Philippines tính xây căn cứ hậu cần lớn ở Biển Đông đối phó Trung Quốc
Quân đội Philippines đang lên kế hoạch biến đảo Thị Tứ ở Biển Đông thành trung tâm hậu cần quân sự để rút ngắn thời gian phản ứng trước các sự cố trong khu vực.
Máy bay quân sự Philippines hạ cánh trái phép trên đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG PHILIPPINES
Đảo Thị Tứ (hay Pag-asa theo cách gọi của Manila) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Philippines chiếm đóng và kiểm soát. Đây cũng là thực thể lớn nhất trong số các thực thể Philippines đang kiểm soát ở Trường Sa, nằm cách đảo Palawan khoảng 400km về phía tây.
“Chúng tôi đã đưa ra đề xuất biến Pag-asa thành một trung tâm hậu cần để các tàu của chúng ta, thay vì quay trở lại thành phố Puerto Princesa để tiếp nhiên liệu, sẽ lấy nguồn tiếp tế ở đó”, tướng Cirilito Sobejana – người đứng đầu các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) – khẳng định trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh dzBB ngày 4-5.
Video đang HOT
Theo tướng Sobejana, quân đội Philippines có thể tiến hành các cuộc tuần tra hiệu quả hơn nếu đảo Thị Tứ trở thành một trung tâm hậu cần quân sự lớn. “Các tàu của Philippines sẽ không phải đi xa như trước đây nữa, sẽ không bị gián đoạn trong các cuộc tuần tra chủ quyền”, ông Sobejana nêu lập luận.
Mặc dù chỉ cách thành phố Puerto Princesa trên đảo Palawan khoảng 400km, ông Sobejana cho biết các tàu tuần tra của Philippines thường mất nhiều tuần liền khi di chuyển từ quần đảo Trường Sa để nhận tiếp tế.
Người đứng đầu AFP còn cho rằng Manila có thể xây dựng “các cơ sở giải trí” trên đảo Thị Tứ. “Họ đã tuần tra trên biển. Nếu cập bến tàu trên Pag-asa, nên có vài nơi tham quan và thư giãn”, tướng Sobejana vẽ ra viễn cảnh và cho rằng điều này là cần thiết để binh sĩ Philippines “cân bằng cuộc sống”.
Hồi năm ngoái, Philippines đã ngang nhiên cải tạo và xây thêm một số cấu trúc trên đảo Thị Tứ để tàu chở hàng hóa và binh sĩ có thể tới đảo trong mọi điều kiện thời tiết. Theo báo Inquirer , chính quyền Manila đang lên kế hoạch cải tạo đường băng dài hơn 1.300m đang bị xuống cấp trên đảo Thị Tứ.
Tàu đổ bộ của Philippines tại đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG PHILIPPINES
“Quân đội Philippines sẽ không bị đe dọa. Chúng tôi sẽ tiếp tục các nhiệm vụ của mình, sẽ thách thức Trung Quốc và có các biện pháp đối phó với họ”, tướng Sobejana khẳng định với đài dzBB.
Sự xuất hiện của hàng trăm tàu cá Trung Quốc đáng ngờ ở đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi cuối tháng 3 vừa qua đã tạo ra căng thẳng hiếm thấy giữa Manila và Bắc Kinh trong vòng 5 năm qua.
Philippines, một trong số các bên có tuyên bố chủ quyền với đá Ba Đầu của Việt Nam, đã phản đối sự hiện diện của tàu Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh rút khỏi khu vực.
Bộ Quốc phòng Philippines kế đó tuyên bố sẽ cử tàu tới đồn trú gần đá Ba Đầu để phòng hờ Trung Quốc. Trước chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh (sử dụng tàu dân quân ngụy trang tàu cá và hải cảnh để đe dọa nước khác – PV), Philippines đã triển khai tàu tuần duyên kết hợp với tàu bảo vệ nghề cá tiến hành các đợt tuần tra Biển Đông.
Rơi máy bay trực thăng quân sự ở Phlippines, 1 phi công thiệt mạng
Quân đội Philippines ngày 27/4 cho biết một trực thăng của Không quân Phlippines (PAF) đã rơi xuống biển ngoài khơi thành phố Getafe, tỉnh Bohol ở miền Trung Philippines, làm 1 phi công thiệt mạng và 3 thành viên phi hành đoàn bị thương.
Trung tá Maynard Marino cho biết chiếc trực thăng tấn công MD520MG đang bay bảo dưỡng thì bị rơi lúc 9h30 sáng (giờ địa phương). Chiếc máy bay thuộc Không đoàn 15 của PAF cất cánh từ căn cứ không quân trên đảo Mactan, tỉnh Cubu gần đó.
Một cuộc điều tra đang tiến hành để xác định nguyên nhân vụ tai nạn và PAF quyết dịnh dừng hoạt động đối với phi đội MG520 trong khi cuộc điều tra đang diễn ra.
Đây là vụ rơi máy bay trực thăng thứ 2 của Không quân Phlippines trong năm nay. Trước đó, ngày 16/1, 1 máy bay trực thăng UH-1 đã bị rơi ở tỉnh Bukidnon, miền Nam Philippines, làm 7 binh sĩ thiệt mạng.
Quân đội Philippines nói 'để ngỏ' mọi khả năng ở Biển Đông Bộ Quốc phòng Philippines cho biết "tất cả lựa chọn đều để ngỏ", gồm hợp tác với Mỹ, khi căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Biển Đông. "Trước diễn tiến tình hình ở Biển Đông, chúng tôi luôn để ngỏ mọi lựa chọn để ứng phó, gồm tận dụng quan hệ đối tác với các quốc gia khác, như Mỹ", phát...