Philippines ủng hộ Nhật vũ trang đối trọng với Trung Quốc
Ngoại trưởng Philippines cho biết nước này ủng hộ mạnh mẽ Nhật tái vũ trang theo chủ nghĩa hòa bình, để làm đối trọng với Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh về quân sự.
Philippines, Trung Quốc căng thẳng trên Scarborough ở Biển Đông.
“Chúng tôi sẽ nhiệt liệt ủng hộ điều đó”, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times “Chúng tôi đang tìm kiếm những nhân tố cân bằng trong khu vực và Nhật có thể là một nhân tố cân bằng quan trọng”.
Tuyên bố bất thường này có nguy cơ làm Bắc Kinh “nổi giận” song phản ánh sự báo động ở Manila trước hàng loạt động thái gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông, khu vực mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ. Tuyên bố được đưa ra ít ngày trước cuộc bầu cử ở Nhật, cuộc bầu cử có thể đưa cựu Thủ tướng Shinzo Abe trở lại nắm quyền. Ông Abe đã cam kết sẽ xem xét hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật và củng cố quân đội.
Một bản sửa đổi hiến pháp gần đây của Nhật đã nâng cấp Lực lượng phòng vệ Nhật thành đội quân theo đúng nghĩa, cho phép họ được tự do hoạt động hơn và có thể thay đổi cán cân quân sự ở châu Á. Mặc dù theo chủ nghĩa hòa bình song các lực lượng vũ trang Nhật không hề thiếu các vũ khí hạng nặng. Lực lượng hải quân nước này có khoảng 50 tàu cỡ lớn trong khi Trung Quốc cũng chỉ có 70 tàu.
Video đang HOT
Ủng hộ của các nước châu Á khác cho một nước Nhật được tái vũ trang có thể tạo thêm động lực để ông Abe thay đổi hiến pháp.
Thái độ ủng hộ của Philippines đối với Nhật, cũng phản ánh lo ngại về một Trung Quốc đang ngày càng ngang ngược trong khu vực.
Đầu tháng này, Philippines kịch liệt phản đối tuyên bố của chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, sẽ cho phép cảnh sát biển chặn xét các tàu nước ngoài đi vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, tức gần như toàn bộ vùng biển này.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng bắt đầu cấp hộ chiếu có in bản đồ “đường lưỡi bò”, lấn gần như toàn bộ Biển Đông. Động thái đã bị Việt Nam, Philippines, Brunei, Indonesia phản đối kịch liệt. Philippines từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc để phản đối. “Philippines quyết tranh đấu đến cùng về đường chín đoạn- một tuyên bố chủ quyền quá đáng, vi phạm luật quốc tế”, ngoại trưởng del Rosario cho hay.
Các nước Đong Nam Á, lo ngại trước sự thay đổi đột ngột trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, cũng đã “mở cửa” đón Mỹ chuyển hướng trọng tâm sang khu vực. Ông Rosario cho biết Manila đã nhất trí cho tàu Mỹ ghé thăm nước này cũng như tham gia vào các cuộc tập trận chung thường xuyên hơn.
Khu vực cũng dõi theo sát căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.
Nhưng theo giới chuyên gia, một trong những khó khăn lớn nhất là các nước trong khu vực vẫn đang phải vật lộn để có thể thành lập được một mặt trận thống nhất trước Trung Quốc, nước luôn muốn giải quyết tranh chấp biển Đông theo kiểu “từng chiếc đũa” chứ không phải là “cả bó đũa”. Tháng 6 vừa qua, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên không thể đưa ra được thông cáo chung, sau khi Campuchia từ chối đưa các cuộc tranh chấp gần đây với Trung Quốc vào bản thông cáo, mà theo nhiều nguồn tin là do tác động của Trung Quốc.
Trong khi đó, vào tháng 7, Nhật và Philippines đã ký một thỏa thuận 5 năm nhằm củng cố hợp tác quân sự qua trao đổi nhân sự và công nghệ. Nhật theo đó sẽ cung cấp 12 tàu tuần tra mới cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, hỗ trợ tài chính qua các khoản vay mềm cùng viện trợ.
Theo Dantri
Indonesia giớFMPVi thiệu biến thể xuất khẩu tàu ba thân
Idonesia vừa ra mắt biến thể tàu ba thân mới có tên FMPV được trang bị nhiều vũ khí hiện đại của Thụy Điển.
Đây là sản phẩm của sự hợp tác giữa các kỹ sư đến từ New Zealand và Thụy Điển cùng với Hải quân Indonesia. Hải quân Indonesia còn hợp tác với SAAB cho ra mắt một biến thể xuất khẩu khác của FMPV. Đây là sản phẩm vũ trang với nhiều hệ thống phụ được cung cấp bởi Thụy Điển, từng được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng Indonesia năm 2012.
Dự kiến, tàu FMPV xuất khẩu sẽ được vũ trang tên lửa chống tàu Saab RBS15 MK3, pháo BAE Systems Bofors 40Mk4 40mm và trang bị radar Saab Sea Giraffe LT, CEROS 200 cùng với hệ thống theo dõi optronic, hệ thống quản lý chiến đấu Saab 9LV
FMPV với thiết kế ba thân có thể đâm thẳng qua các con sóng mà không bị đẩy lên hay hướng xuống theo dao động của sóng, các sườn ngang của tàu cũng được gia cố để tăng cường tính ổn định.
FMPV với các hệ thống vũ khí, khí tài sắp được trang bị.
Sự kết hợp của các tính năng này làm giảm mức độ dao động và lắc lư của tàu, tạo ra một bệ đỡ ổn định cho vũ khí, cũng như cho phép tàu chuyển động một cách thuận tiện và duy trì tốc độ cao trong điều kiện thời tiết bất lợi.
FMPV còn có thêm thiết kế tàng hình và kết hợp các tính năng giảm thiểu bị dò tìm phát hiện bằng cách cắt giảm độ bộc lộ radar, hồng ngoại, âm thanh và từ tính. Kỹ thuật tàng hình còn được tăng cường thêm bởi thiết kế không có các góc phản xạ tín hiệu radar như ở các thân tàu thông thường.
FMPV được chế tạo chủ yếu từ vật liệu gồm hỗn hợp sợi carbon, nhựa vinylester đã thay đổi cấu trúc vòng oxy. Do đó, bảo đảm cải thiện hiệu quả nhiên liệu, giảm thiểu chi phí hoạt động, bảo dưỡng. Dự kiến, FMPVsẽ được giao các nhiệm vụ: Tuần tra trong vùng biển quốc tế và hải phận, tuần tra khu vực gần bờ biển và các vùng nước nông, tham gia tác chiến đặc biệt, giám sát hải lưu và không lưu, thu thập thông tin tình báo, cứu hộ.
Cách đây không lâu, ngày 29/9, mẫu thử nghiệm mang tên KRI Klewang-625 của Indonesia, một dạng tàu chiến ba thân đã cháy rụi, trước khi thử nghiệm trên biển. Nguyên nhân của cuộc hỏa hoạn được cho là do tàu làm từ vật liệu bắt lửa, trong khi đó, tàu chưa được trang bị hệ thống chống cháy.
Đặc điểm kỹ chiến thuật:
- Tên gọi: Tàu tuần tra tên lửa cao tốc
- Đóng tại nhà máy PT. Ludin
- Thủy thủ đoàn: 23 (thêm 7 trong trường hợp đặc biệt)
- Tốc độ tối đa 30 hải lý/h, tốc độ tuần tra: 22 hải lý/h
- Chiều dài: 63m,
- Động cơ: 4 x 1800 mã lực
Theo ANTD
Iran sẽ giúp các nước "trị" máy bay không người lái Tiếp sau thành công trong việc bắt giữ một máy bay do thám không người lái của Mỹ ở vịnh Ba Tư, Iran ngày 7.12 tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các nước trong khu vực để đối phó với các máy bay không người láixâm phạm không phận. "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước trong vùng...