Philippines – Trung Quốc đàm phán trực tiếp về tranh chấp Biển Đông
Quan chức Philippines cho biết nước này và Trung Quốc sẽ đàm phán trực tiếp về các tranh chấp ở Biển Đông vào tháng 5.
Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng một. Ảnh: AFP
Tuyên bố của Philippines được đưa ra hôm nay, trong bối cảnh Tổng thống Rodrigo Duterte tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo AFP.
Năm ngoái, Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về việc đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bao gồm những khu vực có tranh chấp với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, ông Duterte sau khi đắc cử năm ngoái đã làm giảm vai trò của phán quyết và thúc đẩy quan hệ hòa hoãn với Trung Quốc để có được hàng tỷ USD về thương mại và đầu tư từ Bắc Kinh.
Trung Quốc tuần này đề nghị tổ chức cuộc họp vào tháng 5 với “cơ chế tham vấn song phương” nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Video đang HOT
“Đây là một đề xuất mới, một cơ chế đàm phán song phương đặc biệt về Biển Đông”, Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, nói.
Trung Quốc lâu nay luôn muốn theo đuổi đàm phán song phương, thay vì đàm phán đa phương với các bên liên quan. Philippines trước kia cũng theo đuổi đàm phán đa phương.
Các nhà phân tích cho rằng đàm phán trực tiếp với các nước nhỏ hơn sẽ cho phép Bắc Kinh khai thác sức mạnh kinh tế và chính trị của mình trong khu vực có sự phụ thuộc lớn vào thương mại của Trung Quốc.
Ông Jose nói đề nghị đàm phán song phương của Trung Quốc vào tháng 5 không đặt ra các tiền đề. “Điều quan trọng là chúng ta có một biện pháp hòa bình”, ông Joe nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines nói thêm rằng đàm phán trực tiếp có thể là “nền tảng” để Manila nêu các vấn đề với Bắc Kinh như xây đảo nhân tạo. Ông Joe cho biết hai nước đang hoàn thiện chương trình nghị sự, ngày tháng và cấp độ đại diện tham dự đàm phán.
Tổng thống Duterte, 72 tuổi, nói ông không muốn có chiến tranh với Trung Quốc vì tranh chấp trên biển. Cuối tuần trước, ông Duterte ca ngợi Trung Quốc vì đã cải thiện quan hệ thương mại song phương và cam kết không xây dựng thêm tại bãi cạn gần Philippines.
Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) hôm 27/3 cho biết Trung Quốc đã gần như hoàn thiện xây dựng hạ tầng quân sự trên các đảo nhân tạo nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Hà Nội khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Văn Việt
Theo VNE
Philippines nói có thể chia sẻ tài nguyên biển với Trung Quốc
Tổng thống Philippines nói ông sẵn lòng chia sẻ các tài nguyên trong khu vực nước này có đặc quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters.
"Dù muốn khai thác tất cả, chúng ta cũng không có đủ vốn", AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trước các luật sư ở Manila ngày 23/3.
Tổng thống Duterte nói ông sẵn lòng chia sẻ các tài nguyên trong khu vực nước này có đặc quyền ở Biển Đông, dựa trên phán quyết từ Tòa trọng tài thường trực, với Trung Quốc. Philippines và Trung Quốc cần giải quyết vấn đề thời gian Bắc Kinh bắt đầu khai khoáng trong khu vực này.
Trung Quốc đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bao gồm cả vùng biển gần bờ Philippines. Cựu tổng thống Philippines Benigno Aquino đưa vụ việc lên Tòa trọng tài thường trực Liên Hợp Quốc. Tòa năm ngoái ra phán quyết tuyên bố đơn phương của Trung Quốc không có cơ sở.
Tuy nhiên, ông Duterte, nhậm chức vài ngày trước khi tòa ra phán quyết, lại đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm và tìm cách để Bắc Kinh hỗ trợ, đầu tư hàng tỷ USD vào Manila.
Ông Duterte hôm qua còn nhắc lại tuyên bố Philippines sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì tranh chấp. Ông cho biết ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2016 đã nhất trí sẽ chú trọng thúc đẩy quan hệ thương mại vốn bị ảnh hưởng bởi tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa hai nước.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc có thể điều chiến đấu cơ ra đảo nhân tạo bất cứ lúc nào Viện nghiên cứu ở Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể điều động chiến đấu cơ và khí tài quân sự đến các đảo nhân tạo nước này xây phi pháp trên Biển Đông bất cứ lúc nào. Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa. Ảnh: New York Times. Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm...