Philippines trợ cấp tiền mặt cho người nghèo trong thời gian phong tỏa
Khoảng 80% trong số trên 13 triệu người sống ở vùng thủ đô Manila trong diện nhận khoản trợ cấp tiền mặt trong thời gian Philippines áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19.
Người dân chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Là một lái xe 3 gác, ông Jesus Gomez phải chật vật kiếm sống ngay cả trước khi thủ đô Manila của Philippines áp đặt lệnh phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan hồi tuần trước. Lệnh phong tỏa quy định người dân hạn chế ra ngoài, khiến mức thu nhập vốn ít ỏi của ông Gomez giảm mạnh do không có khách. Sau 6 tháng nợ tiền thuê nhà và không đủ tiền mua gas để nấu ăn, ngày 11/8, người đàn ông 77 tuổi này đã cùng hàng trăm người khác đến sân bóng rổ có mái che để nhận một khoản tiền 1.000 peso (20 USD) do chính phủ trợ cấp. Khoảng 80% trong số hơn 13 triệu người sống ở vùng thủ đô Manila trong diện nhận khoản trợ cấp tiền mặt này, trong nỗ lực của Chính phủ nhằm làm dịu những khó khăn kinh tế do ảnh hưởng của đợt phong tỏa mới nhất.
Đối với ông Gomez, vốn bình thường chỉ kiếm được tối đa 200 peso trong thời gian phong tỏa, khoản tiền trên là một sự trợ giúp lớn. Ông cũng chia sẻ theo quy định trong thời gian phong tỏa, xe 3 gác chỉ được phép hoạt động vào thứ Hai hằng tuần. Với quy định này, những người như ông Gomez vẫn có cơ hội kiếm tiền, nhưng không đủ sống. Gánh trên vai khoản nợ 20.000 peso tiền thuê nhà và có nguy cơ bị đuổi ra khỏi căn hộ nhỏ mà ông đang thuê, ông Gomez gần đây đã chuyển sang bán điều hoà không khí để có thêm thu nhập. Ông chia sẻ nếu cần ông sẽ bán chiếc xe 3 gác của mình để trả nợ, song đây là “phương án cuối cùng”.
Xếp hàng chờ đến lượt, bà Enriqueta Guerrero, 68 tuổi, cho biết từng sống dựa vào con bên cạnh khoản tiền 100 peso kiếm được mỗi ngày từ công việc giúp việc gia đình. Tuy nhiên, bản thân người thuê bà cũng đang phải chật vật kiếm sống trong bối cảnh dịch bệnh. Bà cho biết sẽ dành khoản tiền trợ cấp 1.000 peso để mua hàng tạp hóa vào ngày Chủ nhật, ngày nghỉ duy nhất trong tuần của bà.
Những biện pháp hạn chế được áp đặt kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Philippines, làm “bốc hơi” hàng triệu việc làm và đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo khó. Dịch bệnh tái bùng phát, một phần do sự xuất hiện của biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh, đã dẫn đến việc áp đặt lệnh phong toả không chỉ ở thủ đô Manila mà còn nhiều khu vực khác.
Với chỉ khoảng 10% dân số đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và các bệnh viên rơi vào tình trạng quá tải, giới chức Philippines hiện có rất ít lựa chọn để giảm sự lây lan của dịch bệnh ngoài áp đặt lệnh phong toả. Tuy nhiên, các quy định nghiêm ngặt hơn, bao gồm lệnh giới nghiêm vào ban đêm cũng như cấm ăn uống trong nhà hàng và tập thể dục ngoài trời, ước tính sẽ khiến nền kinh tế ở Đông Nam Á này thiệt hại khoảng 3 tỷ USD/tuần.
COVID-19 tại ASEAN hết 21/4: Toàn khối trên 19.000 ca mắc mới; Lào phong tỏa thủ đô
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 21/4, 9 quốc gia ASEAN ghi nhận 19.175 ca mắc COVID-19 và 372 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.227.240 ca, trong đó 65.112 người tử vong.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại thành phố San Juan, Philippines, ngày 1/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Đứng đầu về số ca mắc trong ngày 21/4 vẫn là Philippines với 9.227 ca, tiếp đó là Indonesia (5.720 ca), Malaysia (2.340 ca) và Thái Lan (1.458 ca).
Video đang HOT
Trong khi đó, Campuchia ghi nhận 303 ca mắc mới trong ngày 21/4. Toàn bộ các ca nhiễm mới này đều liên quan tới sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2, trong đó bao gồm người dân Campuchia và Trung Quốc sinh sống tại các tỉnh/thành Kampot, Takeo, Kandal, Sihanoukville và Phnom Penh. Tính đến thời điểm này, Campuchia có 7.747 ca mắc COVID-19, trong đó 2.794 trường hợp đã được điều trị bình phục.
