Philippines trả lời xong câu hỏi của tòa để kiện Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

“Phía tòa án đặt ra 26 câu hỏi và chúng tôi đã trả lời toàn bộ. Chúng bao gồm bản đồ và biểu đồ. Số lượng là rất lớn.”

Trình thêm bằng chứng chống Trung Quốc

Ngày 11/3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo nước này đã hoàn tất phản hồi của mình, gồm bản đồ, biểu đồ và “rất nhiều” văn bản tài liệu, để trả lời các câu hỏi bổ sung mà tòa án quốc tế La Hay đặt ra liên quan đến vụ kiện của Manila trước Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Theo mạng tin GMA, Ngoại trưởng Del Rosario cho biết phản hồi của Philippines, được hoàn tất với sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn pháp lý đặt tại Washington, sẽ được trình lên tòa án quốc tế vào ngày 13/3 hoặc 16/3 – thời hạn chót mà tòa án đặt ra.

Ngoại trưởng Philippines nói: “Phía tòa án đặt ra 26 câu hỏi và chúng tôi đã trả lời toàn bộ. Chúng bao gồm bản đồ và biểu đồ. Số lượng là rất lớn.”

Theo ông Del Rosario, phản hồi của Manila là nhằm trả lời “những câu hỏi mà tòa án đặt ra thay mặt cho Trung Quốc do Trung Quốc từ chối tham gia” quá trình phân xử.

Theo giới ngoại giao Philippines, việc tòa án quốc tế đưa ra những câu hỏi bổ sung đồng nghĩa với vụ kiện này đang tích cực được thúc đẩy.

Philippines trả lời xong câu hỏi của tòa để kiện Trung Quốc - Hình 1

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.

Ngoại trưởng Del Rosario cho hay phán quyết có thể được đưa ra sớm nhất là trong năm 2016. Ông nói: “Sau ngày 16/3, chúng tôi hy vọng sẽ có một phiên xử miệng từ ngày 8-20/7 và hy vọng sau đó từ 6 đến 8 tháng, phán quyết sẽ được đưa ra”

Được biết, Philippines đã đệ đơn lên Tòa án Trọng tài Thường trực vào tháng 1/2013 nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra “đường lưỡi bò” ngông cuồng này để lấp liếm cho tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông.

Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền của Tòa Trọng tài đồng thời không tham gia vào quá trình tố tụng của vụ kiện này.

Đến tháng 3/2014, Chính phủ Philippines đã đệ trình hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố cho đơn kiện của mình, trong đó có các bằng chứng và bản đồ.

Video đang HOT

Ngày 7/12, Trung Quốc ra văn kiện tuyên bố Tòa Trọng tài quốc tế không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong vụ kiện giữa Philippines và nước này.

Ngày 8/12 Philippines đã lên tiếng bác bỏ các lập luận của Trung Quốc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết mục đích Manila đệ đơn lên Tòa án quốc tế không phải là nhằm gia tăng áp lực lên Bắc Kinh mà nhằm tìm kiếm một giải pháp bền vững cho vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định sự vắng mặt của Trung Quốc không ảnh hưởng tới quá trình tố tụng và tòa dự kiến sẽ ra phán quyết vào khoảng cuối năm 2015.

Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện

Giáo sư Zachary Abuza, chuyên gia về khoa học chính trị và đối ngoại khu vực Đông Á thuộc Đại học Simmons (Mỹ), nhận định Trung Quốc sẽ mất rất nhiều nếu từ chối tham gia vụ kiện.

Nếu Trung Quốc không hầu tòa, dư luận sẽ tiếp tục nhìn Trung Quốc như một quốc gia ỷ lớn hiếp yếu và thiếu trách nhiệm trong cam kết giải quyết bất đồng bằng con đường hòa bình. “Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Bắc Kinh; và dù gì thì họ cũng rất lo ngại hình ảnh của mình bị tổn hại”, ông Abuza nói.

Còn Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) viện dẫn về một tiền lệ, trước đây Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) vào năm 1984 cũng từng xử vắng mặt chính quyền Mỹ vụ Washington hậu thuẫn phiến quân chống lại chính phủ Nicaragua. ICJ phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù Washington không tham dự phiên tòa.

Philippines trả lời xong câu hỏi của tòa để kiện Trung Quốc - Hình 2

Dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.

Tuy nhiên trong vụ kiện với Nicaragua, Mỹ đã tham dự vào giai đoạn 1 – giai đoạn “Xem xét tòa ICJ có thẩm quyền hay không” mà không tham gia giai đoạn 2 – giai đoạn “Xem xét Mỹ có vi phạm hay không”.

Còn Trung Quốc lại không tham gia bất kỳ giai đoạn nào trước Tòa trọng tài trong vụ kiện với Philippines. Trước phán quyết của tòa IJC, Mỹ vẫn thiện chí hơn là Trung Quốc.

Tạp chí The Establishment Post nhận định:Trong thời gian tới, nếu Philippines và Trung Quốc vẫn không giải quyết được các tranh chấp trên Biển Đông thì có lẽ Philippines sẽ vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện đến cùng. Vụ kiện mà kéo dài sẽ chỉ càng khiến dư luận quốc tế chú ý hơn đến Trung Quốc nhiều hơn.

Theo Đất Việt

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực tế nhằm cảnh báo các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Brunei không khởi kiện Bắc Kinh.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 1

Từ khi lên cầm quyền, ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc theo đuổi mạnh mẽ chủ trương bành trướng ở Biển Đông với nguyên tắc chỉ đạo cấp dưới đi đàm phán không ai chấp nhận được: "Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác".

Tân Hoa Xã ngày 7/12 đăng bài phỏng vấn Từ Hoằng, Vụ trưởng Vụ Luật và hiệp ước thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc về tuyên bố chính thức của Bắc Kinh liên quan đến vụ kiện đường lưỡi bò (vô lý, phi pháp) Trung Quốc trưng ra ở Biển Đông do Philippines khởi xướng.

Nguyên do Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố này được Từ Hoằng lý giải là vì Philippines "đã đơn phương khởi kiện tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế", chính phủ Trung Quốc nhắc lại quan điểm không chấp nhận, không tham gia phiên tòa này "nhưng người ta nghi ngờ, thậm chí bình luận một chiều gây hiểu nhầm luật pháp quốc tế và châm chọc Trung Quốc như kẻ thách thức luật pháp và thông lệ quốc tế"?!

Về căn cứ đưa ra nhận định tòa trọng tài Liên Hợp Quốc "không có thẩm quyền xử lý tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines", Từ Hoằng nói rằng có 3 luận điểm Bắc Kinh đưa ra chứng minh điều này. Thứ nhất, bản chất vụ kiện của Philippines là vấn đề chủ quyền lãnh thổ, nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ UNCLOS chỉ giới hạn trong các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng công ước và do đó không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề nằm ngoài phạm vi UNCLOS.

Thứ hai, các thỏa thuận song phương đã đạt được giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến Biển Đông theo Từ Hoằng là hai bên đã đồng ý "giải quyết tranh chấp ở Biển Đông thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán, loại trừ tất cả các phương tiện khác". Đây là một ràng buộc và theo luật quốc tế, hai bên có trách nhiệm tương hỗ. Việc Philippines "đơn phương khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài, Manila đã vi phạm thỏa thuận giữa 2 quốc gia và vi phạm luật pháp quốc tế."

Thứ ba, các điều khoản giải quyết tranh chấp của UNCLOS: Dù nội dung Philippines khởi kiện có thể coi như một phần liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng UNCLOS và tạo thành một phần không thể thiếu trong phân định biển giữa Trung Quốc và Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc đã bị loại trừ khỏi các biện pháp ràng buộc sau tuyên bố năm 2006 về việc Bắc Kinh không chịu ràng buộc bởi Điều 298 UNCLOS quy định về ứng dụng của tòa trọng tài và các thủ tục bắt buộc khác. Từ Hoằng kết luận, từ ba nội dung này có thể thấy Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển "rõ ràng không có thẩm quyền" thụ lý vụ kiện của Philippines.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 2

Những ngụy biện, lấp liếm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay phát biểu của Từ Hoằng chỉ nhằm hoãn binh, kéo dài thời gian để Bắc Kinh bành trướng ngoài thực địa, xây đảo nhân tạo và dựng căn cứ quân sự bất hợp pháp ở Trường Sa.

