Philippines xây căn cứ quân sự chiến lược cách Trường Sa 150km
Nằm trong vùng quần đảo Palawan, Oyster Bay nhìn thẳng ra biển Đông Nam Á và chỉ cách Trường Sa 150km. Manila đang gấp rút xây dựng biến vùng vịnh thiên nhiên được du khách hâm mộ thành một căn cứ quân sự chiến lược răn đe Trung Quốc
Theo kế hoạch, một căn cứ quân sự chiến lược sẽ được hoàn tất vào năm 2016 tại Oyster Bay, một danh lam nổi tiếng trên đảo Palawan. Chính phủ của tổng thống Aquino đã chi ra 12 triệu USD để nâng cấp, mở rộng đường giao thông, xây dựng quân cảng, một trong nhiều nỗ lực của Manila để nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Trong bối cảnh bị Trung Quốc gây sức ép quân sự và ngoại giao, Tổng thống Philippines đã phê chuẩn một ngân sách 1,8 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội dù là nước nghèo. Ngân sách này bao gồm kế hoạch tăng cường khả năng tác chiến bên ngoài lãnh thổ, qua chương trình tân trang căn cứ Subic Bay nằm ở phía bắc Manila nhìn ra Thái Bình Dương.
Nh ư ng vì sao Manila xây d ự ng thêm m ộ t h ả i c ả ng chi ế n l ượ c ?
Khác với Subic Bay, căn cứ Oyster Bay mà phía Hoa Kỳ gọi là “mini Subic” có một vị trí cực kỳ quan trọng vì nhìn thẳng ra quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc tự cho là có chủ quyền “không thể tranh cãi”.
Thứ hai là từ một năm nay, số tàu chiến Mỹ hoạt động trong vùng gia tăng rõ nét và cần hậu cứ. Theo cơ quan quản lý Subic Bay, trong 6 tháng đầu năm nay, có đến 72 chiến hạm và tàu ngầm Mỹ ghé qua. Theo thời gian, số tàu chiến Mỹ đến Philippines tăng dần : 51 chiếc trong năm 2010, 54 chiếc năm 2011 và 88 chiếc trong năm 2012 không kể các quân cảng khác.
Hoạt động hải quân Mỹ sẽ gia tăng thêm, nếu Manila và Washington đạt được thỏa thuận mới nâng cấp quan hệ quốc phòng dựa trên hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1951 và đang được đàm phán bổ sung.
Video đang HOT
Trong khi chờ đợi, Philippines vẫn tiến hành công trình chuẩn bị hạ tầng cơ sở. Bản thân hải quân Philippines cũng cần nhiều quân cảng làm hậu cứ. Manila đã nhận thêm hai tuần dương hạm do Hoa Kỳ cung cấp. Tuần rồi, Philippines kêu gọi đấu thầu mua thêm nhiều chiến hạm trang bị tên lửa với tổng trị gia gần 200 triệu USD. Có ít nhất bốn nước Pháp, Ý, Ấn, Hàn Quốc nhận lời.
H ệ thống radar cực mạnh
Philippines có ý định mua thêm 5 tuần dương hạm của Pháp và nhiều tàu chiến đa năng của Hàn Quốc và tầu ngầm để bảo vệ vùng biển đảo đang bị Trung Quốc dòm ngó.
Theo phóng viên Al Labita của báo mạng Asia Times, thì các động thái này của Manila chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh bực tức.
Theo kế hoạch, căn cứ Oyster sẽ có chỗ dành riêng cho một đơn vị tiền trạm khoảng 50 – 60 thủy quân lục chiến Mỹ tại biển Đông Nam Á. Hoa Kỳ còn có ý định sử dụng bãi tập của thủy quân lục chiến Philippines tại Palawan rộng gần 250 hecta làm Bộ Chỉ huy chung cho hai quân đội. Do vậy, căn cứ Oyster sẽ phải được trang bị thêm một hệ thống radar cực mạnh nhìn ra biển Đông Nam Á.
Hệ thống radar canh chừng hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Biển Đông nằm trong kế hoạch của Manila cho phép quân đội Mỹ, không quân cũng như hải quân, sử dụng các căn cứ quân sự của Philippines.
Mặc dù Hiến pháp hiện hành cấm Philippines cho quân đội nước ngoài đồn trú thường trực, nhưng Hoa Kỳ và chính phủ Manila khai thác được kẽ hở của luật pháp để tiến hành kế hoạch chung.
Theo Phunutoday
Hải quân Trung Quốc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế Mỹ
Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Động thái này có thể giúp thay đổi tình trạng đối kháng giữa cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương với đối thủ lớn nhất của họ.
