Philippines tố Trung Quốc muốn ‘chiếm thêm’ ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói Trung Quốc duy trì hiện diện của dân quân biển và thể hiện mưu đồ “chiếm thêm các khu vực ở Biển Đông”.
“Sự hiện diện liên tục của dân quân biển Trung Quốc trong khu vực cho thấy mưu đồ của họ nhằm chiếm thêm những khu vực ở Biển Đông. Họ đã từng làm điều này ở bãi cạn Scarborough, vi phạm chủ quyền Philippines và luật pháp quốc tế”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong thông cáo hôm nay.
Đây là lần thứ hai Bộ trưởng Lorenzana đề cập tới sự hiện diện của nhóm tàu cá Trung Quốc ở bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Quan chức Philippines hôm 3/4 cho biết còn khoảng 44 tàu Trung Quốc còn hoạt động trong khu vực.
Tàu Trung Quốc thả neo tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông ngày 23/3. Ảnh: Reuters .
Đội tàu của Trung Quốc neo đậu gần đảo Sinh Tồn Đông từ hôm 7/3, bật đèn suốt đêm mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi. Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc, trong khi phía Bắc Kinh cho rằng đây là các tàu cá lánh nạn vì thời tiết xấu.
Nhiều nước đã bày tỏ lo ngại tình hình căng thẳng ở khu vực và phản đối động thái mang tính đe dọa của đội tàu Trung Quốc. Nhà Trắng ngày 31/3 cho biết cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và người đồng cấp Philippines đã thảo luận về hoạt động của hơn 200 tàu cá Trung Quốc ở Biển Đông, cùng bày tỏ quan ngại về sự kiện này và cam kết “tiếp tục phối hợp chặt chẽ ứng phó với các thách thức ở Biển Đông”.
Video đang HOT
Sau nhiều ngày neo đậu, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực vào ngày 31/3.
Ba tuần hiện diện của hơn 200 tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Đồ họa: Tạ Lư .
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực”, bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Toan tính của Trung Quốc khi triển khai 200 tàu cá trên Biển Đông Dân quân biển – ‘vòi bạch tuộc’ trong chiến thuật vùng xám Trung Quốc
Trung Quốc 'trấn an' Philippines về luật hải cảnh
Đại sứ Philippines cho biết Trung Quốc khẳng định luật hải cảnh không nhằm vào quốc gia cụ thể nào và hứa "sẽ kiềm chế".
"Thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Trung Quốc trấn an chúng tôi rằng họ không nhằm vào Philippines hoặc bất cứ quốc gia cụ thể nào và sẽ không sử dụng vũ lực trước", Jose Santiago Sta. Romana, đại sứ Philippines tại Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 17/2.
Sta. Romana đưa ra bình luận trên khi được hỏi rằng liệu Philippines có nên triệu tập đại sứ Trung Quốc vì luật hải cảnh, có hiệu lực từ 1/2, cho phép các tàu tuần tra của Trung Quốc nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền.
"Phía Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ kiềm chế", Sta. Romana nói.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Đại sứ Philippines cho biết luật hải cảnh Trung Quốc, được thông qua vào cuối tháng 1, sử dụng "ngôn ngữ ôn hòa hơn" so với dự thảo ban đầu. "Chúng tôi đã theo dõi luật hải cảnh", Sta. Romana nói. "Mặc dù việc này gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, ngôn ngữ thực sự ôn hòa hơn so với phiên bản đầu tiên khi Trung Quốc bắt đầu xem xét đạo luật".
Sta. Romana cho biết Philippines phản đối việc luật hải cảnh được áp dụng cho tất cả vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. "Như đã giải thích trong công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi phản đối ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng vũ lực và đặc biệt là khả năng áp dụng luật này ở những vùng chúng tôi coi là bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hoặc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", Sta. Romana nói.
Luật hải cảnh Trung Quốc khiến nhiều quốc gia láng giềng lo ngại Bắc Kinh có thể áp dụng cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp biển đảo, bao gồm Biển Đông. Trung Quốc nêu yêu sách với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua.
Philippines gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin gọi đây là "lời đe dọa chiến tranh với bất cứ quốc gia nào từ chối đạo luật".
Locsin hồi tuần trước cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng. "Tới nay chưa có sự cố nào xảy ra", Locsin nói trên kênh ABS-CBN News Channel. "Nếu có sự cố, tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ nhiều điều xảy đến thay vì một lời phản đối".
Antonio Carpio, cựu phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines, nói nước này nên cùng các quốc gia Đông Nam Á khác phản đối Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, song Ngoại trưởng Locsin bác đề xuất này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines hồi đầu tháng 2 tuyên bố luật hải cảnh của nước này là "đạo luật trong nước", cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp với cho các tranh chấp với Philippines tại Biển Đông thông qua đàm phán.
Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Philippines sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào cuối năm 2016, hứa đầu tư và hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này. Trung Quốc hồi tháng 1 cam kết gửi 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Philippines.
Nếu Philippines làm điều này đối phó TQ, chạm trán ở Biển Đông sẽ gia tăng Một số nhà quan sát nhận định, nguy cơ xảy ra chạm trán giữa các lực lượng phi quân sự ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông nhiều khả năng sẽ gia tăng nếu Philippines triển khai lực lượng dân quân trên biển. Các tàu tuần duyên Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough năm 2017. Ảnh: Reuters Tờ SCMP hôm 24/10 đưa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran - Mỹ bất đồng trước đàm phán

Israel biến 30% diện tích Gaza thành vùng đệm, tuyên bố chặn viện trợ

Tổng thống Putin ca ngợi tỉ phú Musk

WTO, Ngân hàng Thế giới cảnh báo hậu quả chính sách thuế quan của ông Trump

Tuyết rơi dày bất thường tại dãy Alps

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Litva tăng cường năng lực phòng thủ tại Suwaki Gap nhằm ứng phó nguy cơ từ Nga

Hy vọng mong manh về lệnh ngừng bắn toàn diện giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc tung loạt biện pháp thúc đẩy tiêu dùng dịch vụ nội địa

Toàn cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc từ đầu năm tới nay

Mỹ rút quân khỏi Syria: Khép lại một chương, mở ra rủi ro mới?

Toàn cảnh vụ cựu binh Mỹ bị bắn hạ khi dùng vũ khí khống chế cướp máy bay dân sự
Có thể bạn quan tâm

Một năm sau khi ly hôn, con dâu cũ bỗng dưng xuất hiện, trả cho tôi 50 triệu và quỳ xuống cầu xin một việc khiến tôi không chấp nhận được
Góc tâm tình
20:49:36 18/04/2025
Bà xã Lee Byung Hun sốc nặng khi sinh con thứ 2: "Tôi nghĩ con của mình đã bị tráo đổi"
Sao việt
20:47:02 18/04/2025
Khởi tố Chi cục trưởng Chi cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai Hưng Yên
Pháp luật
20:46:50 18/04/2025
Chuyện gì đã xảy ra khiến Lee Dong Gun (Chuyện Tình Paris) bị chỉ trích thậm tệ?
Sao châu á
20:00:43 18/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món khoái khẩu, ngon lại dễ làm
Ẩm thực
19:56:35 18/04/2025
Keysight giới thiệu giải pháp AI Data Centre Builder giúp tối ưu hóa kiến trúc mạng
Thế giới số
19:20:43 18/04/2025
Garnacho bị Amad mắng vì bỏ lỡ không tưởng
Sao thể thao
19:04:14 18/04/2025
Phó Thủ tướng chỉ đạo nóng về diễn biến giá vàng trong nước
Tin nổi bật
18:49:51 18/04/2025
Cái nhìn mới mang tin vui cho thiết kế iPhone 17 Pro
Đồ 2-tek
18:41:20 18/04/2025