Philippines tố Trung Quốc ‘quân sự hóa’ Biển Đông
Philippines hôm qua cáo buộc Trung Quốc xây dựng quân sự quy mô lớn trên Biển Đông và mô tả chiến thuật của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với hòa bình.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario. Ảnh: Inquirer
“Philippines quan ngại sâu sắc về việc quân sự hóa Biển Đông”, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario nói với những người đồng cấp của ASEAN trong Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Brunei. “Sự hiện diện ồ ạt của các tàu Trung Quốc, gồm cả tàu quân sự và bán quân sự, việc đưa những lời đe dọa cho thấy các thách thức nghiêm trọng với toàn khu vực”.
Trong một thông cáo báo chí, ông Del Rosario cho rằng, có một “sự hiện quy mô lớn của các tàu quân sự và bán quân sự” tại hai nhóm đảo trên biển Đông, một là Scarborough/Hoàng Nham mà Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền.
Đảo kia là Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tuy nhiên Philippines và Trung Quốc cũng nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Video đang HOT
Del Rosario mô tả sự hiện diện của Trung Quốc là “những đe dọa đến nỗ lực duy trì hòa bình trên biển và sự ổn định trong khu vực”. Ông cũng cáo buộc những hành động trên của Trung Quốc là vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002, trong đó các nước tranh chấp cam kết không thực hiện bất kỳ hành động nào có thể làm leo thang căng thẳng.
Trên Biển Đông, Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, kể cả những vùng nước nằm sát bờ biển của các nước láng giềng.
Căng thẳng trên biển gia tăng trong những năm gần đây, với Philippines, Việt Nam và một số nước khác bày tỏ quan ngại trước chiến thuật ngoại giao và quân sự cứng rắn của Trung Quốc nhằm nhấn mạnh quyền kiểm soát Biển Đông.
Hôm 29/6, truyền thông quốc gia Trung Quốc cảnh báo Manila rằng sự thách thức của quốc đảo có thể khiến Bắc Kinh phải hành động quyết đoán. “Nếu Philippines còn tiếp tục khiêu khích Trung Quốc, một cuộc đối đầu sẽ là khó tránh khỏi”, Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố.
ASEAN và Trung Quốc vừa nhất trí sẽ thảo luận về việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc về pháp lý để kiểm soát các hành động trên Biển Đông.
Các cuộc thảo luận về an ninh ở Brunei sẽ được mở rộng vào hôm nay và ngày mai, với sự tham gia của cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga cùng các nước khắp châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra một cơ chế ngoại giao trực tiếp về nhiều vấn đề nóng của thế giới.
Theo VNE
Mỹ muốn tranh chấp Biển Đông được xử lý qua trọng tài
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho hay Washington quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng tại Biển Đông và muốn các tranh chấp lãnh thổ tại đây được giải quyết thông qua cơ chế trọng tài.
Ngoại trưởng Mỹ (phải) trong cuộc gặp với người đồng cấp Philippines tại Washington hôm qua. Ảnh: AP
Ông Kerry gặp người đồng cấp Philippines Albert del Rosario hôm qua tại Washington, AP đưa tin. Trong cuộc gặp này, ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định rằng Mỹ ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử để giải quyết các tranh chấp hàng hải.
"Philippines là một trong 5 đồng minh của chúng tôi tại châu Á - Thái Bình dương, đồng thời là một mối quan hệ vô cùng quan trọng trong bối cảnh có những căng thẳng tại Biển Đông. Chúng tôi ủng hộ một bộ quy tắc ứng xử tại đây và quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng, đồng thời mong muốn vấn đề tranh chấp ở vùng biển này được giải quyết thông qua cơ chế trọng tài", ông Kerry nói.
Đáp lời người đồng cấp, ngoại trưởng Philippines cho hay Manila cam kết đẩy mạnh quan hệ đồng minh cũng như đối tác chiến lược với Mỹ.
Tại Biển Đông, các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn lần lượt là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei. Bắc Kinh luôn thể hiện quan điểm muốn thương lượng với từng nước liên quan trong tranh chấp hơn là tham gia vào một cuộc đối thoại đa phương. Vì vậy, một bộ quy tắc ứng xử tại vùng biển này, được đánh giá giàu tài nguyên và nằm trên tuyến hàng hải quan trọng, vẫn chưa được thông qua.
Trung Quốc gần đây liên tiếp cử các tàu chính phủ đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông, để thực hiện cái gọi là "giám sát ngư nghiệp". Các tàu chiến của hải quân Trung Quốc cũng vừa hoàn tất đợt diễn tập đổ bộ chiếm đảo trên các đảo đá ở Trường Sa.
Hôm 20/3, một tàu cá của ngư dân Việt Nam đang đánh bắt hải sản ở gần Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng khiến tàu cá này bị cháy nóc cabin. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc điều tra vụ việc cũng như bồi thường cho ngư dân Việt Nam. Phó phát ngôn viên ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell sau đó cho biết Washington quan ngại trước sự việc ở Hoàng Sa, đồng thời nhấn mạnh quan điểm phản đối vũ lực trong tranh chấp Biển Đông.
Việt Nam khẳng định có chủ quyền không tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời liên tục phản đối, yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi xâm phạm chủ quyền mà Trung Quốc thực hiện.
Theo VNE
Mới thiện chí, chưa thật tin Căng thẳng và đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông chưa phải đã hết chiều hướng leo thang, lại càng chưa thấy hé lộ khả năng giải pháp. Dù vậy, cả hai phía đều có biểu hiện và bước đi bộc lộ thiện chí hòa giải. Thiện chí thể hiện ở...