Philippines: ‘Trung Quốc hãy ngừng luận điệu dối trá ở Biển Đông’
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines kêu gọi Trung Quốc ngưng cải tạo đất và quân sự hóa ở Biển Đông, đồng thời đề nghị Bắc Kinh dừng các “lời nói dối trá” khi tuyên bố về hòa bình.
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines (DND) Peter Paul Galvez hôm 6/9 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngày các hoạt động cải tạo đất và quân sự hóa trái phép ở Biển Đông, đồng thời đề nghị Bắc Kinh dừng các “lời nói dối trá” khi tuyên bố về hòa bình, báo Dân Trí đưa tin.
“Lãnh đạo Trung Quốc cần hành động nhiều hơn thay vì giọng điệu dối trá khẳng định các nỗ lực hòa bình, trước khi sự hung hăng của họ gây ra mất mát lớn hơn và không thể khắc phục đối với khu vực và xa hơn thế”, phát ngôn viên Peter Paul Galvez cho biết trong một tuyên bố.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez yêu cầu Trung Quốc ngừng &’dối trá’ khi đề cập đến tình hình Biển Đông hiện nay
“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc cho thấy sự chân thành, ít nhất là bằng cách ngừng tất cả các hoạt động quân sự hóa và xây dựng hiện thời, và tránh hạn chế tự do hàng hải và hàng không” ở Biển Đông, ông Galvez nói thêm. Bình luận trên được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong một cuộc duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3/9.
Trong buổi duyệt binh hoành tráng tại Quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu: “Chiến tranh là thanh gươm của Damocles vẫn treo lơ lửng trên đầu nhân loại. Chúng ta phải tiếp thu những bài học của lịch sử và hiến dâng cho hòa bình”. Đáp lại tuyên bố trên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Paul Galvez thắc mắc tại sao trong lễ kỷ niệm, Bắc Kinh lại phô bày hàng loạt các loại vũ khí tối tân, trong khi miệng thì vẫn cam kết giữ vững hòa bình.
Đồng thời, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines cũng đề cập các hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông. Liên kết sự việc này với phát ngôn của ông Tập, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines kêu gọi Bắc Kinh thể hiện “sự chân thành bằng cách tối thiểu là dừng tất cả các hoạt động xây dựng và quân sự đang diễn ra”, đồng thời “kiềm chế việc giới hạn tàu và máy bay hoạt động ở biển Đông”.
Một tàu Trung Quốc và một tàu cung ứng của Philippines đối đầu trên Biển Đông hồi năm 2014
Bên cạnh đó, ông Galvez còn lên án các hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á khiến an ninh trong khu vực bị ảnh hưởng. “Hệ sinh thái biển đã và đang bị phá hủy do các hoạt động của Trung Quốc. Trữ lượng cá suy giảm. Tàu và máy bay bị hạn chế đi lại. Thương mại toàn cầu trong tình trạng phập phồng lo lắng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên làm nhiều hơn những lời nói dối trá của mình trước khi để sự việc đi quá xa” – ông Galvez nhấn mạnh.
Trước đó, chính phủ Philippines đã đưa vụ tranh chấp ở Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển, cáo buộc Trung Quốc hành xử trái phép tại vùng lãnh hải này. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ chối tham gia và khẳng định họ có chủ quyền “không cần tranh cãi ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Trong một diễn biến khác, Philippines mới đây xác nhận tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Paul Hamilton đang ở Manila để tiếp nhiên liệu trước khi tiếp tục hành trình đến Vịnh Ả Rập và Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, quân đội Philippines sẽ tập trận chung với quân đội Australia vào tháng 9 và 10/2015.
Philippines đã không ít lần phản đối các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông
Được biết, 2 đợt thao diễn mang tên “Hoàng hôn Caracha” và “Bình minh Caracha” sẽ diễn ra ở Perth, miền Tây Australia, với mục đích luyện tập chống khủng bố. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhận định, đợt thao diễn này là biểu hiện cho việc Philippines, một trong những nước có sức mạnh quân đội yếu nhất khu vực, đang tìm cách cải thiện quan hệ quốc phòng với các nước khác để đối trọng với các lực lượng của Trung Quốc, theo thông tin trên báo Người Lao Động.
Theo Chất lượng Việt Nam
Đâu là lý do thực sự khiến Trung Quốc cắt giảm 300.000 quân?
Điều gì khiến TQ cắt giảm quân số? Do kinh tế suy giảm? gánh nặng lương quá lớn? hay là một biến đổi về chất khi Bắc Kinh đã có trong thay những vũ khí đủ mạnh?
Ông Tập Cận Bình
Báo Học Giả Ngoại giao trụ sở tại Nhật Bản ngày 8/9/2015 có bài viết đưa nhận định của tác giả Shannon Tiezzi - nữ chuyên gia chuyên nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc, trong đó đưa ra một số phản ánh của truyền thông quốc tế và nhận định của mình đằng sau động thái tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây vài ngày.
Tuyên bố về kế hoạch cắt giảm hàng trăm ngàn quân nhân trong quân đội Trung Quốc (PLA) được nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đưa ra vào hôm 3/9 vừa qua khi Bắc Kinh tổ chức duyệt binh quy mô lớn ở Thiên An Môn.
Một số phân tích cho rằng đây có thể là một giai đoạn mới của kế hoạch đại cải tổ quân đội Trung Quốc do ông Tập Cận Bình chỉ đạo.
Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, việc cắt giảm quân với số lượng lớn này là một phần của cam kết "trỗi dậy hoà bình".
Tuyên bố về việc cắt giảm 300.000 được đưa ra vào ngày 3/9, trùng hợp với thời điểm các tuyên bố cắt giảm, thay đổi cơ cấu quân sự Trung Quốc trong quá khứ ở Bắc Kinh trong thập niên 80.Với các nhà phân tích quân sự, tuyên bố của ông Tập cho thấy đây là một phần của tiến trình tái cấu trúc toàn diện PLA để thực hiện tham vọng hiện đại hoá các lực lượng vũ trang của Bắc Kinh.
Kể từ thập niên 1980 đến nay, PLA đã trải qua 4 lần cắt giảm quân số từ 1 triệu quân năm 1985; 500.000 quân năm 1997; 200.000 quân năm 2003 và đến nay là 300.000 quân.
Cũng trong tuần vừa qua, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trình bày chi tiết kế hoạch cắt giảm quân của PLA tại một cuộc họp báo được tổ chức công khai ở Bắc Kinh.
Quan chức đại diện của quân đội Trung Quốc nhắc lại tuyên bố của ông Tập Cận Bình nói rằng việc cắt giảm quân số lần này "thể hiện đầy đủ sự chân thành và nguyện vọng chung sức với phần còn lại của thế giới để duy trì hoà bình".
Quân đông cũng là áp lực đối với nền kinh tế TQ đang suy giảm hiện nay
Phát ngôn viên của PLA tuyên truyền rằng, "Việc cắt giảm thể hiện thái độ trách nhiệm và tích cực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy giải giáp và kiểm soát vũ trang quốc tế".
Tuy nhiên, khi phát ngôn viên PLA được hỏi tại tại sao lại tiến hành cải cách bắt mới bắt đầu vào thời điểm này thì vị đại diện này chỉ trả lời loanh quanh vấn đề liên quan đến tiến trình cải tổ chứ tịnh không thấy nói đến mục đích cam kết duy trì hoà bình cho thế giới là như thế nào.
Rory Medcalf - một chuyên gia phân tích an ninh - Giám đốc Đại học an ninh quốc gia, trực thuộc Đại học quốc gia Australia cho rằng động thái của Bắc Kinh có liên quan chặt chẽ đến vấn đề ngân sách quốc phòng và một số chủ đề khác nữa.
Theo Rory Medcalf việc duy trì một đội quân đông như PLA là một nhiệm vụ không hề dễ dàng, nó chắc hẳn phải liên quan đến vấn đề ngân sách giành cho quốc phòng.
Trong những năm qua, mức lương giành cho quân nhân, sỹ quan của PLA đã tăng nhiều lần. Chính vì vậy, có những lý do nhạy cảm buộc chính quyền Trung Quốc phải tiến hành cắt giảm quân số.
Nói trên tờ The New York Times, chuyên gia Rory Medcalf cho rằng cũng có thể nói rằng ngân sách quốc phòng dành cho việc chi trả lương bổng giảm đi cũng có nghĩa là Trung Quốc có thêm nhiều tiền hơn để thực hiện các dự án, kế hoạch hiện đại hoá toàn bộ PLA.
PLA có thể sử dụng số tiền dành để trả lương cho 300.000 quân này để đầu tư cho phát triển và mua sắm các loại vũ khí tối tân, hiệu quả hơn.Nếu phán đoán này là đúng thì PLA thực sự muốn cắt giảm số lượng chứ không muốn cắt giảm tính hiệu quả của lực lượng quân sự.
Suy đoán này có thể trùng hợp với phân tích của một số nhà quan sát quốc phòng quốc tế được đưa ra thời gian gần đây khi cho rằng Trung Quốc đã thay đổi khái niệm "chiến tranh nhân dân" (vốn lệ thuộc phần lớn vào ưu thế đông quân, số lượng vũ khí thông thường, lạc hậu...) sang mô hình quân đội hiện đại, tinh thông giống như mô hình của Mỹ (dựa vào sức mạnh vũ khí hạt nhân chiến lược, vũ khí thông minh, điều khiển từ xa...)
Các tuyên bố của ông Tập Cận Bình và quân đội Trung Quốc còn ám chỉ cho thấy đây không phải là giai đoạn cải tổ cuối cùng của PLA bởi trong tương lai, những bước đi tiếp theo của PLA có thể còn có những cải tổ táo bạo hơn nhằm đạt được mục tiêu "chủ động, sẵn sàng" trong chiến lược phòng thủ quốc gia của TQ.
Có nhận định cũng cho rằng, đây cũng là thời điểm để nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình loại bỏ những đối thủ và ảnh hưởng của họ ra khỏi quân đội - một lực lượng vô cùng quan trọng đối với sự thống nhất của TQ.
Một số vũ khí chiến lược của TQ
Từ tuyên bố về cắt giảm quân số của quân đội Trung Quốc có thể nhận thấy, Trung Quốc đang tiến hành những thay đổi căn bản để hướng đến mục tiêu xây dựng một quân đội ít hơn nhưng mạnh hơn giống như chiến lược của quân đội các nước Âu - Mỹ, trong đó chuyển hướng tập trung mạnh vào hai lực lượng hải quân và không quân.
Giai đoạn quân đông, vũ khí nhiều, lạc hậu đã không còn tồn tại ở PLA nữa. Thay vào đó, PLA muốn phản triển thành một lực lượng kiểu "ít nhưng tinh"
Đây cũng là động thái cho thấy PLA buộc phải thay đổi, cải tổ để phù hợp hơn với tình hình mới (chí ít là phải phù hợp với tình hình kinh tế (đang có chiều hướng suy giảm) của TQ), đặc biệt là khi TQ đã sở hữu ngày càng nhiều các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí chiến lược có khả năng răn đe lớn.
Quân đội Trung Quốc có thực hiện các cam kết "duy trì hoà bình, trỗi dậy hoà bình, chân thành với thế giới" như trong tuyên bố hay không vẫn còn có nhiều hoài nghi bởi cơ bản điều đã thể hiện được ngay qua những tuyên bố và hành động của Bắc Kinh với các quốc gia láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á trong những năm gần đây.
Lời nói và hành động của Trung Quốc có đi đôi với nhau hay không trong tương lai cần phải có thời gian để kiểm chứng. Bất cứ thay đổi nào trong cơ cấu, chiến lược quân sự của Trung Quốc cũng cần quan sát, theo dõi một cách thận trọng.
*Bài viết có tham khảo nội dung của bài báo đăng trên trang Học giả Ngoại giao của Nhật Bản ngày 8/9/2015.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Thái Lan bắt nhầm nghi phạm chính vụ đánh bom Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Thái Lan Prawut Thavornsiri hôm 4-9 thông báo 2 nghi can nam giới bị cảnh sát nước này bắt giữ cách đây vài ngày không phải là nghi can chính trong vụ đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok tối 17-8. Hai người đàn ông nói trên đều là người nước ngoài, tên Adem Karadag...