Hải quân Trung Quốc
Đô đốc Samuel Locklear - Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, hôm qua, 2/6, đã lên tiếng xác nhận thông tin về việc Hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu thực hiện những chuyến đi "đáp lễ" thói quen của Hải quân Mỹ trong việc đưa tàu và máy bay vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Thông tin này được tiết lộ từ chính một đại biểu của phái đoàn Trung Quốc đến tham dự cuộc Đối thoại Shangri-La - một diễn đàn quốc phòng cấp cao diễn ra ở Singapore trong 3 ngày cuối tuần vừa qua.
Theo luật quốc tế, mỗi nước đều đặc quyền riêng đối với các nguồn lực kinh tế bên trong vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý so với đường bờ biển của mình. Khu vực này khác hoàn toàn so với vùng lãnh hải 12 hải lý của các quốc gia ven biển.
Mỹ và hầu hết các nước đều tuân theo luật quốc tế, trong đó cho phép tàu quân sự của các nước có quyền tự do đi lại ở vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc không đồng ý với điều đó và từ lâu luôn chỉ trích việc Mỹ thường xuyên thực hiện các chuyến đi tuần tra, giám sát dọc bờ biển của họ.
"Bây giờ thì họ đã thực hiện những chuyến đi như thế và chúng tôi khuyến khích họ làm thế", Đô đốc Locklear đã nói như vậy về việc quân đội Trung Quốc đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ. Ông Locklear cũng nói thêm rằng, vì các vùng đặc quyền kinh tế của tất cả những quốc gia ven biển chiếm đến 1/3 đại dương của thế giới nên những nỗ lực nhằm ngăn cản sự tự do đi lại ở những khu vực này sẽ làm tê liệt các chiến dịch quân sự.
Đô đốc Locklear từ chối không xác nhận xem chính xác là tàu của quân đội Trung Quốc đã đi bao xa trong vùng đặc quyền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, các đại biểu tham dự hội nghị an ninh khu vực ở Singapore cho rằng, từ thông tin mà họ biết về các hoạt động bình thường của Hải quân Trung Quốc, rất có thể, tàu của nước này đã mở rộng bán kính tuần tra và tập trận đến gần Guam hơn là Hawaii hoặc lục địa Mỹ.
Bất đồng giữa Bắc Kinh và Washington về "luật đi lại" bên trong vùng đặc quyền kinh tế từng gây ra hai vụ việc làm phương hại nghiêm trọng quan hệ hai nước trong quá khứ.
Năm 2001, một chiến đấu cơ J-8II của Trung Quốc đã bị máy bay do thám EP-3 của Mỹ đâm trúng và bị rơi gần không phận tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc thiệt mạng trong khi phi hành đoàn của máy bay Mỹ bị phía Bắc Kinh bắt giữ. Tiếp đó, vào năm 2009, Washington phàn nàn về việc tàu thuyền Trung Quốc quấy rối tàu giám sát Impeccable của Mỹ ở Biển Đông.
Giới chuyên gia quân sự đánh giá, động thái mới của quân đội Trung Quốc hoặc là phát đi tín hiệu về một thái độ thoải mái hơn của Bắc Kinh đối với các hoạt động quân sự của Washington ở cửa ngõ của họ, hoặc là báo hiệu mâu thuẫn thêm sâu sắc giữa hai cường quốc này ở các phần khác của khu vực Thái Bình Dương.
Trong mấy năm qua, Hải quân Trung Quốc đang ra sức tăng cường, mở rộng phạm vi hoạt động của họ với những cuộc tập trận thường xuyên hơn ở Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và bằng cách mở rộng quy mô của những cuộc tập trận như thế thông qua việc đưa nhiều hạm đội khác nhau với số lượng lớn tàu thuyền và máy bay vào tham gia diễn tập.
Nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, việc họ đưa tàu vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Mỹ cho đến giờ vẫn chỉ là một bước thử nghiệm. "Chúng tôi đang xem xét để đưa việc này vào hoạt động thường xuyên của chúng tôi. Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng rõ ràng, chúng tôi không có đủ năng lực để thực hiện việc đó liên tục như Mỹ đang làm hiện nay", một nguồn tin quân sự giấu tên của Trung Quốc cho biết.
Việc Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Mỹ diễn ra trong bối cảnh Washington đang điều chỉnh "chính sách tái cân bằng" lực lượng quân sự của họ ở Châu Á-Thái Bình Dương, và các nước trong khu vực đang tìm cách làm quen với sự hiện diện quân sự của hai cường quốc hải quân đang cạnh tranh gay gắt với nhau trong khu vực.
Theo vietbao
"Đền bù, hỗ trợ" cho dân sống trong vùng động đất Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo BQL dự án Thủy điện 3 "đền bù, hỗ trợ" cho dân chịu ảnh hưởng của đập thủy điện Sông Tranh 2. Bán nhà về đồng bằng Ngày 30.9, tại H.Bắc Trà My (Quảng Nam) đã diễn ra Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc...