Philippines – Trung Quốc tiếp tục đối đầu căng thẳng
Thế đối đầu giữa các tàu Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough thuộc khu vực tranh chấp trên biển Đông tiếp tục diễn tiến căng thẳng ngày 12-4.
Theo báo Daily Inquirer, Philippines đã rút tàu chiến BRP Gregorio del Pilar nhưng cả Manila và Bắc Kinh đều điều thêm tàu đến khu vực chạm trán.
Chỉ huy phó lực lượng hải quân Philippines Alexander Pama đưa bằng chứng tàu Trung Quốc tại cuộc họp báo – Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo chiếc BRP Gregorio del Pilar đã được lệnh rút lui, nhưng không tiết lộ lý do rút cũng như kế hoạch của con tàu. Trước đó, Philippines đã triển khai tàu tuần tra bờ biển, tìm kiếm và giải cứu dài 56m đến bãi Scarborough để hỗ trợ tàu BRP Gregorio del Pilar.
Video đang HOT
Như vậy chỉ còn mỗi chiếc tàu tuần tra của Manila canh giữ hai tàu hải giám và các tàu đánh cá của Trung Quốc. “Chúng tôi muốn giải quyết chuyện này ngay lập tức. Người của chúng tôi đang ở ngoài đó, ngư dân Trung Quốc đang ở ngoài đó. Thời tiết thì nóng, còn họ có thể cạn lương thực” – AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez hối thúc.
Trung Quốc cũng điều thêm một tàu hàng hải khác đến vùng tranh chấp. “Bây giờ là ba tàu, chiếc thứ ba được điều đến sáng 12-4. Đó là tàu dân sự của Cục Ngư nghiệp Trung Quốc” – ngoại trưởng Philippines xác nhận.
“Việc đàm phán đang tiến triển” – ông del Rosario thông báo và cho biết sẽ tiếp tục chuyến công du Mỹ cuối tuần này. Bộ Ngoại giao Philippines trước đó đã bác bỏ khả năng nhờ đến sự giúp đỡ của Washington để giải quyết xung đột.
Giới quan sát nhận định cần một giải pháp “ngoại giao im lặng” để tránh làm Manila và Bắc Kinh mất mặt. “Giải pháp sẽ phụ thuộc vào một thỏa thuận rút lui cùng lúc từ cả hai phía” – chuyên gia Chito Sta. Romana cho biết.
Theo Tuổi Trẻ
Campuchia-Thái Lan đàm phán rút quân khỏi khu vực tranh chấp
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan đã dẫn đầu đoàn bại biểu tới thủ đô Campuchia tham gia hội nghị Ủy ban biên giới chung (GBC) Campuchia-Thái Lan lần 8.
Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, tướng Yuthasak Sasiprapha, cùng nhiều quan chức quốc phòng cấp cao khác đã tới Campuchia ngày 21/12 tham dự cuộc họp của Ủy ban biên giới chung (GBC) Campuchia-Thái Lan lần thứ 8.
Ngôi đền Preah Vihear, nơi diễn ra ra xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia.
Theo lời tướng Neang Phat, thư ký Bộ Quốc phòng Campuchia, tướng Tea Banh - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Campuchia tham gia hội nghị GBC 8.
Tướng Neang Phat cho biết thêm, tại GBC8, các bên sẽ tập trung thảo luận về vấn đề hợp tác an ninh chung dọc theo biên giới giữa hai nước và thảo luận về một khung thời gian cho cả hai bố trí lại biên giới của khu phi quân sự mới được định nghĩa gần ngôi đền Preah Vihear theo quy định của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
Cuộc xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài từ lâu nhưng bắt đầu nóng lên kể từ khi UNESCO công nhận ngôi đền cổ Preah Vihear là một di sản thế giới vào ngày 7 tháng 7 năm 2008.
Cả Thái Lan và Campuchia đều tuyên bố chủ quyền đối với khu vực rộng 4,6 km2 quanh ngôi đền cổ trên.
Ngày 18/7/2011, ICJ đã lệnh cho Campuchia và Thái Lan ngay lập tức rút quân đội của mình ra khỏi khu phi quân sự tạm thời có diện tích khoảng 17 km2 trên biên giới tranh chấp gần ngôi đền Preah Vihear và cho phép các quan sát viên ASEAN tới khu vực trên để giám sát lệnh ngừng bắn.
Theo Giáo Dục VN
Campuchia-Thái Lan đạt tiến bộ vấn đề biên giới Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan đã cam kết miệng cho phép các giám sát viên Indonesia tới đánh giá tình hình tại khu vực tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia. Binh sỹ Campuchia tại khu vực giáp biên giới với Thái Lan. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh ngày 21/5 cho biết việc giải quyết xung đột biên...