Philippines thuê 5 máy bay của Nhật Bản để tăng cường tuần tra hàng hải
Chính phủ Nhật Bản đã đồng ý cho Philippines thuê lại 5 máy bay giám sát hạng nhẹ để giúp Manila tăng cường hoạt động tuần tra hàng hải của nước này, Philstar đưa tin ngày 26/10.
Các máy bay TC-90 của Nhật Bản (Ảnh: Philstar)
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Tài chính của Philippines, ông Raymundo de Vera Elefante, cho biết thỏa thuận thuê các máy bay giám sát của Nhật Bản đã được đại diện hai nước ký kết ở Tokyo. Theo đó, chi phí mà Manila phải trả để thuê 4 máy bay cánh quạt hạng nhẹ TC-90 là 7.000 USD/năm, còn máy bay chiến đấu TC-90 là 2.000 USD/năm.
“Thỏa thuận thuê máy bay này gần như là miễn phí. Việc đào tạo cũng sẽ được miễn phí và các máy bay này sẽ giúp chúng tôi (Philippines) trong việc bảo vệ bờ biển của nước mình từ trên không”, Philstar dẫn lời ông Elefante, đại diện cho phía Philippines ký thỏa thuận với Nhật Bản, nói, đồng thời cho biết thêm rằng thỏa thuận này sẽ được làm mới lại theo từng năm.
Các máy bay TC-90 sẽ được điều động từ kho chứa của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và lên đường sang Philippines trong thời gian tới. Phạm vi tuần tra của các máy bay TC-90 lớn gấp đôi so với các máy bay đang hoạt động của Philippines, vốn chỉ đạt phạm vi tối đa khoảng 300 km.
Video đang HOT
Cũng theo ông Elefante, Philippines sẽ sử dụng các máy bay thuê lại của Nhật Bản cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo và thảm họa, cùng với đó là các sứ mệnh bảo đảm an ninh hàng hải. Manila dự kiến sử dụng các máy bay này trong vòng 20 năm trong khi chờ quân đội nước này nâng cấp các trang thiết bị quân sự nội địa.
Philippines được cho là đang tăng cường khả năng phòng vệ trên biển trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc liên quan tới tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn chưa được giải quyết triệt để. Ngày 24/10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đã thay mặt chính phủ Philippines ký hợp đồng mua hai tàu hộ tống trị giá 337 triệu USD với Tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai của Hàn Quốc. Đây là hợp đồng mua sắm tốn kém nhất của quân đội Philippines kể từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống hồi cuối tháng 6.
Theo lời người phát ngôn Hải quân Philippines, Đại tá Lued Lincuna, việc mua 2 tàu hộ tống tối tân trên là một bước tiến lớn đối với Hải quân Philippines trong việc xây dựng một lực lượng “tầm cỡ thế giới và được trang bị tốt”, có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Theo Reuters, các thương vụ mua sắm cho thấy Philippines đang có ý định đa dạng hóa nguồn cung các trang thiết bị quân sự, từ đó giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Trước đó, với tư cách đồng minh lâu năm tại khu vực Đông Nam Á, Washington đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Manila nhằm giúp nước này nâng cao năng lực quân sự trong việc đối phó với nhiều thách thức mới.
Thành Đạt
Theo Tổng hợp
Philippines mua hai tàu hộ tống của Hàn Quốc
Philippines hôm nay ký hợp đồng mua hai tàu hộ tống với một tập đoàn Hàn Quốc nhằm tăng cường khả năng phòng vệ trên biển.
Hình mô phỏng loại tàu hộ tống Hàn Quốc sẽ bán cho Philippines. Ảnh: HHI.
Hợp đồng mua hai tàu hộ tống trị giá 337 triệu USD là bước tiến lớn đối với hải quân Philippines trong việc xây dựng một lực lượng "đẳng cấp thế giới, trang bị đầy đủ" có thể bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Reuters dẫn lời Lued Lincuna, người phát ngôn hải quân Philippines, hôm nay nói.
Theo Lincuna, đây là hợp đồng đắt giá nhất dành cho quân đội Philippines từ khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức hồi tháng 6. Hợp đồng do Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ký với đại diện Tập đoàn công nghiệp nặng Huyndai (HHI) của Hàn Quốc.
Tàu hộ tống có giãn nước 2.600 tấn, tốc độ tối đa 46 km/h, dài 107 m,Inquirer cho biết. Tàu được trang bị tên lửa, ngư lôi, súng, cảm biến điện tử cho phép nó tham gia tác chiến phòng không, trên biển và chống ngầm. Quá trình chuyển giao dự kiến bắt đầu vào năm 2020.
Philippines hồi tháng 9 đề xuất tăng chi quốc phòng năm 2017 thêm 14% nhằm tài trợ chương trình hiện đại hóa quân đội kéo dài 5 năm, trị giá 82 tỷ peso (1,7 tỷ USD), để đuổi kịp các nước láng giềng Đông Nam Á.
Một quan chức quốc phòng Philippines cấp cao nói Manila còn mua 8 phương tiện tấn công đổ bộ từ Washington và ba trực thăng chống ngầm, hai phi cơ tuần tra tầm xa từ một nhà thầu quốc phòng châu Âu. Trước đó, một nhà thầu Israel đã giành được hợp đồng bán ba radar trị giá 2,6 tỷ peso cho Philippines.
Các thương vụ mua sắm cho thấy Manila có ý định đa dạng hóa nguồn cung thiết bị quân sự, tránh phụ thuộc vào Washington. Từ năm 2002 đến 2011, Mỹ hỗ trợ quân sự cho Philippines gần 500 triệu USD trong các giao dịch vũ khí, đào tạo, huấn luyện và chống khủng bố, theo đại sứ quán Mỹ tại Manila.
Như Tâm
Theo VNE
Đội tàu hộ tống hải quân Trung Quốc thăm Campuchia Các chiến hạm Trung Quốc tới thăm hữu nghị Campuchia trong 5 ngày nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng hai nước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (phải) tiếp Đại tá Wang Hongli của hải quân Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. Đội tàu hộ tống hải quân số 23 Trung Quốc đến cảng Sihanoukville hôm 16/10, bắt đầu chuyến...