Ở đây cần nói rõ chiêu trò ngụy biện, lập lờ đánh lận con đen của Từ Hoằng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong tuyên bố mới nhất này. Về lý do ra tuyên bố, Từ Hoằng nói Philippines kiện "tranh chấp" với Trung Quốc ra tòa án quốc tế là một kiểu nhập nhằng đánh tráo khái niệm pháp lý.

Philippines rõ ràng khởi kiện Trung Quốc giải thích và áp dụng sai UNCLOS dẫn đến xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước ven Biển Đông trong đó có Philippines, trong khi Trung Quốc là thành viên phê chuẩn UNCLOS và phải có nghĩa vụ tuân thủ. Cách đánh tráo khái niệm này nhằm dẫn tới các lập luận ngụy biện phía sau, từ việc "áp dụng và giải thích sai công ước" sang "tranh chấp chủ quyền" nhằm gạt vấn đề ra khỏi phạm vi UNCLOS - PV.

Về 3 lập luận Từ Hoằng đưa ra càng cho thấy rõ hơn điều này. Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, sau khi đánh tráo khái niệm từ chỗ Philippines khởi kiện Bắc Kinh áp dụng và giải thích sai UNCLOS đối với yêu sách đường lưỡi bò thành "tranh chấp chủ quyền" để gạt vấn đề ra khỏi phạm vi UNCLOS, từ đó bác bỏ tòa trọng tài.

Philippines sẽ có câu trả lời của họ, nhưng từ những phân tích của các học giả quốc tế đều có thể thấy bản chất tuyên bố của Philippines với các "vùng biển tranh chấp" ở Biển Đông là tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo (cách hiểu của Manila về) UNCLOS, bao gồm 1 phần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bãi cạn Scarborough (đang bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bất hợp pháp).

Lập luận thứ hai sẽ phải chờ câu trả lời của Philippines rằng có hay không chuyện 2 nước "thỏa thuận chỉ giải quyết vấn đề Biển Đông qua đàm phán tay đôi, loại trừ các biện pháp khác". Nhưng thực tế Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhiều lần công khai khẳng định rõ, Manila đã mất 18 năm nỗ lực đàm phán song phương với Trung Quốc nhưng không đi đến đâu trong khi Bắc Kinh cứ ngày một bành trướng, lấn tới, đe dọa và uy hiếp họ ở Biển Đông, Philippines buộc phải khởi kiện.

Sở dĩ đàm phán tay đôi với Bắc Kinh không thể đi đến đâu vì quan điểm bành trướng không thể chấp nhận được của Trung Nam Hải, đó là đối phương phải thừa nhận "chủ quyền thuộc Trung Quốc" rồi đàm phán gì thì đàm phán.

Lập luận thứ ba đã để lộ rõ dã tâm cũng như thủ đoạn ngang ngược, bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, bất chấp mọi lý lẽ của Trung Quốc. Trong khi ở phần đầu Từ Hoằng khăng khăng khẳng định như đinh đóng cột rằng Philippines kiện Trung Quốc "vấn đề chủ quyền ở Biển Đông", không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS thì trong lập luận này lại đưa ra cái "nếu".

Tức cứ cho là Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng và giải thích sai UNCLOS thì Bắc Kinh đã có quyền miễn trừ, vì họ tuyên bố không tham gia các điều khoản và cơ chế bắt buộc của UNCLOS từ năm 2006. Thật là một tuyên bố xấc xược, coi trời bằng vung, dẫm đạp lên mọi nguyên tắc phổ quát của luật pháp quốc tế được thế giới thừa nhận, trong đó có cả Bắc Kinh - PV.

Bắc Kinh bẻ cong luật pháp, thách thức dư luận, bành trướng Biển Đông - Hình 3

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nhiều lần khẳng định, họ đã mất 18 năm đàm phán trực tiếp với Trung Quốc mà chẳng đi đến đâu, trái lại Bắc Kinh không ngừng bành trướng và gây sức ép trên thực địa.

Tân Hoa Xã cũng phải thừa nhận rằng, có quan điểm cho rằng Philippines đã căn cứ vào UNCLOS và đó là một biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Trong khi Trung Quốc là một thành viên UNLCOS và là "nhà vô địch trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế", từ chối tham gia vụ kiện làm cho Trung Quốc trở nên khó coi, không mấy thuyết phục.

Từ Hoằng trả lời rằng Bắc Kinh đã xử lý hòa bình nhiều tranh chấp "thông qua cách riêng của mình", trong đó có 12/14 nước có tranh chấp biên giới trên bộ với Trung Quốc trừ Ấn Độ và Brhutan nên "đàm phán tay đôi với Bắc Kinh hay hơn trọng tài"?!

Hơn nữa Trung Quốc có quyền đưa ra "tờ khai" danh mục loại trừ các thủ tục bắt buộc. Nếu thành viên nào của UNCLOS nói riêng và các khuôn khổ pháp lý quốc tế nói chung cũng cho mình quyền tự miễn trừ với các điều khoản bất lợi cho họ, luật pháp quốc tế bị vứt vào sọt rác - PV.

Tân Hoa Xã tiếp tục thừa nhận rằng, một trong những mối quan tâm của Philippines và dư luận quốc tế là bản chất và cơ sở pháp lý nào để Bắc Kinh đưa ra đường yêu sách lưỡi bò, còn gọi là đường chữ U, đường đứt đoạn không thấy Trung Quốc nêu ra trong tuyên bố này của Bộ Ngoại giao. Từ Hoằng trả lời, chính phủ Trung Quốc công bố đường lưỡi bò năm 1948 và Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi bên trong đường đứt đoạn ở Biển Đông?! Nó đã hình thành trong suốt một thời kỳ lịch sử lâu dài căn cứ vào các sự kiện lịch sử và pháp lý?!

Một câu trả lời giả ngây giả ngô không thể chấp nhận được, cũng không thể tưởng tượng nổi khi nó được thốt ra từ miệng ông Vụ trưởng Vụ Luật và hiệp ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Có lẽ Từ Hoằng không đến nỗi dốt nát đến độ không hiểu câu hỏi của phóng viên Tân Hoa Xã và cũng là của dư luận quốc tế, nhưng chỉ vì tham vọng bành trướng lãnh thổ còn chưa từ bỏ thì không có cách nào khác ngoài cách chọn kiểu lý luận lảng tránh và thói ngụy biện cả vú lấp miệng em.

Xung quanh động thái mới này của Bắc Kinh, tờ India Times của Ấn Độ hôm nay bình luận, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thực tế nhằm cảnh báo các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Brunei không khởi kiện Bắc Kinh như Philippines đã làm bởi nếu điều này xảy ra sẽ đặt Trung Quốc "vào một tình thế khó khăn.

Tờ The Wall Streets Jounal ngày 7/12 dẫn lời Peter Dutton, Giám đốc cơ quan nghiên cứu Trung Quốc tại Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ bình luận, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rõ ràng nhằm gây ảnh hưởng "hẹn giờ" đến quyết định sắp tới của Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên theo học giả này, dù sao đây cũng là một động thái tích cực khi Bắc Kinh lên tiếng về phiên tòa.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Lựa chọn của nhà sử học từng đoán trúng người chiến thắng 90%
21:46:29 04/11/2024
Tỷ lệ đặt cược ông Trump chiến thắng tăng mạnh ngay trước bầu cử
10:42:38 05/11/2024
Những cuộc bầu cử tổng thống gây sửng sốt nhất trong lịch sử Mỹ
07:50:57 04/11/2024
Nam sinh có gia thế "cỡ bự" chịu án tù chung thân khi đi du học Anh
08:15:06 05/11/2024
Cuộc đua vào Nhà Trắng đã trở nên cân bằng ngay sát Ngày Bầu cử
09:15:15 04/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ba lý do có thể khiến bà Harris thất cử
05:21:07 05/11/2024
5 người di cư thiệt mạng khi tìm cách đến quần đảo Canary của Tây Ban Nha
21:40:22 04/11/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024

Tin mới nhất

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Kẻ thù nguy hiểm khác đang rình rập Ukraine trong xung đột với Nga

19:58:50 05/11/2024
Hàng ngàn binh sĩ khác, giống như Sushko, trở về từ tiền tuyến với những vết thương lở loét do vi khuẩn kháng thuốc. Đây là mối nguy hiểm đáng sợ ít được biết đến của xung đột Nga-Ukraine.

