Philippines “tố” quân đội Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa hòa bình
Philippines hôm qua cáo buộc rằng sự hiện diện quân sự và bán quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông là mối đe dọa với hòa bình khu vực.
Các tàu Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền nhưng Bắc Kinh đã chiếm quyền kiểm soát từ năm ngoái.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đưa ra những bình luận trên tại một thông cáo báo chí tại diễn đàn an ninh khu vực, có sự tham gia của những người đồng cấp từ 10 quốc gia thành viên khối ASEAN và Trung Quốc.
“Ông Del Rosario hôm nay đã bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về tình trạng quân sự hóa ngày càng gia tăng ở Biển Đông”, tuyên bố viết.
Ngoại trưởng Philippines cho hay “có sự hiện diện lớn của các tàu quân sự và bán quân sự tại 2 nhóm đảo nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines”.
Ông Del Rosario miêu tả sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại các nhóm đảo này là “mối đe dọa đối với các nỗ lực nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Theo ông Del Rosario, các hành động của Trung Quốc đã vi phạm một thỏa thuận ký kết năm 2002 trong đó các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông cam kết không có các hành động có thể gây căng thẳng.
Video đang HOT
“Tuyên bố quy tắc ứng xử Biển Đông năm 2002 (DOC) mà các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký yêu cầu các quốc gia liên quan giải quyết các tranh chấp “mà không được dùng biện pháp đe dọa hay sử dụng vũ lực”.
“Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc giải quyết các tranh cãi một cách hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, tuân thủ luật pháp quốc tế”, ông Del Rosario nói.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ của các quốc gia láng giềng.
Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Biển Đông.
Căng thẳng đã gia tăng trong những năm gần đây khi Philippines và một số gia khác bày tỏ lo ngại về sự hung hăng của quân đội Trung Quốc và các mánh khóe ngoại giao để tăng cường kiểm soát vùng biển.
Manila cáo buộc Manila chiếm đóng bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham), vốn gần bờ Philippines hơn Trung Quốc, trong hơn 1 năm qua.
Theo Dantri
Biển đông là tiêu điểm của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN
Hôm nay, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) sẽ khai mạc tại Brunei với hai chủ đề nghị sự chính là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế vào năm 2015 và thúc đẩy cho ra đời Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Biển đông là tiêu điểm của Hội nghị ngoại trưởng ASEAN.
Đây là lần đầu tiên các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp trở lại kể từ sau sự cố tại Hội nghị AMM năm ngoái ở Campuchia, trong đó các ngoại trưởng đã không thể ra được Tuyên bố chung do những bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, năm nay, dưới quyền Chủ tịch của Brunei, dự kiến các cuộc thảo luận, nhất là về Biển Đông, sẽ tập trung hơn.
"ASEAN đã có một năm đầy khó khăn. Sự tập trung và thống nhất của ASEAN bị thử thách trong bối cảnh hiệp hội đang trở thành một khu vực, nơi lợi ích của các cường quốc có thể khác biệt. Chúng ta cần phải thực tế để đối phó với tình thế đó", Ngoại trưởng Singapore K Shanmugam kêu gọi.
Cũng theo ông K Shanmugam, nhờ duy trì thống nhất và tập trung, ASEAN ngày càng được các cường quốc và các nước đối tác đối thoại coi trọng. Nhiều quốc gia đã trở thành đối tác đối thoại của ASEAN, song điều đó không có nghĩa Hiệp hội sẽ có một hành trình dễ dàng nếu giữa các nước thành viên vẫn bị chia rẽ và thúc đẩy bởi các lợi ích ly tâm.
Giáo sư Simon Tay -Chủ tịch Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế của Singapore- cũng cho rằng yếu tố đoàn kết, nhất tâm và cộng đồng lợi ích có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, cũng như xây dựng một nền hòa bình ổn định ở châu Á.
"Đề xuất của ASEAN về một Bộ quy tắc ứng xử (COC) có ý nghĩa rất quan trọng. Trung Quốc rõ ràng không bị muốn rơi vào tình trạng &'thân cô, thế cô' trước 10 nước ASEAN. Philippines cũng không muốn "một mình một ngựa". Vì thế các nước ASEAN còn lại phải sớm tìm ra sự cân bằng và trung lập nào đó để giải quyết vấn đề này", Giáo sư Simon Tay nói.
Giải thích rõ hơn về quan điểm này, Giáo sư Simon Tay nêu lại chuyến thăm 4 nước Đông Nam Á của tân Ngoại trưởng Trung Quốc và việc Philippines hầu như không nhận được sự ủng hộ rõ ràng nào từ các nước thành viên còn lại trong ASEAN trong việc nộp hồ sơ kiện Trung Quốc lên Liên hợp quốc.
"Tân Ngoại trưởng Trung Quốc đã công du 4 nước trong khu vực để nói về cách thức thực hiện và khuôn khổ của COC. Rõ ràng Trung Quốc cũng có những quan ngại của họ trong vấn đề này. Họ lo sợ tất cả các nước ASEAN khác cũng sẽ có lập trường giống Manila", ông Simon Tay nói thêm.
Kể từ khi các nước ASEAN đưa ra đề xuất về COC đến nay, các cuộc gặp đầu tiên để thảo luận về văn kiện ràng buộc này đã được khởi động nhưng tiến triển rất chậm.
"Xây dựng COC là một tiến trình lâu dài, bởi cần phải có các cuộc thương thảo chi tiết, mà chúng tôi thì vừa mới bắt đầu. Quá trình thảo luận sẽ có thăng có trầm, có khác biệt liên quan đến những lợi ích quốc gia của các nước, và rất có thể sẽ xảy ra tình huống khó xử", Ngoại trưởng Singapore Shanmugam giải thích.
Ngoài vấn đề Biển Đông, dự kiến vấn đề khói bụi trong khu vực cũng sẽ là một chủ đề nóng tại các cuộc hội nghị. Ông Shanmugam nhấn mạnh rằng đây không phải vấn đề của riêng Singapore, Malaysia hay Indonesia mà là của cả khu vực.
Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng tập trung thảo luận về lộ trình hướng đến viễn cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Theo kế hoạch, sau Hội nghị AMM, các đại biểu cũng sẽ tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) với các nước đối tác đối thoại của ASEAN và gặp gỡ người đồng cấp các nước trong nhóm 3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Theo Dantri
Biển Đông là trọng tâm của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN Các nhà ngoại giao cấp cao Đông Nam Á hôm nay tham dự diễn đàn khu vực, với trọng tâm là giảm bớt căng thẳng với Trung Quốc về các tranh chấp trên Biển Đông, trong bối cảnh xuất hiện cảnh báo về xung đột trực tiếp có thể diễn ra. Các tàu hải quân Trung Quốc tập trận trên Biển Đông hồi...