Philippines trong trò chơi quyền lực Mỹ-Trung
Đáp lại thỉnh cầu của Philippines, Tòa án trọng tài UNCLOS sẽ tổ chức phiên điều trần về vấn đề lãnh thổ ởBiển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Giải thích vì sao lại thỉnh cầu Tòa án trọng tài UNCLOS, Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, tuyên bố rằng nước ông đã cạn kiệt mọi khả năng chính trị và ngoại giao để giải quyết hòa bình cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Ông bày tỏ hy vọng rằng trọng tài quốc tế sẽ đưa cuộc tranh chấp tới giải pháp cơ bản và lâu dài.
Video đang HOT
Có thể giải thích động thái này ra sao? Nhà khoa học chính trị Nga, tiến sĩ khoa học lịch sử Dmitry Mosyakov nhận xét: “Nhìn bề ngoài, có ý kiến cho rằng đây là biểu hiện cảm xúc thái quá của người Philippines. Người Philippines bất hòa với các nước khác ở Đông Nam Á vốn luôn rất kiềm chế trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Còn từ Philippines người ta luôn có thể chờ đợi những bước đi bất ngờ”.
Trong động thái ngoại giao của Philippines có thể tìm thấy cả khía cạnh văn hóa- xã hội. Giáo sư Mosyakov nói tiếp: “Philippines là quốc gia Đông Nam Á có xu hướng thân phương Tây hơn cả. Đất nước này chưa bao giờ xem Trung Quốc như là cái nôi lịch sử và văn hóa của khu vực Đông Á. Mối quan hệ Philippines-Trung Quốc không có bề dày lịch sử và chỉ dựa trên những yếu tố thực dụng. Do đó, người Philippines thấy bang giao với Mỹ là có giá trị hơn quan hệ với Trung Quốc “.
Theo giáo sư Mosyakov, chính quan hệ Philippines-Mỹ chứa đựng nguyên nhân cơ bản của khiếu kiện mà Manila gửi lên Tòa án Liên Hợp Quốc về luật biển quốc tế. Giáo sư Mosyakov nói thêm: “Mỹ từ lâu đã cố tìm cách biến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông từ song phương thành đa phương, lôi kéo các tổ chức siêu quốc gia vào cuộc, nơi mà Mỹ hiển nhiên có ảnh hưởng nổi trội”.
Sau những va chạm mới nhất với Trung Quốc, Philippines đã yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự, điều mà Washington từng từ chối hồi đầu những năm 90. Trong hơn 10 năm qua, Washington đã cấp cho Manila khoản viện trợ quân sự trên 500 triệu USD. Đó là chưa tính đến hai chục máy bay trực thăng và tàu tuần tra, đã được chuyển giao miễn phí cho Philippines. Hiện thời, lại có chuyện xem xét dự án bố trí đội quân Mỹ trên lãnh thổ Philippines.
Giáo sư Dmitry Mosyakov nhận xét: “Đối với Mỹ, sự trở lại Philippines về quân sự-chính trị là con bài quan trọng trong trò chơi quyền lực Mỹ-Trung. Thông qua Philippines, người Mỹ có được một công cụ mạnh để gây sức ép với Trung Quốc, tại một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất của thế giới”. Theo ông, Washington đã quyết định cho ban lãnh đạo mới của Trung Quốc hiểu rằng người Mỹ đang giữ trên tay những con chủ bài nặng ký.
Theo vietbao
ASEAN sẵn sàng đối diện với Trung Quốc về Biển Đông
Trong hội nghị ASEAN diễn ra ngày hôm nay (25/4), các nước thành viên của hiệp hội đã tăng cường nỗ lực nhằm đưa Trung Quốc tham gia vào tiến trình đàm phán giải quyết những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông hiện nay. Thái Lan kêu gọi Ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN nhất trí một lập trường chung thống nhất về tranh chấp ở Biển Đông trước khi đem vấn đề ra thảo luận tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối năm nay.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN
Sáng kiến trên được Thái Lan đưa ra trong bối cảnh toàn bộ 10 thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang nỗ lực nhằm xóa bỏ sự khác biệt từng gây ảnh hưởng khá lớn đến liên minh này hồi cuối năm ngoái.
"Hầu hết mọi người đều kêu gọi tiếp tục tiếp xúc với Trung Quốc", Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho các phóng viên ở Bandar Seri Begawan - thủ đô của Brunei, biết.
Theo lời ông Natalegawa, Thái Lan - nước có vai trò là điều phối viên giữa ASEAN với Trung Quốc, đã kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán trước thềm cuộc họp ASEAN-Trung Quốc vào tháng 8 tới nhằm kỷ niệm 10 năm thiết lập "quan hệ đối tác chiến lược" giữa hai bên.
Trước đó, ngày hôm qua (24/4), Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã lạc quan cho rằng, hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay "sẽ đem đến một kết quả nào đó". Sự lạc quan của ông Aquino xuất phát từ việc lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đều thể hiện sự sẵn sàng thảo luận về các vấn đề liên quan đến những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng ở Biển Đông hiện nay.
"Chúng tôi thực sự cảm kích khi toàn bộ các thành viên ASEAN đều sẵn sàng thảo luận về vấn đề Biển Đông thay vì gạt nó sang một bên. Tôi cho rằng, chỉ điều đó thôi đã là một kết quả tích cực", ông Aquino đã nói như vậy trước giới báo chí bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Brunei tối qua.
Tổng thống Philippines cho rằng, việc ASEAN quyết định xem xét các vấn đề về Biển Đông và đặt nó là "một trong những ưu tiên" trong chương trình nghị sự của hội nghị "là một bước đi đúng hướng".
"Không ai phản đối và tất cả mọi người đều lắng nghe, thảo luận về vấn đề đó", Nhà lãnh đạo Aquino cho hay.
Mặc dù ASEAN mong muốn đàm phán với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông nhưng giới phân tích cho rằng, liên minh này khó có thể nhận được câu trả lời tích cực từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh trước đây từng tuyên bố, họ sẽ chỉ đàm phán với ASEAN khi thời gian "chín muồi" đồng thời nhấn mạnh, nước này chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền trên cơ sở song phương.
Theo vietbao
Máy bay Trung Quốc ngang nhiên "trêu" căn cứ Ấn Sau khi đưa quân vào dựng trại ở khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 10km, Trung Quốc liên tục đưa máy bay xâm phạm không phận nước láng giềng. Ngày hôm qua (24/4), một chiếc trực thăng của Trung Quốc còn ngang nhiên bay ngay trên đầu một căn cứ quân sự của Ấn Độ ở vùng Chumar thuộc Ladakh....