Philippines xác nhận sẽ điều chiến đấu cơ tới căn cứ Subic trên Biển Đông
Manila đang lên kế hoạch đưa các chiến đấu cơ và tàu khu trục hiện đại tới Subic, một căn cứ quân sự nhìn ra Biển Đông, gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đang tranh chấp với Trung Quốc.
Hình ảnh chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc. (Ảnh: Korreaaero)
Báo Inquirer ngày 20/7 dẫn lời ông Arsenio Andolong, người đứng đầu bộ phận công chúng Bộ Quốc phòng Philippines cho biết các chiến đấu cơ và tàu khu trục sẽ được đặt tại vịnh Subic, cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham phía bắc Philippines đang bị Trung Quốc kiểm soát khoảng 200 km.
Theo báo trên, các lực lượng vũ trang Philippines “sẽ sử dụng vịnh Subic để triển khai những tài sản sắp sửa tiếp nhận như chiến đấu cơ FA-50 và các tàu mới”, ông Andolong nói.
Dự kiến, Philippines sẽ tiếp nhận 2 máy bay chiến đấu FA-50 đầu tiên trong lô 12 chiếc mua từ Hàn Quốc trong năm nay và sẽ được bàn giao nốt 10 chiếc còn lại trong 2 năm tới. Trong khi đó, hiện Manila vẫn đang cân nhắc, chọn lựa nhà cung cấp 2 tàu khu trục mới.
Song song với việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về những tranh chấp tại Biển Đông, Manila tuần trước vừa thông báo mở lại căn cứ quân sự khổng lồ Subic, sau 23 năm đóng cửa.
Vịnh Subic đang được sử dụng như một cảng thương mại và khu du lịch. Vịnh hướng ra Biển Đông, khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên vùng biển nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines.
Video đang HOT
Giá trị quân sự của Vịnh Subic
“Subic được xem là lý tưởng bởi nó có một cảng nước sâu cùng những đường băng phù hợp với FA-50″, AFP dẫn lời ông Andolong nhận định vào cho hay quân đội Philippines đã thuê một phần vịnh Subic trong 15 năm.
Ông Andolong ngày 20/7 cho biết tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc là “một trong những vấn đề thúc đẩy Philippines ký kết (hợp đồng thuê)”. AFP tuần trước cũng dẫn phân tích của các chuyên gia an ninh Philippines cho biết sử dụng Vịnh Subic sẽ cho phép lực lượng hải-không quân của nước này đáp ứng hiệu quả hơn trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
Vịnh Subic nằm cách bãi cạn Scaborough/Hoàng Nham bị Trung Quốc đánh chiếm hồi năm 2012 chỉ 270km. Chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu. Nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc một ngày nào đó có thể biến Scarborough trở thành một hòn đảo nhân tạo. Trong bối cảnh ấy, mở cửa trở lại căn cứ ở Vịnh Subic và đưa chiến đấu cơ FA-50 cùng các tàu khu trục hiện đại đến đây dường như là một bước đi phòng thủ khôn ngoan của chính quyền Philippines.
AFP dẫn lời chuyên gia an ninh quốc phòng Philippines Rommel Banlaoi nhận định: “Giá trị quân sự của Vịnh Subic đã được quân đội Mỹ chứng minh và giới tướng lĩnh Trung Quốc cũng biết được điều đó”.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 20/7, ông Andolong cũng cho hay các tàu Mỹ vẫn có thể cập cảng Subic và tổ chức tập trận quân sự nhưng nơi này sẽ không trở thành căn cứ của Washington một lần nữa.
Inquirer nhận định Philippines đang xây dựng quân đội, đồng thời cải thiện quan hệ quốc phòng với Mỹ và đồng minh trong bối cảnh nguy cơ đến từ Trung Quốc mỗi lúc một lớn hơn.
Bạch Trúc
Theo Dantri/Inquirer, AFP
Philippines thả 9 ngư dân Trung Quốc bị phạt tù vì đánh bắt trái phép
Philippines đã phóng thích 9 ngư dân Trung Quốc bị phạt tù vì đánh bắt động vật quý hiếm sau khi họ hết hạn 1 năm ngồi tù, giới chức Philippines ngày 10/6 cho biết.
Những con rùa biển được tìm thấy trên tàu của các ngư dân Trung Quốc tháng 5/2014 (Ảnh: AFP)
Chín người, bị bắt hồi tháng 5/2014, đã phải ngồi tù sau khi họ không có tiền để trả 100.000 USD tiền phạt mỗi người vì tội đánh bắt trái phép, kèm theo 2.662 USD tiền phạt mỗi người vì tội đánh bắt động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
"Họ đã được đối xử công bằng. Họ được ăn uống giống các tù nhân khác. Các doanh nhân Trung Quốc cũng được phép mang thực phẩm cho họ như mì gói", ông Raul Mapa, một quan chức nhà tù tại thành phố Puerto Princesa, nơi các tù nhân chấp hành hình phạt tù, cho hay.
Hồi đầu tuần này, một tòa án địa phương đã đưa ra lệnh phóng thích theo đề nghị từ luật sư của các ngư dân.
Ông Mapa hôm qua cho biết các ngư dân đã được phóng thích tại Puerto Princesa thuộc tỉnh Palawan vào tối ngày 9/6 và được đưa tới trụ sở cục di trú tại Manila vào ngày 10/6 trước khi về nước.
Cảnh sát Philippines cho hay họ đã phát hiện hàng trăm con rùa biển, được bảo vệ theo luật pháp Philippines, trên tàu của nhóm ngư dân tại bãi cạn Trăng Khuyết, thuộc quần đảo Trường Sa.
Vụ việc đã làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, vốn lạnh nhạt do các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các tuyên bố chủ quyền của Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Philippines đã tìm cách nâng cảnh báo toàn cầu về điều mà nước này miêu tả là hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc tại các bãi đá ở Trường Sa.
Vào tháng 3/2014, Philippines đã kiện Trung Quốc ra tòa nhằm chống lại các yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Trung Quốc giận dữ chuyện Tư lệnh Mỹ bay giám sát Biển Đông Trung Quốc ngày 20/7 đã kêu gọi Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, truyền thông nhà nước đưa tin, sau khi một tư lệnh Hải quân Mỹ bay giám sát trên Biển Đông. Đô đốc Scott Swift trên một máy bay Poseidon của Hải quân Mỹ (Ảnh: US Navy) Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ,...