Philippines tính cách ngăn Bắc Kinh xây đảo trên Biển Đông
Chính phủ Philippines đang cân nhắc đề ra các biện pháp tạm thời ngăn chặn hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh trên Biển Đông ngay sau khi Tòa án Trọng tài thường trực của Liên Hợp Quốc (PCA) tuyên bố có thẩm quyền xem xét vụ kiện Trung Quốc.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima. (Ảnh: Inquirer)
Sau khi tham dự phiên điều trần thứ nhất của Philippines tại PCA, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima ngày 11/7 tuyên bố “nếu PCA tuyên bố có thẩm quyền xét xử vụ Manila kiện Bắc Kinh về Biển Đông, chính phủ Philipines sẽ xem xét khả năng đề nghị tư pháp quốc tế cho áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại các khu vực tranh chấp”, báo MB của Philippines cho hay.
Báo MB cũng cho biết thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonia Carpio trước đó từng lập luận rằng Điều 290 trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển cho phép thực hiện các biện pháp như vậy.
Điều 290 ghi rõ nếu một vụ tranh chấp được đệ trình lên tòa có thẩm quyền xét xử theo đúng thủ tục, tòa án có thể đưa ra mọi biện pháp bảo đảm tạm thời phù hợp với từng tình huống, để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hoặc để ngăn những tổn lại lớn tới môi trường biển, trong khi chờ phán quyết cuối cùng.
“Hiện đội ngũ chuyên gia pháp lý của Philippines đang nghiên cứu khả năng này. Và nếu tòa phán quyết có thẩm quyền trong vụ việc này, đó chính là bước đi tiếp theo của Manila. Dù vậy, cũng cần thận trọng nghiên cứu”, bà Lima cho biết.
“Chúng tôi vẫn đang có những vấn đề cần vượt qua trong phiên điều trần về thẩm quyền của Tòa. Đó là vấn đề cơ bản và nền tảng. Đầu tiên, chúng tôi cần vượt qua vấn đề này”, Bộ trưởng Tư pháp Philippines nói.
Video đang HOT
Năm 2003, Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện của Philippines và khẳng định PCA không có thẩm quyền xem xét hồ sơ vụ kiện.
Hiện Tòa PCA đang xét xử vụ kiện của Manila đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh (kéo dài từ ngày 7/7-13/7), tòa tuyên bố để ngỏ khả năng cho Trung Quốc tham dự tiến trình tố tụng bất kỳ lúc nào. Việt Nam và một số bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc
Trước tòa, Ngoại trưởng Philippines lập luận trước Tòa trọng tài rằng Trung Quốc đang dùng “chiến thuật cắt lát”, tạo “sự đã rồi” trên khắp Biển Đông. Ông cũng cho rằng vụ kiện này không chỉ quan trọng với Manila, mà còn với tất cả bên có tranh chấp trên Biển Đông và các thành viên của UNCLOS.
Phó phát ngôn tổng thống Philippines Abigail Valte cuối tuần trước cho biết phái đoàn nước này đã trình bày về các quan ngại trước tình hình môi trường và đánh bắt cá tại Biển Đông.
Bạch Trúc
Theo Dantri/ MB
Philippines tố cáo Trung Quốc phá môi trường Biển Đông
Trong phiên xử ngày thứ hai của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan), các cố vấn luật nước ngoài của Philippines đã tố cáo Trung Quốc tàn phá môi trường Biển Đông, đồng thời khẳng định tòa có quyền phán quyết vụ việc này.
Phái đoàn Phillippines trong phiên điều trần trước Tòa trọng tài
Tờ Philstar dẫn lời bà Abigail Valte, phó phát ngôn tổng thống Philippines cho biết trong phiên xử ngày 8/7 (giờ địa phương) của Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan), phái đoàn nước này đã trình bày về các quan ngại trước tình hình môi trường và đánh bắt cá tại Biển Đông.
Ngoài ra, các luật sư cũng vận dụng nhiều luận cứ chứng tỏ rằng vụ việc này nằm trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), và không phải là một ngoại lệ của công ước này.
"Vào sáng qua, Giáo sư Philippe Sands người Anh (Đại học London) đã trả lời các câu hỏi mà thẩm phán Tòa trọng tài thường trực hỏi từ ngày 7/7", phát ngôn viên Valte cho hay.
