Philippines ủng hộ Nhật tăng cường vai trò quân sự
Lãnh đạo Philippines tán thành những nỗ lực hiện tại của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong việc mở rộng vai trò quân sự ở châu Á.
Theo đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bày tỏ sự ủng hộ đối với lời đề nghị của ông Abe về vấn đề diễn giải lại Hiến pháp hòa bình về quyền phòng vệ tập thể của Nhật Bản.
“Chúng tôi tin rằng, thiện chí của Nhật Bản chỉ phát huy tác dụng nếu như họ được trao quyền để giúp đỡ nước khác đang trong hoàn cảnh khó khăn. Và quyền phòng vệ tập thể là một trong những quyền như vậy”, Tổng thống Aquino phát biểu với cánh báo giới trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tổng thống Shinzo Abe (tay trái) trong buổi họp báo chung với Tổng thống Aquino.
Video đang HOT
Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do của ông Abe đang cố gắng sắp xếp các cuộc đàm phán khó khăn với các đối tác liên minh của họ là New Komeito về việc quyền phòng vệ tập thể. Theo cách diễn giải hiện nay trong Hiến pháp, quân đội Nhật Bản chỉ có thể được phép sử dụng vũ lực để bảo vệ chính nước họ.
Việc Tổng thống Aquino lên tiếng ủng hộ khi mà Nhật và Philippines tăng cường quan hệ an ninh trong bối cảnh mở rộng quân sự của Trung Quốc và căng thẳng gia tăng trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở cả Biển Đông và Hoa Đông.
Trong buổi họp báo chung ngày 24/6, tuy cả 2 nhà lãnh đạo đều không đề cập tới Trung Quốc trực tiếp nhưng ông Abe và Aquino đều ám chỉ tới môi trường an ninh khu vực đang dần thay đổi. Sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức tiềm tàng đối với vị thế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và sự kiểm soát các tuyến đường hàng hải huyết mạch và các tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên dưới đáy biển.
Trung Quốc trước đó chỉ trích nỗ lực của ông Abe về quyền phòng vệ tập thể, cảnh báo chống lại sự trở lại của chủ nghĩa quân phiệt trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Theo Kiến Thức
Australia nhấn vai trò của Nhật ở châu Á-TBD
Tại Tokyo, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop khẳng định Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương. Nhật triệu Đại sứ TQ về chuyến bay &'nguy hiểm'
Ảnh: Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop tại Tokyo hôm 11/6. Ảnh: AP
Bà Bishop nói: "Quan điểm mà chúng tôi đưa ra trong mọi cuộc thảo luận dù là với Mỹ, Nhật hay TQ hoặc bất kỳ quốc gia ASEAN nào đều là phải có một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp lãnh thổ. Chìa khóa để quản lý tranh chấp ở Biển Đông là đảm bảo rằng, các nước ASEAN sẽ tiếp tục theo đuổi đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử".
Theo Ngoại trưởng Australia, Nhật nên đóng một vai trò lớn hơn trong giải quyết các xung đột tại châu Á-Thái Bình Dương, khu vực đang căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ. "Chúng tôi thấy Nhật tham gia với vai trò ngày càng lớn trong một số lĩnh vực của xung đột, trong một số môi trường nhiều thách thức", bà Bishop trả lời phỏng vấn qua điện thoại từ Tokyo hôm 12/6.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tìm cách cải tổ hiến pháp hòa bình của nước này để cho phép quân đội tham gia bảo vệ đồng minh. Theo giới phân tích, đây là một phần nỗ lực của Tokyo nhằm gia tăng ảnh hưởng trong khu vực khi TQ trỗi dậy ề sức mạnh kinh tế và quân sự. Nhật và TQ đang có tranh chấp về một quần đảo ở Hoa Đông. Tại Biển Đông, TQ đang yêu sách chủ quyền với hầu hết vùng biển.
Ngoại trưởng Bishop nói sau khi các cuộc gặp "2 2" (Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Australia) kết thúc hôm 12/6: "Chúng tôi ủng hộ mong muốn của Nhật là đạt được hòa bình và an ninh lâu dài ở khu vực của chúng ta. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của Nhật để đóng vai trò lớn hơn với các vấn đề khu vực và toàn cầu".
Tháng trước, tại diễn đàn an ninh Shang-ri La, ông Abe tuyên bố lập trường phòng thủ của Nhật và cam kết hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á tăng cường khả năng phòng thủ.
Về phần mình, giống nhiều nước trong khu vực, Australia đang muốn tăng cường khả năng phòng thủ. Nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới này phải cân bằng các lợi ích giữa Mỹ - một đồng minh chiến lược có lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú ở thành phố Darwin phía bắc Australia - và đối tác thương mại hàng đầu TQ, nước mà bà Bishop đã lên tiếng chỉ trích năm ngoái vì đơn phương thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Australia đang trong quá trình thương thảo về khả năng sử dụng công nghệ tàu ngầm từ Nhật Bản, đã đạt được "tiến bộ đáng kể" tại các cuộc hội đàm ở Tokyo giữa quan chức ngoại giao, quốc phòng hai bên về chia sẻ thiết bị và công nghệ quốc phòng.
Thủ tướng Australia Tony Abbott hồi tháng 5 đã công bố gia tăng chi tiêu quốc phòng với mức 115 tỉ USD trong 4 năm tính tới tháng 6/2018.
Theo Vietnamnet
Thủ tướng Nhật, Ý nhất trí về an ninh hàng hải Thủ tướng Nhật và người đồng cấp Ý đã nhất trí về tầm trọng của cuộc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong bối cảnh căng thẳng tại châu Á đang leo thang vì các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ...