Philippines trục xuất 16 chuyên gia Trung Quốc vì lo ngại an toàn
Chính phủ Philippines thông báo nước này sẽ không gia hạn thị thực cho 16 chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng do lo ngại những nguy cơ về an ninh trong bối cảnh quan hệ song phương đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo.
(Ảnh minh họa)
Hôm 23/2 vừa qua, truyền thông địa phương đưa tin Bộ trưởng Năng lượng Philippines Carlos Jericho Petilla cho biết chính phủ nước này sẽ không gia hạn thị thực cho 16 chuyên gia người Trung Quốc được Tổng công ty điện lưới quốc gia Philippines (NGCP) thuê.
Hiện Tổng công ty điện Trung Quốc nắm 40% cổ phần của NGCP, song trong thông báo mới nhất, Bộ trưởng Petilla khẳng định chính phủ Philippines giờ chỉ muốn người nước này làm việc tại NGCP.
Trong thông báo, Bộ trưởng Petilla cũng nêu lên những quan ngại về sự hiện diện của các chuyên gia Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Video đang HOT
Bộ trưởng Petilla thừa nhận nhiều quan chức trong các cơ quan khác của Philippines cũng cảm thấy không thoải mái khi trước sự hiện diện của các chuyên gia Trung Quốc trong một công ty có vai trò quan trọng như NGCP.
“Có những lo ngại về an ninh rằng NGCP sẽ bị điều khiển bởi các chuyên gia Trung Quốc. Do đó, chúng tôi đã đi tới quyết định cuối cùng. Đó là chỉ để người Philippines trong NGCP”, Bộ trưởng Petilla khẳng định.
Thông báo nêu trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi nghị sỹ Miriam Santiago bày tỏ quan ngại về sự can dự của nước ngoài tại NGCP.
Ông Santiagocho rằng: “Tại một công ty có vai trò quan trọng và chiến lược như NGCP, đang có những nguy cơ cho an ninh quốc gia vì sự xuất hiện của những nhân tố bên ngoài”.
Ngọc Anh
Theo dantri/The Diplomat
Trung Quốc giúp Nga vượt khó: Bằng cách nào và để làm gì?
Tại thời điểm nước Nga đối mặt với thách thức kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009, Moskva đã nhận được một cam kết quan trọng từ Bắc Kinh.
Phát biểu ngày 22/12/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng trợ giúp Nga vượt qua những khó khăn về kinh tế. "Nếu phía Nga yêu cầu, chúng tôi sẽ cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong khuôn khổ khả năng có thể... Trung Quốc tin rằng Nga có đủ tiềm lực và sự thông thái để xử lý những thách thức kinh tế hiện tại", ông Vương Nghị bày tỏ.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh nhiều "kẻ thù" của Nga đang hoan hỉ trước viễn cảnh kinh tế Nga "đang rơi vào khủng hoảng, suy thoái khó bề chống đỡ", các tổ chức định mức của phương Tây đồng loạt tuyên bố sẽ hạ tín nhiệm của Nga xuống ngưỡng "không khuyến khích đầu tư".
Hợp tác Nga - Trung đã có bước phát triển mạnh thời gian gần đây. Ảnh: Reuters
Theo các chuyên gia Trung Quốc, trợ giúp của Bắc Kinh cho Moskva có thể được thực hiện thông qua các cơ chế đa phương như "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải" (SCO), Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Ngoài ra, còn có thể tiến hành trong khuôn khổ các thỏa thuận hợp tác khung được ký kết giữa Ngân hàng Trung ương hai nước. Cụ thể hơn, đó là các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương, mở ra khả năng thanh toán các giao dịch thương mại bằng đồng ruble và nhân dân tệ (NDT), không dùng tới đồng USD. Nga và Trung Quốc mới đây đã ký kết một hợp đồng như vậy, với tổng trị giá lên đến 150 tỉ NDT (24,5 tỉ USD), có thời hạn 3 năm, kèm điều khoản kéo dài hợp đồng khi có sự đồng thuận của hai bên.
Đương nhiên, tuyên bố sẵn lòng giúp đỡ Nga đặt trong bối cảnh quốc tế hiện nay mang đặc điểm chiến lược và tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối với Bắc Kinh. Mỹ, nước hiện là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, sẽ rất bất bình trước bước đi này. Trước đó, chính quyền Washington đã nhiều lần "bày tỏ" mong muốn Bắc Kinh tham gia vào các lệnh cấm vận chống Nga, nhưng không hề nhận được sự hưởng ứng nào. Nếu nước Nga có thể vượt qua bão khủng hoảng với mức tổn thất là tối thiểu và có sự hậu thuẫn của Trung Quốc, quan hệ Mỹ - Trung sẽ đứng trước những căng thẳng mới.
Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, quan hệ Nga - Trung đã phát triển lên một tầm cao mới thời gian gần đây. Việc hai nước ký thỏa thuận triển khai các dự án hạ tầng lớn trong năm 2014 cho thấy tầm quan trọng của hợp tác song phương mà ở đó, Bắc Kinh có thể chấp nhận sự "nguội lạnh" trong quan hệ với Mỹ trong một chừng mực nhất định.
Cách hành xử mang tính biểu tượng của Trung Quốc cho thấy quan hệ giữa Moskva và Bắc Kinh đã đạt đến cấp độ tin tưởng mới. Cả hai đều rất chú trọng và quyết tâm theo đuổi các dự án quy mô lớn, đặc biệt là hai tuyến đường ống dẫn khí trị giá hàng trăm tỉ USD, cùng với đó là hành lang vận tải từ khu vực miền Tây Trung Quốc tới châu Âu qua Nga. Mức độ thành công của các đề án này đến đâu đều phụ thuộc vào các diễn biến tại Nga.
Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến xu hướng kinh tế phát triển ổn định tại Nga cũng như hợp tác song phương Nga - Trung, tạo nền tảng tin cậy cho việc thực thi các dự án năng lượng quy mô lớn. Trung Quốc thừa hiểu, khủng hoảng kinh tế tại Nga đồng nghĩa với việc những thỏa thuận đã ký kết sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi triển khai và đó là điều mà Bắc Kinh không hề muốn.
Vì vậy, có thể cắt nghĩa rằng, tuyên bố sẵn sàng trợ giúp Nga mà ông Vương Nghị đưa ra là một bước đi đã được tính toán kỹ. Nó sẽ chỉ tập trung vào việc hỗ trợ nguồn lực tài chính cho các dự án hợp tác có tầm đặc biệt quan trọng với Trung Quốc, cung cấp tín dụng cho việc xây dựng, hoàn thiện. Ngoài ra, nó cũng là tiền đề thuận lợi để Bắc Kinh thể hiện chính sách ngoại giao độc lập và thực tế.
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/ New Eastern Outlook
Trung Quốc đã có tên lửa diệt hạm phóng đứng? Đoạn clip mà kênh CCTV đăng tải được các chuyên gia Trung Quốc bình luận đó có thể là cuộc thử tên lửa diệt hạm YJ-18 phóng thẳng đứng. Kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV mới đây có đăng tải bản tin ghi lại hình ảnh bắn thử nghiệm tên lửa diệt hạm theo phương thẳng đứng trên tàu không rõ...