Theo bà Valte, các cố vấn Lawrence Martin, Bernard Oxman và Paul Reichler sau đó đã trình bày các luận điểm chứng minh rằng Tòa trọng tài thường trực La Haye đủ thẩm quyền tài phán đối với vụ Philippines kiện Trung Quốc theo quy định của UNCLOS.
Trong phiên xử chiều 8/7, Giáo sư Alan Boyle người Anh, chuyên gia công pháp quốc tế (ĐH Edinburgh), trình bày luận cứ khẳng định các hoạt động nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đã hủy hoại môi trường Biển Đông và gây ảnh hưởng cho việc đánh cá của Philippines.
Cuối phiên điều trần trong ngày thứ hai, Giáo sư Philippe Sands đại diện phái đoàn của Manila, tóm tắt các phát biểu của phái đoàn Philippines trước tòa trọng tài thường trực.
Philstar dẫn lời chuyên gia Jay Batongbacal (Philippines) cho biết có thể phải mất 3 tháng để Tòa trọng tài thường trực tuyên bố về thẩm quyền phán quyết của tòa trong vụ kiện này. Theo ông Batongbacal, vụ kiện khá phức tạp bởi Trung Quốc có đến 13 yêu sách chủ quyền.
Philippines được quốc tế ủng hộ
The Strait Times nhận định cho dù Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, thắng lợi này chỉ mang tính biểu tượng, vì Trung Quốc từng tuyên bố không chấp nhận phán quyết đó.
Dù vậy, tờ Phil Star ngày 9/7 nhận định vụ Philippines kiện Trung Quốc đang nhận được sự ủng hộ đồng tình của cộng đồng quốc tế. Cả thế giới đang quan ngại sâu sắc về "mối đe dọa Trung Quốc" trong bối cảnh nước này "muốn áp đặt ý muốn lên châu Á". Thậm chí, Bắc Kinh đã trở thành chủ đề trong chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mỹ.
Philstar nhận định cuộc điều trần của phái đoàn Philippines trước Tòa trọng tài thường trực La Haye là bước ngoặt quan trọng. Nếu Tòa bác bỏ quyền tài phán với vụ kiện này, Philippines phải bắt đầu lại từ đầu. Manila buộc phải tìm tòa án khác có thẩm quyền hoặc tìm luận cứ khác để tiếp tục vụ kiện ở Tòa trọng tài thường trực. Bằng như tòa quyết định có đủ thẩm quyền, đây là chiến thắng vang dội đầu tiên của Philippines.
Hãng tin Mỹ AP mới đây cũng dẫn lời Thẩm phán Tòa án tối cao Philippines Antonio Carpio cho rằng một phán quyết có lợi cho Manila sẽ khiến Bắc Kinh bẽ mặt trước cộng đồng quốc tế. Giới phân tích cho rằng, một phán quyết có lợi cho Philippines sẽ giúp Việt Nam và các nước khác cũng có cơ hội tốt để theo đuổi sự vận động pháp lý tương tự như Philippines để ép Trung Quốc phải trở lại bàn đàm phán về chủ quyền.
Tòa trọng tài thường trực tuyên bố để ngỏ khả năng cho Trung Quốc tham dự tiến trình tố tụng bất kỳ lúc nào. Báo chí Philippines ngày 8/7 đưa tin, Việt Nam và một số bên liên quan trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Trung Quốc được Tòa trọng tài cho phép dự vụ kiện của Manila đối với "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh (kéo dài từ ngày 7/7-13/7). Trong ngày làm việc đầu tiên tại The Hague, Ngoại trưởng Philippines lập luận trước Tòa trọng tài rằng Trung Quốc đang dùng "chiến thuật cắt lát", tạo "sự đã rồi" trên khắp Biển Đông. Ông cũng cho rằng vụ kiện này không chỉ quan trọng với Manila, mà còn với tất cả bên có tranh chấp trên Biển Đông và các thành viên của UNCLOS.
Bạch Trúc
Theo Dantri/Philstar, AP
Philippines vạch rõ chiến lược "cắt lát Biển Đông" của Trung Quốc trước tòa Ngoại trưởng Philippines lập luận trước Tòa trọng tài rằng Trung Quốc đang dùng "chiến thuật cắt lát", tạo "sự đã rồi" trên khắp Biển Đông. Ông cũng cho rằng vụ kiện này không chỉ quan trọng với Manila, mà còn với tất cả bên có tranh chấp trên Biển Đông và các thành viên của UNCLOS. Tòa PCA đang mở phiên điều...