Philippines thông báo có đủ vaccine cho 100 triệu dân
Ngày 14/9, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez thông báo nước này đã có đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho 100 triệu người dân từ nay tới cuối năm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Carlos Dominguez, tính tới ngày 12/9, số vaccine được tài trợ và đặt mua của chính phủ đã đạt mức 121,13 triệu liều. Khoảng 50,21 triệu liều khác được quyên góp từ các đối tác song phương và qua chia sẻ của cơ chế COVAX. Ngoài ra, 24,12 triệu liều vaccine được các chính quyền địa phương và công ty tư nhân đặt mua sẽ giúp mở ra khả năng đủ vaccine tiêm cho 100 triệu người dân quốc gia Đông Nam Á này.
Tới nay, Philippines đã tiêm hơn 39 triệu liều vacicne ngừa COVID-19, trong đó có trên 17 triệu người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi.
Video đang HOT
Dự kiến, thủ đô Manila sẽ ngưng các hạn chế vì dịch COVID-19 diện rộng từ ngày 16/9 tới trong khi Chính phủ Philippines tiến hành thử nghiệm thí điểm về giãn cách xã hội theo khoanh vùng tại thủ đô. Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ đi kèm với 5 mức cảnh báo để xác định phạm vi được phép vận hành của các đơn vị kinh doanh. Việc giãn cách xã hội theo khoanh vùng sẽ nhắm đến các tòa nhà, đường phố hoặc khu dân cư nhất định thay vì bao phủ toàn thành phố như hiện nay. Nếu thành công, “công thức” tương tự có thể được áp dụng trên khắp Philippines.
Thay đổi trong chiến thuật COVID-19 của Chính phủ Philippines cũng có thể sớm tạo điều kiện cho các trường học mở lớp trực tiếp có giới hạn và những cơ sở giải trí trong nhà hoạt động trở lại ở khu vực có tỷ lệ lây lan thấp cùng năng lực y tế tương xứng.
Manila với 13 triệu người là điểm nóng dịch của Philippines. Chỉ tính riêng trong 30 ngày qua, tổng số ca mắc mới COVID-19 của Manila đã chiếm tới hơn 1/5 số ca của toàn quốc là 2,2 triệu trường hợp.
Hệ số lây nhiễm SARS-CoV-2 ở Israel tăng trở lại mức 1
Hệ số lây nhiễm (R)SARS-CoV-2 ở Israel ngày 13/9 một lần nữa tăng trở lại mức 1 sau nhiều ngày có dấu hiệu giảm, mặc dù số ca mắc mới trong ngày trước đó đã giảm mạnh từ 10.183 ca xuống còn 7.686 ca.
Nhân viên y tế Israel lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, trong 10 ngày sau khi khai giảng năm học mới 2021-2022, hệ số R luôn thấp hơn mức 1, dấu hiệu mang lại hy vọng khả năng dịch bệnh đã đạt đỉnh và đang trên đà suy giảm khi Israel đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mũi vaccine thứ 3 cho mọi người dân đủ điều kiện.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Phổ biến thông tin về dịch bệnh COVID-19 của Israel, hệ số R có khả năng sẽ gia tăng trở lại trong những ngày tới, khi người Israel bước vào những ngày nghỉ lễ quan trọng trong năm như lễ Sám Hối (Yom Kippur), lễ Lều Tạm (Sukkot)... Việc hệ số R tăng trên mức 1 chủ yếu là do người dân tụ tập trong không gian kín như trường học và tổ chức các hoạt động chào mừng Năm Mới của người Do Thái.
Theo Viện nghiên cứu y học quốc gia Israel, hiện có 81.000 ca dương tính điều trị, trong đó 50% trong số này là học sinh và khoảng 15.000 học sinh, sinh viên đang phải cách ly, học trực tuyến tại nhà.
Một nghiên cứu của trường Đại học Hebrew cho thấy, mặc dù số ca bệnh nguy kịch đang có chiều hướng giảm nhưng số ca diễn biến nặng chủ yếu là những người chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc chưa tiêm bổ sung mũi thứ 3. Trong vài tuần qua, số ca bệnh nặng duy trì ở mức dưới 700 ca, qua đó góp phần giảm tải cho hệ thống chăm sóc tích cực của Israel.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, mặc dù cho tới nay trung bình hơn 70% dân số trưởng thành tại Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm chủng đầy đủ, song, gần một nửa số quốc gia thành viên EU vẫn đang bị tụt hậu trong việc triển khai các chiến dịch tiêm chủng của họ, đặc biệt là ở Bulgaria và Romania.
Hiện tại, các nước có tỷ lệ tiêm chủng cho dân số trên 18 tuổi đạt trên 85% là Bỉ (85,7%), Đan Mạch (89,4%), Phần Lan (85,1%), Pháp (93,3%), Đức (78,8%), Ireland (92%), Malta (90,9%), Hà Lan (85,5%), Bồ Đào Nha (96,5%), Tây Ban Nha (89,2%) và Thụy Điển (83,1%).
Dưới ngưỡng 70% là Bulgaria (22,9%), Croatia, (51,5%), Cộng hòa Séc (66,2%), Estonia (65%), Hy Lạp (68,1%), Hungary (68,2%), Latvia (50,8%), Ba Lan (60,1%), Romania (33,4%), Slovakia (51,6%) và Slovenia (56,5%).
Tình hình cũng đáng lo ngại ở một số quốc Đông Âu vốn được coi là ứng cử viên gia nhập EU. Tại những nước ứng cử viên này, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 được triển khai đồng thời với các quốc gia thành viên EU nhờ các khoản tài trợ từ Ủy ban tài trợ vaccine COVID-19 do EU hỗ trợ trong khi chờ tiếp cận vaccine theo sáng kiến COVAX.
Pháp, Italy tặng Việt Nam 1,5 triệu liều vaccine Pháp và Italy tài trợ Việt Nam 1,5 triệu liều AstraZeneca thông qua COVAX, nâng tổng số vaccine Việt Nam nhận được từ cơ chế này lên 11,7 triệu liều. Lễ trao tượng trưng số vacicne trên diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao sáng nay, theo thông tin từ tổ công tác của chính phủ. Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh...