Philippines tố Trung Quốc nã vòi rồng vào ngư dân trên Biển Đông
Người đứng đầu quân đội Philippines hôm nay 24/2 cáo buộc lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã lần đầu tiên bắn vòi rồng vào ngư dân Philippines nhằm xua họ ra khỏi bãi cạn tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông.
Tàu Trung Quốc gần bãi đá ngầm Scarboroug
Tướng Emmanuel Bautista cho hay các tàu Trung Quốc đã phun vòi rồng vào ngày 27/2 gần bãi cạn Scarborough, điểm nóng tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông.
“Lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã tìm cách xua các tàu cá Philippines bằng cách dùng vòi rồng”, ông Bautista cho biết tại diễn đàn HIệp hội các nhà báo nước ngoài của Philippines.
Mặc dù không cho biết liệu ai có bị thương trong vụ việc hay không, nhưng tướng Philippines cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì lực lượng có vũ trang và các tàu ở bãi cạn Scarborough.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa có bình luận gì về vụ việc.
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 220 km và nằm cách đảo Hải Nam, đảo chính gần nhất của Trung Quốc, khoảng 650km.
Video đang HOT
Tháng 4/2012, Philippines và Trung Quốc đã đụng độ trên bãi cạn này và kết thúc bằng việc tàu phía Phippines rút khỏi bãi cạn, cònTrung Quốc chiếm được bãi cạn.
Năm ngoái, Manila đã yêu cầu một tòa án trọng tài Liên hợp quốc ra phán quyết về tính pháp lý của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Phía Bắc Kinh từ chối tham gia tiến trình kiện.
“Chúng tôi vẫn tiếp tục ưu tiên giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, thông qua phân xử của quốc tế”, ông Bautista cho hay.
Theo Dân Trí
Trung Quốc lại khiến Biển Đông "sôi sùng sục"
3 tàu của Trung Quốc hôm qua (26/1) đã thực hiện chuyến tuần tra ở tận bãi cạn James trên Biển Đông. Đây là khu vực chỉ cách bờ biển của Malaysia khoảng 80km trong khi cách Trung Quốc đến tận 1.800km. Hành động này của Trung Quốc chắc chắn sẽ lại khiến khu vực Biển Đông đầy sóng gió thêm một lần "sôi lên sùng sục".
Ảnh minh họa
Theo Tân Hoa xã - cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Trung Quốc, 3 tàu của nước này đã đi tuần tra bãi cạn James và các binh lính, sĩ quan trên tàu đã thề sẽ bảo vệ chủ quyền. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bắc Kinh đang quyết liệt theo đuổi việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông với các nước láng giềng và đối thủ mới lần này của họ là Malaysia . Trước đó, trong những năm qua, Trung Quốc liên tục có những hành động thách thức chủ quyền của Philippines và Việt Nam ở Biển Đông.
Nhóm 3 tàu trên gồm một tàu đổ bộ có tên Changbaishan và hai tàu khu trục, Tân Hoa xã đưa tin
"Trong buổi lễ được thực hiện ở khu vực bãi cạn Zengmu, các binh lính và sĩ quan trên 3 con tàu của Trung Quốc đã tuyên thệ sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hàng hải của đất nước", Tân Hoa xã cho hay". Bãi cạn Zengmu là tên gọi của Trung Quốc đối với bãi cạn James.
Tờ báo của Trung Quốc cho biết, Chỉ huy nhóm tàu - ông Jiang Weilie "đã kêu gọi binh lính và các sĩ quan luôn chuẩn bị sẵn sàng để chiến đấu, tăng cường năng lực chiến đấu và dẫn đầu các lực lượng trong việc giúp xây dựng đất nước Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải".
Trung Quốc đang ngày càng lấn tới trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với các nước láng giềng. Trung Quốc đang có tranh chấp ở Biển Đông với Philippines , Việt Nam , Malaysia , Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này.
Bắc Kinh coi bãi cạn James là một phần cực nam thuộc lãnh thổ của nước này.
Hồi tháng 3 năm ngoái, Bắc Kinh đã khiến cộng đồng quốc tế "sốc" khi lần đầu tiên ngang nhiên tiến hành một cuộc tập trận hải quân rầm rộ ở khu vực bãi cạn James, cách bờ biển Malaysia chỉ khoảng 80km trong khi cách Trung Quốc tới 1.800km. Đội tàu chiến gồm tàu khu trục lớn Lanzhou, hai tàu khu trục nhỏ Yulin và Hengshui cùng với tàu đổ bộ Jinggangshan đã tiến hành các bài diễn tập đổ bộ và bắn súng trong cuộc tập trận ở bãi cạn James. Các tàu mà Trung Quốc đưa đến sát bờ biển Malaysia là những tàu thuộc dạng hiện đại nhất và có khả năng nhất của Hải quân Trung Quốc.
Giới chuyên gia có chung nhận định, sự xuất hiện lần đầu tiên của đội tàu chiến Trung Quốc ở dãy đảo cách bờ biển của họ tới 1.800km là dấu hiệu rõ ràng cho thấy, Trung Quốc đang tiến tới thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Bắc Kinh rõ ràng đang đẩy mạnh việc xác lập "chủ quyền" theo đường lưỡi bò hay còn gọi là đường 9 đoạn hết sức phi lý và ngang ngược của họ.
Bãi cạn James là nơi tranh chấp giữa Trung Quốc và Malaysia . Malaysia được cho là cũng từng kêu gọi Mỹ giúp họ đối phó với những nỗ lực ngày một hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong việc giành giật bãi cạn James - một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và phong phú sản vật biển.
Động thái đưa tàu tuần tra đến bãi cạn James của Trung Quốc diễn ra sau khi nước này vừa khiến Philippines, Mỹ và nhiều nước khác bất bình về việc đưa ra áp dụng một quy định mới đầy phi lý, trong đó Trung Quốc yêu cầu các tàu thuyền đánh cá của các nước phải xin phép họ trước khi muốn vào các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông để thực hiện hoạt động đánh bắt cá hoặc nghiên cứu.
Thủ tướng Nhật: Sự thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào niềm tin
Liên quan đến các tranh chấp mà Trung Quốc đang có với các nước láng giềng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm qua đã nhắc nhở nước láng giềng Trung Quốc rằng, sự tăng trưởng kinh tế của nước này đòi hỏi phải dựa vào việc xây dựng niềm tin, sự tin tưởng chứ không phải là gây căng thẳng với các nước xung quanh.
Một Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự trong suốt 20 năm qua là mối quan ngại nghiêm trọng đối với các nước trong khu vực, ông Abe đã nói như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn CNN từ Davos, Thụy Sỹ. Đây là nơi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo được phơi bày rõ nét tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi tuần trước.
"Đối với Trung Quốc, để tiếp tục hưởng sự thịnh vượng kinh tế, nước này cần phải củng cố niềm tin trong các mối quan hệ quốc tế chứ không phải là khuấy lên những căng thẳng. Và điều quan trọng là Trung Quốc phải hiểu thực tế này", ông Abe nhấn mạnh trên chương trình "Fareed Zakaria GPS".
"Sự bành trướng quân sự sẽ chẳng đóng góp được gì cho tương lai cũng như sự tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của nước này", Thủ tướng Nhật Bản nói thêm.
Nhật Bản và Trung Quốc đang có cuộc tranh chấp cực kỳ quyết liệt ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Abe kể từ khi ông lên cầm quyền cách đây hơn một năm là khôi phục lại nền kinh tế trì trệ của Nhật Bản. Tuy nhiên, ông này cũng cam kết củng cố sức mạnh quân sự của Nhật Bản để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và hung hăng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Triều Tiên: "Hàn Quốc báng bổ thiện chí hòa bình" Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm 5/1 đã lên tiếng chỉ trích việc Hàn Quốc nghi ngờ thiện chí hòa bình nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Phát ngôn viên Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên khẳng định phản ứng của Hàn Quốc trước đề nghị hòa bình của...