Philippines thêm 22.415 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Bộ Y tế Philippines ngày 6/9 thông báo thêm 22.415 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca.
Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mớiở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca.
Cảnh sát kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 trên xe buýt ở Quezon, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Cũng trong 24 giờ qua, số ca tử vong vì dịch COVID-19 ở Philippines cũng tăng 103 ca lên 34.337 ca. Vùng đô thị Manila và các khu vực phụ cận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chủ yếu do sự lây lan biến thể Delta. Phát biểu họp báo, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết tình hình dịch COVID-19 và hệ thống y tế nước này “vẫn đang trong tình trạng rủi ro cao”.
Hiện 95% số tỉnh, thành ở Philippines đang được đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3 và 4, trong khi hệ thống y tế tại hơn 50% khu vực có rủi ro cao. Riêng vùng đô thị Manila, có tới 16/17 thành phố phải áp dụng tình trạng báo động cấp độ 4. Bà Vergeire cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể sẽ còn tăng trong vài tuần tới do biến thể siêu lây nhiễm Delta.
* Cùng ngày 6/9, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, tính đến ngày 6/9, Campuchia có tổng cộng 95.828 ca mắc COVID-19, trong đó 91.131 người đã khỏi bệnh và 1.970 người tử vong.
Trước đó, ngày 5/9, Bộ Y tế Campuchia cũng thông báo phát hiện thêm 251 ca nhiễm biến thể Delta, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 2.647 ca, trong đó nhiều nhất ở Phnom Penh.
Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng một lần nữa kêu gọi người dân thận trọng hơn với biến thể Delta, đồng thời thích ứng với trạng thái bình thường mới bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì giãn cách, tránh đám đông và tiêm vaccine ngay khi đến lượt.
COVID-19 tại ASEAN hết 5/9: Ca mắc mới tại Lào tăng trở lại; Malaysia và Philippines trở thành hai ổ dịch lớn nhất
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 5/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 75.341 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 232.000 người.
Video đang HOT
Phun thuốc khử trùng để ngăn chặn dịch COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia, ngày 8/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có tới 6 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Đông Nam Á tiếp tục là điểm dịch nóng nhất châu Á.
Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này tiếp tục cho thấy tín hiệu hiệu hạ nhiệt, khi số ca mắc và tử vong bắt đầu giảm nhanh.
Trong khi đó, diễn biến dịch vẫn nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây. Trong 1 ngày qua, nước này ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức cao và ca mắc mới cao thứ hai khu vực.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Pattani, Thái Lan, ngày 19/7/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Malaysia tình hình dịch bệnh đang ngày càng đáng lo ngại. Nước này hiện là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động. Số ca mắc mới liên tiếp lập kỷ lục buồn tại Malaysia và cao nhất ASEAN trong 24 giờ qua.
Ngày 5/9, số ca tử vong vì dịch bệnh tại Malaysia cũng ở mức đáng ngại với 336 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ hai trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia tiếp tục gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Denpasar, trên đảo Bali, Indonesia, ngày 2/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua không cố bố số liệu. Tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày trước cũng ở mức báo động.
Thái Lan cũng là điểm nóng dịch mới khi số ca lây nhiễm cộng đồng tăng mạnh trong vài tuần gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh, lùi ngày mở cửa du lịch. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 5/9 ghi nhận thêm trên 15.000 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 224 người, ngang mức của mấy ngày trước đó.
Campuchia dịch bệnh tiếp tục xu thế hạ nhiệt khi nước này chỉ có 461 bệnh nhân mới và 7 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia đang dần đi qua giai đoạn đỉnh hịch và số ca mắc mới cũng như tử vong vì COVID-19 tại nước này đang tiếp đà thuyên giảm. Trước tình hình mới, Campuchia đang tính nới lỏng giãn cách xã hội.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện để phòng dịch COVID-19 tại Quezon, Philippines, ngày 6/8/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 232.080 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 1.413 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng vượt ngưỡng 10,4 triệu ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là trên 9,2 triệu trường hợp.
Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp khi chủng mới Delta đang làm bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 số nước thành viên trong ASEAN đều ghi nhận ca COVID-19 mới (Myanmar không công bố số liệu).
Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 5/9:
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Số ca mắc mới trong cộng đồng tại Lào đang tăng trở lại
Bộ Y tế Lào ngày 5/9 cho biết, trong 24h qua, nước này ghi nhận 172 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 15.933 ca, trong đó có 16 trường hợp tử vong.
Theo Bộ Y tế Lào, diễn biến dịch tại nước này đang tiếp tục phức tạp và đáng lo ngại khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng đang tăng trở lại trên khắp cả nước. Đáng chú ý, Savannakhet vẫn là tỉnh có nhiều ca mắc trong cộng đồng nhất cả nước với 21 ca, tiếp đến là tỉnh Champasak (13 ca), các ca còn lại ghi nhận rải rác tại các tỉnh khác của nước này.
Trước sự gia tăng của các ca lây nhiễm trong cộng đồng, thủ đô Viêng Chăn và nhiều tỉnh của Lào đã yêu cầu ngừng tổ chức lễ hội Hor Khao Padapdin truyền thống hay còn gọi là lễ "cúng vong" tại các chùa vào ngày 6/9.
Trong khi đó, các địa phương ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng đang áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và khẩn trương tự cách ly, đi lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện các triệu chứng bất thường.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Campuchia thông báo đã thực hiện tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng bệnh cho tổng cộng 11,2 triệu người dân, tương đương 70% dân số. Trong đó, 8,87 triệu người (55% dân số) đã được tiêm đủ 2 mũi và hơn 660.000 người được tiêm mũi thứ 3 hay mũi tăng cường.
Quốc gia này bắt đầu triển khai tiêm phòng diện rộng từ hồi tháng 2, với mục tiêu tiêm cho gần 12 triệu người (75% dân số) vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng. Hầu hết vaccine được Campuchia sử dụng là vaccine của các hãng dược Trung Quốc gồm Sinovac và Sinopharm.
Ngày 5/9, Campuchia ghi nhận 461 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên là 95.300 ca, trong đó có 1.957 ca tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan ghi nhận thêm 15.452 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên hơn 1,28 triệu ca mắc. Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này cũng tăng thêm 224 ca lên tổng số 12.855 ca. Phần lớn các ca tử vong tại Thái Lan được ghi nhận từ tháng 4 khi làn sóng dịch bệnh thứ 3 tấn công nước này.
Malaysia cũng ghi nhận 20.396 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên là hơn 1,84 triệu ca. Phần lớn các ca mắc mới (20.388 ca) là các ca lây nhiễm trong nước.
Trong khi đó, Indonesia thông báo ghi nhận thêm 5.403 ca mắc mới trong 1 ngày qua, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên là hơn 4,12 triệu ca. Tổng số ca tử vong cũng tăng lên mức 135.861 ca, thêm 392 ca so với 1 ngày trước đó.
Philippines tiếp tục ghi nhận thêm hơn 20.000 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh lên hơn 2,08 triệu ca. Một ngày qua nước này ghi nhận thêm 173 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên là 34.234 ca.
COVID-19 tại ASEAN hết 2/9: Cả khối có 1.625 ca tử vong mới; Campuchia kêu gọi thanh thiếu niên tiêm vaccine Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 2/9, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 75.865 ca mắc COVID-19 và 1.625 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 10.236.954 ca, trong đó 226.041 người tử vong. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 27/5/2021....