Philippines thêm ‘nanh vuốt’ cho soái hạm
Bộ Quốc phòng Philippines dự định lắp các tên lửa đối hạm lên tàu chiến BRP Gregorio del Pilar mua lại của Mỹ hồi năm ngoái.
Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines. Ảnh: Hikot
Nhật báo Inquirer của Philippines dẫn lời một quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng nước này cho hay, hệ thống vũ khí của chiến hạm BRP Gregorio del Pilar sẽ được nâng cấp với việc bổ sung các tên lửa đối hạm Harpoon. Đây là loại tên lửa vượt đường chân trời, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất hiện đại.
Video đang HOT
BRP Gregorio del Pilar vốn là một tàu tuần tra lớp Hamilton của lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ. Nó được chuyển giao cho Philippines tháng 8/2011 và trở thành soái hạm của hải quân nước này. Tuy nhiên, trước khi chuyển giao, Mỹ đã gỡ bỏ những vũ khí vào loại mạnh nhất của chiếc tàu.
Hải quân Philippines sẽ tiếp nhận một tàu tuần tra lớp Hamilton khác có tên Dallas từ Mỹ. Nguồn tên kể trên cho hay chiếc tàu này cũng phù hợp với các loại tên lửa mà Philippines hiện có. “Những sự nâng cấp sẽ giúp các tàu lớp Hamilton của chúng tôi có năng lực tốt hơn”, nguồn tin cho hay.
Hồi đầu tháng 4, soái hạm BRP Gregorio del Pilar có vụ chạm mặt với hai tàu hải giám của Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, vốn được cả Manila và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Sự việc này kéo theo một giai đoạn căng thẳng ngoại giao giữa hai nước với hàng loạt diễn biến liên quan. Tình hình chỉ lắng dịu trong thời gian gần đây.
Theo VNE
'Philippines không nhờ máy bay Mỹ giám sát biển'
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua bác tin ông muốn nhờ máy bay do thám Mỹ hỗ trợ hoạt động giám sát khu vực tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines. Ảnh: AFP.
Phát biểu trước các phóng viên hôm qua, ông Aquino nói rằng Philippines có tàu và phi cơ để giám sát bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh. Theo nhà lãnh đạo Philippines, trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây ông chỉ đề cập tới khả năng Manila sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của máy bay Mỹ khi thấy cần thiết, AFP đưa tin.
Giới phân tích nhận định những thông tin về việc Philippines nhờ máy bay do thám Mỹ giám sát bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham có thể khiến Trung Quốc lo ngại, bởi Bắc Kinh từng cảnh báo Manila không nên thực hiện những hành động gây hấn trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông giữa hai nước.
"Nếu các vị nghe lại nội dung của cuộc phỏng vấn, các vị sẽ thấy tôi nói rằng chúng tôi có thể yêu cầu Mỹ giúp. Mỹ và Philippines có hiệp ước phòng thủ chung. Vì thế tôi nghĩ tôi có thể yêu cầu họ hỗ trợ để tăng mức độ cảnh giác đối với tình hình trên Biển Đông", ông Aquino nói thêm.
Trong một diễn biến khác, chính phủ Philippines thông báo đã chính thức phản đối Trung Quốc lập thành phố Tam Sa để quản lý các đảo đang có tranh chấp trên Biển Đông. Raul Hernandez, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines, khẳng định việc thành lập Tam Sa vi phạm tuyên bố chủ quyền của Manila đối với bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham và một số khu vực khác ở Biển Đông.
Quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Manila bắt đầu căng thẳng từ khi tàu tuần duyên Philippines phát hiện một số tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hôm 8/4. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines đã tới bãi cạn để bắt các ngư dân, song vấp phải sự ngăn cản của các tàu hải giám Trung Quốc.
Theo VNExpress
Mỹ tính bán tên lửa đối hạm cho Hàn Quốc Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc việc bán các tên lửa Harpoon Block II cùng nhiều trực thăng Seahawk cho Hàn Quốc, nhằm giúp nước này tăng khả năng tự phòng vệ. Tên lửa Harpoon Block II. Ảnh: Aviation News Báo The Korea Herald của Hàn Quốc dẫn một thông cáo báo chí của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng...