cảnh", Sta. Romana nói. "Mặc dù việc này gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, ngôn ngữ thực sự ôn hòa hơn so với phiên bản đầu tiên khi Trung Quốc bắt đầu xem xét đạo luật".
Sta. Romana cho biết Philippines phản đối việc luật hải cảnh được áp dụng cho tất cả vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. "Như đã giải thích trong công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi phản đối ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng vũ lực và đặc biệt là khả năng áp dụng luật này ở những vùng chúng tôi coi là bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hoặc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", Sta. Romana nói.
Luật hải cảnh Trung Quốc khiến nhiều quốc gia láng giềng lo ngại Bắc Kinh có thể áp dụng cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp biển đảo, bao gồm Biển Đông. Trung Quốc nêu yêu sách với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua.
Philippines gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin gọi đây là "lời đe dọa chiến tranh với bất cứ quốc gia nào từ chối đạo luật".
Locsin hồi tuần trước cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng. "Tới nay chưa có sự cố nào xảy ra", Locsin nói trên kênh ABS-CBN News Channel. "Nếu có sự cố, tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ nhiều điều xảy đến thay vì một lời phản đối".
Antonio Carpio, cựu phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines, nói nước này nên cùng các quốc gia Đông Nam Á khác phản đối Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, song Ngoại trưởng Locsin bác đề xuất này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines hồi đầu tháng 2 tuyên bố luật hải cảnh của nước này là "đạo luật trong nước", cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp với cho các tranh chấp với Philippines tại Biển Đông thông qua đàm phán.
Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Philippines sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào cuối năm 2016, hứa đầu tư và hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này. Trung Quốc hồi tháng 1 cam kết gửi 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Philippines.
Philippines tăng cường an ninh biển trước luật hải cảnh mới Trung Quốc Lo ngại Luật hải cảnh mới của Trung Quốc có thể gây xung đột, Philippines đã triển khai thêm lực lượng hải quân, tăng cường an ninh hàng hải trên Biển Đông. Ngày 9/2, Trung Tướng Cirilito Sobejana, tân chỉ huy Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP), cho biết Luật hải cảnh mới của Trung Quốc là "rất đáng báo động" khi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhà Trắng "chơi khăm" phóng viên ngày Cá tháng Tư

Tốc độ Nga kiểm soát lãnh thổ ở Ukraine giảm mạnh

Khảo sát: Hơn 50% người Ukraine ủng hộ đàm phán hòa bình với Nga

Bước ngoặt quan trọng định hình trật tự thế giới trong tương lai

Thay đổi quan trọng của Italy đối với việc cấp quốc tịch

Động đất tại Myanmar: Thương vong tăng lên 2.886 người

Quốc hội Hàn Quốc đệ trình kiến nghị luận tội Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính

Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó

Động lực thúc đẩy Đông Nam Á hướng đến năng lượng hạt nhân

Cái bắt tay định hình lại cục diện năng lượng ở khu vực Trung và Nam Á

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

Houthi tiếp tục tấn công tàu sân bay Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 21: Đại ngầm theo đuổi An
Phim việt
20:09:53 02/04/2025
Thái độ lạ lẫm của Thuỳ Tiên hậu ồn ào kẹo rau
Sao việt
20:07:06 02/04/2025
Thông tin không ngờ về đời tư của Sulli giờ mới được hé lộ
Sao châu á
20:02:01 02/04/2025
Chủ đề được bàn luận: 6 người đàn ông đẹp nhất thế giới, Châu Á được gọi tên duy nhất người này
Sao âu mỹ
19:58:33 02/04/2025
Mâu thuẫn trong đám tang, một người bị đâm chết
Pháp luật
19:54:04 02/04/2025
Dân mạng đua nhau chia sẻ clip em bé 1 tháng tuổi "lườm bố cháy mặt"
Netizen
19:39:09 02/04/2025
Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen
Tin nổi bật
19:35:39 02/04/2025
Uống cà phê giúp bạn sống thọ hơn?
Sức khỏe
19:17:35 02/04/2025
Chủ nhà mất ngủ, hóa ra vì đặt gương sai cách
Sáng tạo
18:07:24 02/04/2025
G-Dragon tái xuất sau 8 năm, khởi động chuyến lưu diễn thế giới
Nhạc quốc tế
17:34:59 02/04/2025