Elon Musk: Nhân tố giúp Trump giành thắng lợi tại bang chiến địa?

19:56:43 05/11/2024
Giáo sư luật Michael Kang tại Đại học Northwestern đánh giá những nỗ lực của Musk sẽ không tạo ra tác động quá lớn nhưng có khả năng sẽ mang tính quyết định tại bang Pennsylvania nơi có sự chênh lệch rất sít sao và rất dễ xoay chuyển cụ...

Sơ tán trên 100 bệnh nhân khỏi Gaza

19:53:48 05/11/2024
Ngày 4/11, Bộ Ngoại giao Israel cho biết nước này đã chính thức thông báo về việc chấm dứt quan hệ với UNRWA sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua dự luật cấm UNRWA hoạt động trên lãnh thổ nước này.

UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể

16:52:39 05/11/2024
Nếu được đăng ký, rượu sake của Nhật Bản sẽ tiếp bước các đồ uống có cồn nổi tiếng thế giới khác như rượu vang Georgia, văn hóa bia Bỉ, rượu rum Cuba... được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ông Trump cảnh báo trừng phạt Trung Quốc và Mexico ở thông điệp cuối cùng trước bầu cử

16:51:18 05/11/2024
Các con của ông Trump và nhân vật truyền thông Megyn Kelly cũng lên sân khấu ủng hộ chính trị gia này. Kelly nêu rõ bà ủng hộ cựu Tổng thống Mỹ vì ông sẽ bảo vệ phụ nữ và những người đàn ông bị lãng quên .

Giới tính cử tri là yếu tố quyết định đến kết quả bầu cử Mỹ 2024?

16:49:10 05/11/2024
Chuyên gia thăm dò ý kiến của đảng Dân chủ Celinda Lake cho biết không thể đánh giá thấp sức mạnh của vấn đề phá thai . Bà cho biết điều đó đặc biệt đúng đối với những phụ nữ trẻ tuổi.

Anh: Phát hiện thêm 2 ca mắc đậu mùa khỉ chủng Clade Ib

14:57:27 05/11/2024
Ngoài ra, cơ quan y tế Anh cũng đang hợp tác với các đối tác quốc tế để hỗ trợ các quốc gia bị dịch bệnh ảnh hưởng nhằm ngăn ngừa các đợt bùng phát tiếp theo.

Cuba chuẩn bị ứng phó bão nhiệt đới Rafael

14:55:19 05/11/2024
Cơ quan này cũng đưa ra cảnh báo tình trạng nước triều dâng nguy hiểm và các cơn sóng gây thiệt hại lớn đối với Quần đảo Cayman, song chưa xác định mức độ ảnh hưởng của cơn bão đến nước Mỹ.

Tình báo của Mỹ cảnh báo những mối nguy đe dọa đến an ninh trong Ngày bầu cử

14:53:01 05/11/2024
Tài liệu trên đã tóm tắt toàn cảnh về các mối đe dọa trong Ngày bầu cử, bao gồm rủi ro về bạo lực và thông tin sai lệch do các chính phủ nước ngoài tạo ra.

Trung Quốc tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

14:50:03 05/11/2024
ngày 4/11, Trung Quốc đã tổ chức Kỳ họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 tại Bắc Kinh nhằm xem xét nhiều dự thảo Luật quan trọng.

Bầu cử Mỹ 2024: Các bang siết chặt an ninh do lo ngại bạo lực chính trị

14:41:56 05/11/2024
Cùng ngày, truyền thông Mỹ đưa tin Meta công ty chủ quản của mạng xã hội Facebook thông báo sẽ kéo dài thời gian cấm các quảng cáo chính trị mới cho đến vài ngày sau ngày bầu cử 5/11.

Có thể bạn quan tâm

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Phương Trinh Jolie: Khi xấu xí, thất bại... tôi chỉ có Lý Bình

Sao việt

23:24:24 05/11/2024
Phương Trinh Jolie có những chia sẻ về cuộc sống hôn nhân với Lý Bình, đồng thời tiết lộ lý do chuyển hướng sang kinh doanh.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.