Số ca mắc ở Lào cũng tăng lên 2 con số với 28 ca trong ngày 21/4. Trong đó, 26 ca nhiễm mới xảy ra trong cộng đồng ở thủ đô Viêng Chăn trong 24 giờ qua. Lào còn có thêm 2 ca mắc COVID-19 ở tỉnh Champasak và đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Đây cũng là lần đầu tiên Lào ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày ở mức 2 con số kể từ khi dịch bùng phát. Tính đến nay, Lào đã có 88 người mắc COVID-19 và chưa có trường hợp nào tử vong.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (230 ca), Philippines (124 ca), Malaysia (11 ca), Campuchia (5 ca) và Thái Lan (2 ca).
Lào chính thức phong tỏa thủ đô Viêng Chăn
Xe tuk tuk di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: AFP/TTXVN
Do số ca mắc COVID-19 tăng đột biến trong những ngày qua, đặc biệt là tại thủ đô Viêng Chăn, chiều 21/4, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh đã ra chỉ thị yêu cầu phong tỏa thủ đô Viêng Chăn.
Theo chỉ thị có hiệu lực từ 6h sáng ngày 22/4 đến 0h ngày 6/5, trong thời gian này, người dân thủ đô Viêng Chăn sẽ không được rời khỏi thành phố, trong khi người dân ngoại tỉnh cũng không được vào thành phố trừ những người được giao nhiệm vụ và lái xe chở hàng hóa; tạm dừng việc vận chuyển hành khách từ thủ đô Viêng Chăn đi các tỉnh và ngược lại; cấm người dân Viêng Chăn và người nước ngoài ở thủ đô Viêng Chăn rời khỏi nơi cư trú trừ đi mua đồ tiêu dùng, đi viện, đi làm nhiệm vụ được giao.
Để duy trì giãn cách xã hội, các bộ, ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn và các công ty trên toàn thành phố phải giảm số lượng nhân viên và bố trí cán bộ, nhân viên, công nhân đi làm ở số lượng phù hợp, trừ những người có nhiệm vụ. Những người không đến nơi làm việc vẫn làm việc bình thường tại nhà qua các hình thức như họp trực tuyến, trao đổi email, điện thoại. Chỉ thị cũng cấm tổ chức hội họp và tổ chức các sự kiện tập trung quá 20 người, tiếp tục đóng cửa các cửa hàng giải trí, karaoke, Internet cà phê, massage, trung tâm thể thao; cấm lợi dụng cơ hội để tăng giá hàng hóa như thiết bị y tế, đồ ăn uống và đồ dùng hàng ngày; lập thêm các điểm xét nghiệm, tiếp tục truy vết các ca tiếp xúc gần các bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô Viêng Chăn; tiếp tục tiến hành tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên trên cả nước.
Campuchia cho khách du lịch hết hạn visa đăng ký tiêm vaccine COVID-19
Cảnh sát dựng chốt chặn tại một tuyến đường dẫn vào thủ đô Phnom Penh, Campuchia trong bối cảnh lệnh phong tỏa được áp dụng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 15/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan cho biết tất cả những người nước ngoài phải lưu lại Campuchia vì không có chuyến bay về nước, dù thị thực (visa) hết hạn, vẫn có thể đăng ký tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước này.
Ông Phay Siphan cho biết tất cả những người đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vaccine COVID-19 có thể liên hệ với Sở Y tế hoặc với bà Or Vandine, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia phụ trách chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, người phát ngôn Tổng Cục Di trú thuộc Bộ Nội vụ Campuchia Keo Vanthorn đã nhắc lại thông báo của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia đưa ra hồi tháng 4/2020 về việc gia hạn visa du lịch (visa T) cho một số khách du lịch tới Campuchia sau ngày 1/1/2020 và không có chuyến bay về nước.
Quyết định gia hạn visa có hiệu lực từ ngày 3/4/2020 cho phép công dân nước ngoài gia hạn visa tự động và không bị phạt lưu lại quá hạn cho đến khi họ có thể rời khỏi Campuchia. Tướng Vanthorn cho hay thông báo trên sẽ được lấy làm phụ lục trong thông báo cho phép những khách du lịch quá hạn visa có thể đăng ký tiêm vaccine.
Tính đến ngày 20/4, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1.277.688 công chức, người dân và lực lượng vũ trang trên cả nước. Cụ thể, Bộ Y tế thực hiện tiêm phòng cho 983.145 người và Bộ Quốc phòng tiêm cho 294.543 người.
Singapore siết chặt đi lại với Ấn Độ
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các hạn chế đi lại đối với hành khách từ Ấn Độ đến Singapore đang được thắt chặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ ngày càng tồi tệ và sự xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới ở nước này. Theo đó, han chế quy định cắt giảm ngay lập tức số lượng phê duyệt nhập cảnh cho những người từng đến Ấn Độ gần đây mà không phải là công dân hay thường trú nhân (PR) của Singapore.
Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết, từ 23h59 ngày 22/4, tất cả du khách đến từ Ấn Độ sẽ phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày tại nhà, sau 14 ngày cách ly tại cơ sở tập trung. Những người chưa hoàn thành 14 ngày cách ly tại cơ sở tập trung tính đến thời điểm trên cũng sẽ phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày tại nhà. Các du khách sẽ được làm xét nghiệm COVID-19 vào cuối 14 ngày đầu tiên, cũng như vào cuối 7 ngày bổ sung. Lao động nhập cư đến từ Ấn Độ trong các lĩnh vực xây dựng, hàng hải và chế biến sẽ tiếp tục phải cách ly 21 ngày tại cơ sở tập trung.
Trong một động thái khác, khi tình hình dịch bệnh ở Hong Kong đã được cải thiện, Singapore sẽ giảm thời gian cách ly tại nhà đối với du khách đến từ vùng lãnh thổ này của Trung Quốc từ 14 ngày xuống còn 7 ngày.
Ngoài ra, từ 23h59 ngày 22/4, Singapore cũng sẽ cho phép nhập cảnh và quá cảnh đối với tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn và ngắn hạn mà gần đây từng đến Anh và Nam Phi. Trước đó, nhóm người này đã bị hạn chế nhập cảnh do lo ngại về một biến thể mới dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành ở các quốc gia này. Những người đã ở Anh và Nam Phi trong 14 ngày trước khi nhập cảnh vào Singapore sẽ tiếp tục phải thực hiện cách ly 7 ngày tại nơi cư trú, sau khi đã hoàn thành 14 ngày cách ly tại các cơ sở tập trung.
Thái Lan ghi nhận thêm 1.458 ca nhiễm mới
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan thông báo nước này có thêm 1.458 ca nhiễm mới và 2 trường hợp tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong tại nước này lên lần lượt là 46.643 và 110.
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày 21/4 tăng nhẹ so với con số 1.443 của ngày trước đó. Thủ đô Bangkok ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới nhất, với 365 ca, tiếp đó là Chiang Mai (134 ca), Chonburi (80 ca) và Nonthaburi (69 ca).
Bộ Y tế Thái Lan đang xem xét có hành động pháp lý đối với một số bệnh nhân COVID-19 từ chối chuyển sang bệnh viện dã chiến để tiếp tục điều trị do cho rằng điều kiện ở đó bất tiện. Trong khi đó, cũng có tin nói rằng một số bệnh nhân COVID-19 đã buộc phải chờ từ 1-3 ngày trước khi có xe cứu thương đưa đi bệnh viện.
Cùng ngày 21/4, Chính phủ Thái Lan thông báo sẽ thông qua hộ chiếu vaccine, hay còn gọi là giấy chứng nhận tiêm chủng, để sử dụng như một giấy thông hành chính thức cho những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Giấy chứng nhận tiêm chủng chỉ cấp cho cá nhân, không sử dụng cho nhóm. Trẻ em dưới 7 tuổi phải có chữ ký của cha mẹ trên hộ chiếu vaccine, trong khi những người không biết viết được yêu cầu điểm chỉ trên hộ chiếu. Hiện chỉ có 6 quan chức kiểm soát dịch bệnh được ủy quyền ký hộ chiếu vaccine khi cấp.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ngày 20/4 đã bảo vệ chương trình tiêm chủng của Chính phủ, nhấn mạnh rằng chương trình này không quá chậm và cũng không ưu ái một cách vô cớ cho nhà sản xuất nào. Về khả năng tiếp cận vaccine của người dân, Thủ tướng Prayut cho biết Bộ Y tế sẽ cho phép công chúng đặt lịch hẹn tiêm chủng thông qua ứng dụng trên điện thoại di động có tên là "Mor Prom vào ngày 1/5.
Thái Lan đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 28/2, với ưu tiên dành cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao là các chuyên gia y tế và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Chiến dịch tiêm chủng của nước này ban đầu dựa vào việc nhập khẩu vaccine do công ty Sinovac Biotech có trụ sở tại Trung Quốc phát triển và sau đó sẽ sử dụng vaccine AstraZeneca do công ty Siam Bioscience ký hợp đồng sản xuất trong nước để tiêm chủng cho khoảng 35 triệu người hoặc 50% dân số.
Tính đến ngày 20/4, hơn 2,1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 117.000 liều vaccine AstraZeneca, đã đến Thái Lan. Theo Thủ tướng Prayut Chan-o-cha, sẽ có thêm khoảng 500.000 liều vaccine Sinovac đến Thái Lan vào cuối tuần này và 1 triệu liều nữa dự kiến sẽ được giao vào tháng tới nếu được Chính phủ Trung Quốc chấp thuận. Khoảng 4-6 triệu liều vaccine AstraZeneca do Siam Bioscience sản xuất sẽ dần được xuất xưởng từ tháng 6. Số lượng các liều vaccine sẽ được tăng lên từ tháng 7 và đạt 61 triệu liều vào cuối năm. Ngoài ra, Thủ tướng Prayut còn cho biết Thái Lan đang chờ báo giá của nhà sản xuất vaccine Pfizer có trụ sở ở Mỹ trước khi xúc tiến kế hoạch mua từ 5-10 triệu liều vaccine Pfizer để kiềm chế làn sóng dịch bệnh.
COVID-19 tại ASEAN hết 15/1: Toàn khối 39.000 ca tử vong; Indonesia số người chết và mắc bệnh đứng đầu châu Á Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 15/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 18.828 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 39.000 người. Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia,...