Philippines xây dựng hạm đội ở Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines cho biết trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, nước này đang xây dựng một hạm đội của riêng mình, bao gồm các tàu đánh cá, ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin nói tại một cuộc thảo luận trực tuyến do Asia Society tổ chức: “Chúng tôi đang tập trung vào các khu vực này bởi vì đó là chiến lược của Trung Quốc – họ cũng muốn tràn ra khu vực bằng các tàu đánh cá”.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines. (Ảnh: Bloomberg)
Ông Locsin nói thêm: “Khả năng xảy ra tai nạn tăng lên rất nhiều” khi triển khai tàu ở các vùng biển tranh chấp. Theo ông, hiệp ước quốc phòng của Philippines với Mỹ sẽ có hiệu lực nếu một trong các tàu quân sự của nước này bị bắn trúng. Ông dẫn lại lời đảm bảo của Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo vào năm 2019.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gần đây được cho là trở nên cứng rắn hơn trong lập trường kiềm chế Trung Quốc. Tháng 9/2020, trước các nhà lãnh đạo thế giới, ông bảo vệ phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực ủng hộ Philippines, cho rằng yêu sách lãnh thổ mở rộng của Bắc Kinh ở Biển Đông vi phạm luật pháp quốc tế.
Có thể nối lại đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào tháng 11
Vấn đề Biển Đông được đề cập thích đáng trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53, các bên đều hy vọng sớm nối lại đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Video đang HOT
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 đã có thông cáo chung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN Việt Nam có những trao đổi về kết quả bước đầu của hội nghị.
Thứ trưởng bày tỏ: "Chúng tôi rất phấn khởi khi các nước đã nhất trí để đưa ra thông cáo chung AMM 53. Việc ra được thông cáo chung rất có ý nghĩa, thể hiện sự đoàn kết, nhất trí cao. Đưa ra thế giới tiếng nói của ASEAN về các vấn đề nội bộ, xây dựng cộng đồng ASEAN, quan điểm của ASEAN đối với các vấn đề khu vực và trên thế giới".
Việt Nam là nước dự thảo bản thông cáo chung đầu tiên và đưa ra thương lượng với các nước để đàm phán, xây dựng dự thảo. Việc đàm phán kéo dài trong hơn 1 tuần và đạt được sự đồng thuận của tất cả các nước vào sáng 10/9.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đánh giá việc ra được thông cáo chung AMM là thành công chung của các nước.
Điều này thể hiện tinh thần xây dựng để đạt được sự dung hòa, mối quan tâm của 10 nước, thống nhất để ra được thông cáo chung AMM 53.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, thông cáo chung AMM 53 đề cập đến rất nhiều lĩnh vực nhưng quan trọng nhất là ghi nhận những kết quả công tác của ASEAN trong thời gian qua, những sáng kiến, đề xuất của Việt Nam trong năm 2020.
Bên cạnh đó, thông cáo cũng ghi nhận việc thể hiện các quan điểm của ASEAN về các vấn đề của khu vực và thế giới.
Nói thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho hay: "Như mọi năm, vấn đề Biển Đông là nội dung rất quan trọng, thu hút sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực".
Biển Đông được đề cập "thích đáng" trong thông cáo chung AMM 53, thể hiện sự quan tâm và những quan điểm cơ bản cũng như những mong muốn của ASEAN. Trong đó có việc ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) chất lượng, tổng thể và phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) .
Về ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. đàm phán COC sẽ được nối lại trước tháng 11, ông Dũng thông tin: "Chúng tôi mong muốn có thể tiếp tục họp COC sớm nhất. Philippines là nước điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc và đang chủ trì đàm phán COC, vì vậy tiếp tục đàm phán COC cũng phụ thuộc vào nước điều phối.
Tôi mong rằng, Philippines chủ động để tạo điều kiện để các bên có thể gặp nhau. Tôi cũng hy vọng việc đàm phán COC có thể được thực hiện như theo lời Bộ trưởng Philippines".
Đã có vài triệu USD trong quỹ ứng phó Covid-19 của ASEAN
Đối với các nỗ lực ứng phó Covid-19 và phục hồi kinh tế ASEAN, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh thông cáo chung hoàn toàn ghi nhận các sáng kiến, nỗ lực của các nước ASEAN trước dịch bệnh do Việt Nam đề xuất.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53. Ảnh: Phạm Hải
Trong đó có sáng kiến về lập quỹ, kho dự phòng ứng phó với Covid-19, lập ra các tiêu chuẩn ứng phó với dịch bệnh, xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi hậu Covid-19.
Quỹ ứng phó với Covid-19 của ASEAN được thành lập tại hội nghị cấp cao ASEAN 36 vào tháng 6/2020 và bắt đầu đi vào hoạt động, các nước đã đóng góp tiền vào quỹ này.
"Ban Thư ký ASEAN đang xây dựng một quy chuẩn để hướng dẫn việc sử dụng quỹ như thế nào. Hiện nay, cơ bản đã có khoảng vài triệu USD trong quỹ và các nước tiếp tục đóng góp", ông Dũng nói.
Ông Dũng khẳng định, ASEAN đã tạo được diễn đàn để thu hút sự quan tâm của các nước đối tác, cùng ngồi lại với nhau trong một bầu không khí dân chủ, thoải mái và bình đẳng. Các nước có điều kiện thể hiện quan điểm, lập trường về tình hình khu vực và thế giới.
Việt Nam cùng các nước thể hiện tâm thế của ASEAN đó là đoàn kết, nhất trí rất cao về các vấn đề cơ bản, cốt lõi, trong đó có thể hiện vai trò trung tâm, gìn giữ tính độc lập, trung lập của ASEAN.
"Thái độ của các nước ASEAN trong hội nghị rất chân thành, thẳng thắn, xây dựng, từ đó tạo nên vai trò trung tâm của ASEAN, dẫn dắt thảo luận và tạo không khí chung giữa các nước trên tinh thần xây dựng, hợp tác, tạo dựng lòng tin", Thứ trưởng nói.
Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông ngay sau đụng độ biên giới với Trung Quốc Các nguồn tin tiết lộ Hải quân Ấn Độ đã điều tàu chiến đến Biển Đông sau khi căng thẳng leo thang với Trung Quốc ở biên giới hồi tháng 6. Khu trục hạm INS Kolkata của Ấn Độ (góc phải) trong lần tập trận chung với hải quân Mỹ, Nhật, Philippines trên Biển Đông, tháng 5.2019 . HẢI QUÂN MỸ Hãng ANI...