Philippines “vỡ mộng” sau 5 năm xoay trục sang Trung Quốc
Lời hứa đầu tư hàng chục tỷ USD từ Bắc Kinh với chính phủ Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vẫn chưa được thực hiện đầy đủ sau 5 năm Manila công bố chính sách xoay trục sang Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters).
Gần trung tâm thủ đô Manila, các công nhân xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn tất cây cầu trị giá 69 triệu USD do Trung Quốc cấp vốn vào cuối năm nay, sau nhiều lần bị chậm trễ tiến độ.
Cầu Binondo-Intramuros dự kiến sẽ trở thành công trình đầu tiên được hoàn tất trong tổng cộng 14 dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc cấp vốn đang được triển khai.
Sau khi đắc cử năm 2016, Tổng thống Rodrigo Duterte đã công bố kế hoạch xoay trục sang Trung Quốc nhằm đổi lấy các lợi ích về mặt kinh tế cho Philippines. Vào thời điểm đó, một số người tin rằng lời hứa đầu tư 24 tỷ USD từ Trung Quốc vào Philippines sẽ được thực hiện với các điều kiện đi kèm.
5 năm sau đó, và khi còn khoảng 10 tháng trước khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2022, hầu hết các dự án quy mô lớn do Trung Quốc cấp vốn vẫn chưa động thổ hoặc phê duyệt, và chỉ 3 dự án đang được xây dựng.
Video đang HOT
Thêm vào đó, căng thẳng ở khu vực Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng dấu hiệu gia tăng dù Manila đã thay đổi chính sách đối ngoại đã có từ hàng thập niên với đồng minh Mỹ để gần gũi hơn với Bắc Kinh.
Thậm chí, ông Duterte từng bày tỏ ý định “gạt sang bên” phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan để theo đuổi dự án hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông. Năm 2016, Tòa trọng tài đã tuyên bố rằng các đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Chính sách Trung Quốc của ông Duterte đã bị vấp phải sự chỉ trích của các chính trị gia tại Philippines.
“Chính sách của ông Duterte xoay về Trung Quốc chỉ tạo ra những lời hứa chưa thành hiện thực từ Bắc Kinh về đầu tư và quan hệ hữu nghị”, chuyên gia Paul Chambers từ Đại học Naresuan ở Thái Lan, nhận định.
Trung Quốc đồng ý cung cấp 9 tỷ USD dưới dạng các khoản vay có lãi suất ưu đãi. Số tiền Philippines vay Trung Quốc tăng từ 1,6 triệu USD năm 2016 lên 590 triệu USD vào năm 2019. Trung Quốc cũng cam kết đầu tư trực tiếp 15 tỷ USD vào Philippines và từ năm 2016 tới 2020, tổng đầu từ Bắc Kinh đạt mốc 3,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, chuyên gia Philamer Torio từ Trường Chính phủ Ateneo ở Manila nói rằng, Trung Quốc dường như tính lãi suất cao hơn với những khoản vay “có điều khoản bảo mật nghiêm ngặt”. Ông Torio nhận định: “Các đồng minh truyền thống của Philippines là Nhật Bản và Mỹ tiếp tục là các bên cấp vốn tốt nhất nhằm hỗ trợ hoạt động phát triển chính thức”.
Trong 5 năm qua, vị thế của Trung Quốc ở Philippines đã gia tăng đáng kể khi Bắc Kinh trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Manila và liên doanh với Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ di động của Philippines.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez cho biết, các dự án do Trung Quốc cấp vốn đang “được thương lượng để đảm bảo lợi ích quốc gia”.
Về vấn đề Biển Đông, chính quyền ông Duterte nói rằng chính sách Trung Quốc của họ đã phát huy tác dụng, dù thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ “đụng độ nguy hiểm” giữa lực lượng tuần duyên Philippines và phía Trung Quốc. Trong khi đó, một số quan chức Philippines đã lên tiếng phản đối sự hiện diện của lực lượng dân quân biển Bắc Kinh ở khu vực điểm nóng. Mỹ cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua.
Duterte cấm nội các công khai nói về Biển Đông
Tổng thống Philippines Duterte yêu cầu nội các không bàn công khai về Biển Đông sau khi các bộ trưởng lên án hành vi của Trung Quốc tại khu vực.
"Đây là mệnh lệnh của tôi đối với nội các, tới tất cả thành viên và những câu chuyện lặt vặt về chính phủ, không được thảo luận về Biển Đông với bất cứ ai. Nếu chúng ta có bàn về vấn đề này, chúng ta sẽ chỉ thảo luận nội bộ", Tổng thống Philippnes Rodrigo Duterte phát biểu trên truyền hình nhà nước hôm 17/5.
Tuyên bố của Duterte được đưa ra trong bối cảnh nội các nước này có nhiều phát ngôn bất đồng về việc hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu tại khu vực bãi Ba Đầu, trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trên truyền hình tối 5/5. Ảnh: Philstar .
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin hồi đầu tháng viết thông điệp đầy giận dữ trên Twitter, trong đó có cả câu chửi thề, yêu cầu Trung Quốc "lập tức cút xéo" khỏi Biển Đông.
Harry Roque, phát ngôn viên của Tổng thống Duterte, sau đó lập tức tuyên bố Ngoại trưởng Locsin đã được yêu cầu tránh dùng từ ngữ thái quá khi phát ngôn, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.
Tổng thống Duterte khi ấy còn khẳng định "Trung Quốc vẫn là ân nhân". "Chúng tôi có mâu thuẫn với Trung Quốc không đồng nghĩa chúng tôi phải thô lỗ và thiếu tôn trọng", ông nói.
Căng thẳng tại Biển Đông leo thang từ hồi đầu tháng ba khi hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu. Philippines cho rằng các tàu cá trên do "dân quân biển Trung Quốc" điều khiển. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc, cho biết đây là "tàu cá" đang neo đậu tránh thời tiết xấu, bất chấp các tàu này nhiều ngày neo đậu trong khu vực và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Lực lượng tuần tra thuộc nhóm chuyên trách Biển Đông của Philippines cho biết tính tới ngày 9/5, tổng cộng 287 tàu Trung Quốc đang hiện diện gần quần đảo Trường Sa, trong đó các cụm tàu lớn hơn xuất hiện tại các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở khu vực này.
Chính quyền của Tổng thống Duterte phần lớn theo đuổi quan hệ nồng ấm hơn với Trung Quốc để đổi lấy những khoản đầu tư, viện trợ và cho vay hàng tỷ USD. Ông coi Trung Quốc là "một người bạn tốt", "ân nhân", nhưng cũng nhấn mạnh "có những điều không thể thỏa hiệp".
Duterte hứng chỉ trích vì nói đùa về chủ quyền Biển Đông Các thượng nghị sĩ Philippines kịch liệt chỉ trích Tổng thống Duterte sau khi ông tuyên bố chỉ "nói đùa" về lời hứa bảo vệ chủ quyền Biển Đông năm 2016. "Tôi nghĩ vị trí tổng thống là một việc nghiêm túc. Nếu pha lời đùa cợt vào đó, người dân có thể không phân biệt được đâu là lời nói giỡn, đâu...