Philippines “thúc” tòa quốc tế phán quyết về Biển Đông
Nếu tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu một đòn đau trên mặt trận ngoại giao.
Ngày 17/6, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này muốn Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết càng sớm càng tốt về đơn kiện của nước này đối với tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu các luật sư kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan đưa ra quyết định sớm sau khi Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố sẽ không theo kiện, một yếu tố có thể giúp rút ngắn các quá trình phân xử.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ông del Rosario nói với các phóng viên: “Tôi hy vọng sẽ sớm có điều gì đó vào năm sau, vì Trung Quốc không theo kiện và vì tình hình đang ngày càng diễn biến xấu hơn từng ngày trên Biển Đông.”
Philippines bắt đầu đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế từ đầu năm ngoái, sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Đối tượng bị Philippines kiện chính là tuyên bố về “đường lưỡi bò” của Trung Quốc gần như nuốt trọn toàn bộ Biển Đông.
Sau khi nộp đơn kiện, các quan chức Philippines nói rằng tòa án quốc tế có thể mất từ 3 đến 4 năm mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hồi tháng trước, Tòa Trọng tài Thường trực đã yêu cầu Trung Quốc đứng ra tự biện hộ trước đơn kiện của Philippines, tuy nhiên Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối yêu cầu này của tòa án quốc tế.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng hành động này của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì Trung Quốc là một thành viên của công ước này.
Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch biến bãi đá thành đảo để bành trướng chủ quyền
Trong khi đó, Bắc Kinh lại tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp tại các bãi cạn tranh chấp nhằm biến chúng thành các căn cứ quân sự trên biển, thậm chí là cả đường băng quân sự để phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.
Gần đây, Philippines đã tìm cách kêu gọi một lệnh cấm tất cả các bên có liên quan thực hiện các hoạt động xây dựng và mở rộng tại các hòn đảo và rặng đá ngầm tranh chấp, tuy nhiên yêu cầu này của Manila đã bị Bắc Kinh phớt lờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ “có quyền làm bất cứ điều gì họ thích” trên những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, nếu Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết có lợi cho Philippines, đây sẽ là một đòn ngoại giao giáng mạnh vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Theo Khampha
Báo Nhật: Trung Quốc muốn dùng vũ lực trên biển
Trung Quốc đang ráo riết chuẩn bị về vũ khí và chiến lược cho những cuộc xung đột quân sự trên biển.
Ngày 13/6, tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cho rằng Trung Quốc đang xúc tiến tham vọng bành trướng lãnh thổ của mình bằng vũ lực và tăng cường các hành động khiêu khích với các nước láng giềng theo cách đáng báo động. Tờ báo này cũng cho rằng Nhật Bản phải tăng cường cảnh giác với Bắc Kinh và thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác có liên quan.
Hôm thứ Tư, hai chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát sạt hai máy bay quân sự của Nhật Bản trên vùng biển quốc tế ở Đông Hải, thậm chí có một chiếc Su-27 đã tiến sát máy bay Nhật tới 30 mét. Đây là hành động cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới va chạm bất ngờ trên không.
Nhật tố Su-27 Trung Quốc có những hành vi nguy hiểm với máy bay quân sự Nhật
Một vụ việc tương tự diễn ra hồi cuối tháng 5 khiến chính phủ Nhật Bản phải gửi thư phản đối đến Trung Quốc. Yomiuri cho rằng việc tái diễn hành động này là vô cùng nghiêm trọng, thể hiện rằng Trung Quốc đang muốn phô trương sức mạnh với Nhật Bản.
Cũng theo Yomiuri, những hành động hăm dọa của Trung Quốc vẫn đang tiếp diễn trên Biển Đông, và nỗ lực mở rộng lợi ích trên biển của Trung Quốc thông qua vũ lực là "không thể chấp nhận được".
Một báo cáo thường niên gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào khả năng chiến đấu và chiến thắng nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho "những xung đột tiềm tàng trong khu vực, trong đó có các vấn đề liên quan đến Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông."
Báo cáo này của Lầu Năm Góc cũng cho biết Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên vào đầu thập niên 2020, đồng thời tăng cường sức mạnh cho các hạm đội tàu chiến hạng nhẹ kiểu mới phục vụ cho các cuộc đụng độ trên biển trong tương lai.
Theo đó, những chiếc tàu đổ bộ tấn công mà Trung Quốc sẽ chế tạo vào năm 2020 sẽ có thể được sử dụng để tấn công và chiếm giữ các hòn đảo xa. Việc Trung Quốc chế tạo những tàu đổ bộ kiểu này chắc chắn sẽ trở thành mối lo ngại cho Nhật Bản và các nước láng giềng với Trung Quốc.
Tàu đổ bộ lớp Type 071 của hải quân Trung Quốc
Báo cáo của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng không quân Trung Quốc "đang theo đuổi mục tiêu hiện đại hóa ở quy mô chưa từng thấy trong lịch sử". Mục tiêu của động thái này là nhằm tạo điều kiện cho không quân Trung Quốc chiếm thế thượng phong trong các cuộc xung đột trên biển.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch chế tạo hàng loạt máy bay trinh sát không người lái trên biển Hoa Đông và đang trong quá trình chế tạo máy bay không người lái có vũ trang.
Theo tờ Youmiuri, để tăng cường hòa bình và ổn định trong khu vực, Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia khác phải thiết lập những quan hệ hợp tác đa tầng trong cả lĩnh vực quân sự và ngoại giao nhằm củng cố khả năng răn đe đối với Trung Quốc.
Nhật Bản trước hết phải cho phép quân đội nước này thực thi quyền phòng vệ tập thể nhằm tăng cường quan hệ liên minh Mỹ-Nhật. Ngoài ra, Tokyo còn phải mở rộng hợp tác an ninh với các quốc gia khác có chung lợi ích thông qua các cuộc diễn tập quân sự chung và hợp tác thiết bị quân sự, chẳng hạn như hợp đồng chuyển giao công nghệ tàu ngầm với Úc.
Để giữ cho Trung Quốc có cách hành xử đúng đắn trên biển, cả Nhật Bản và Mỹ đều phải tăng cường hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á và EU, đóng vai trò đầu tàu trong việc tạo ra các quy tắc điều chỉnh trong cộng đồng quốc tế và thúc đẩy việc tôn trọng các quy tắc này.
Về phần Trung Quốc, nhật báo Youmiuri cho rằng chính phủ nước này không còn cách nào khác ngoài việc cần phải minh bạch hơn trong vấn đề ngân sách quốc phòng và mua sắm, chế tạo vũ khí. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải chấm dứt ngay các hành vi khiêu khích đầy nguy hiểm đối với các nước láng giềng, đặc biệt là trong tranh chấp biển đảo.
Theo Khampha
Philippines kịch liệt lên án chủ nghĩa bành trướng TQ Philippines cho rằng TQ sẽ tìm cách xâm lấn càng nhiều đảo càng tốt trước khi đi đến ký kết COC với ASEAN, bởi COC không có tác dụng hồi tố. Ngày 5/6, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng chỉ trích "kế hoạch bành trướng" của Trung Quốc khiến các nước nghi ngờ về mong muốn xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử...