Philippines tham gia Ngân hàng AIIB do Trung Quốc khởi xướng?
Reuters ngày 30-12 cho biết Philippines dự tính sẽ tham gia Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, mô tả đây là một “tổ chức đầy hứa hẹn” mà có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Ngân hàng AIIB trở thành một trong những thành công lớn nhất đối với Trung Quốc. Ngân hàng này đã được thành lập chính thức và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong đầu năm tới.
Bất chấp sự phản đối của Washington, các đồng minh lớn của Mỹ như Úc, Anh, Đức, Ý và Hàn Quốc đã tham gia vào ngân hàng này. AIIB vốn được xem là đối thủ tiềm năng của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Đối với Philippines, AIIB “sẽ giúp tăng cường và thêm một phần hỗ trợ cho các tổ chức đa phương hiện có trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế” – Bộ trưởng Tài chính Philippines – Cesar Purisima trong một tuyên bố cho biết.
Các đại biểu tham dự lễ ký kết các điều khoản của AIIB tại Bắc Kinh hôm 29-6-2015. Ảnh Reuters
“AIIB là một tổ chức đầy hứa hẹn giải quyết các nhu cầu đầu tư, và sẽ giúp giảm khoảng cách tài chính tại nhiều quốc gia” – theo Purisima. Ông nói thêm rằng Philippines tự tin ngân hàng này cam kết “minh bạch, độc lập, cởi mở và có trách nhiệm giải trình”.
Nền kinh tế lớn thứ năm Đông Nam Á này đã yêu cầu Mỹ hỗ trợ 127 tỉ USD trong giai đoạn 2010-2020 để phục vụ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của mình.
Theo các chuyên gia ngân hàng thì thành viên thứ 57 của AIIB là Philippines chưa chính thức ký tên tham gia do vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Trung Quốc ngày càng căng thẳng.
Nếu Philippines không tham gia AIIB thì mối quan hệ với Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục xấu đi vì đây là một động thái nói lên sự lo ngại của Philippines trước một Trung Quốc luôn tìm cách trấn áp nước nhỏ. Song song đó, Bắc Kinh có thể sẽ mất thêm uy tín.
Video đang HOT
Bảo Anh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Tuyên bố phá sản trốn nợ: Đại gia cùng quẫn thoát thân
Bất kỳ ông chủ doanh nghiệp nào cũng kỵ với hai từ "phá sản" nhưng trong nhiều trường hợp đây lại là một cứu cánh, nó mở ra nhiều cơ hội mới.
Phá sản nhưng không chết
Là một trong những công ty thiết bị đồ gia dụng ở ở Charlotte, bang North Carolina (Mỹ), Queen City đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản sau khi bong bóng bất động sản ở Mỹ sụp đổ vào năm 2009, thị trường đồ gia dụng lao dốc.
Theo chương 11 của luật phá sản Mỹ, Queen City đã phải thực hiện một chiến dịch cải tổ "thắt lưng buộc bụng" dưới sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan chức năng nước này. Queen City phải xin phép tòa án đối với cả việc đổ xăng cho xe tải giao hàng. Ngoài ra, công ty này phải sa thải hàng trăm nhân viên và đóng cửa 13 trong tổng số 17 cửa hàng.
Sau một năm rưỡi tái cơ cấu đầy chông gai, Queen City cuối cùng cũng đã thoát phá sản.
Theo Planet Money, chương 11 là một bí mật của kinh tế Mỹ
Từ câu chuyện của Queen City có thể thấy, việc xin phá sản lại là một trong những hành động đúng đắn với một doanh nghiệp trong thời điểm lúc bấy giờ. Nhiều chủ doanh nghiệp lớn cũng dựa vào luật Phá sản Mỹ để tái cấu trúc nợ, tháo gỡ khó khăn về vốn và đổi mới doanh nghiệp.
Chương 11 của Luật Phá sản Mỹ được thông qua vào năm 1978 và có hiệu lực vào tháng 10/1979, khuyến khích các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao, giúp nền kinh tế thích ứng với sự thay đổi theo thời đại và cho các nhà quản trị cơ hội để khắc phục những sai lầm trong quá khứ.
Chương thứ 11 Luật phá sản Mỹ thực sự là một cú hích cho các công ty muốn bắt đầu kinh doanh lại. Thay vì đóng cửa một công ty vì không thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình với chủ nợ như các nước khác thường làm thì chương 11 đưa ra một sự bảo vệ tạm thời cho công ty trước các chủ nợ nếu họ phát hiện ra rằng công ty này vẫn còn lại chút tài sản nào đó.
Theo Planet Money, chương 11 luật phá sản của Mỹ là một công cụ hữu hiệu cho phép doanh nghiệp được trì hoãn trả nợ trong khi lên một kế hoạch tái cơ cấu. Quy định này là một điều rất đúng đắn mà nước Mỹ có được.
"Ở đất nước này, chúng ta thực sự &'giỏi' về phá sản, và đây có lẽ đúng là một trong những vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta", theo Planet Money.
Planet Money đã chứng minh tính hiệu quả của việc tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp gặp khó ở Mỹ. Theo chương 11 của luật Phá sản Mỹ, dù tuyên bố phá sản nhưng công ty vẫn tiếp tục hoạt động, có thời gian tái cấu trúc hoạt động và trì hoãn việc trả nợ đến khi kinh tế hồi phục.
Về phần mình, các chủ nợ có cơ hội tốt hơn đòi được nợ, hoặc có thể sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong trường hợp công ty bị thanh lý. Các chủ nợ tránh được kết cục bi thảm hơn: phát mãi tài sản. Nói cách khác, Chương 11 giúp đôi bên cùng có lợi.
Thậm chí có người còn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không hùng mạnh như ngày hôm nay nếu không có điều luật này.
Không phải phép màu nhiệm
Mặc dù vậy, quá trình phá sản không hề dễ dàng. Đây chỉ là một cơ hội để công ty phá sản có thêm vài năm để hoạt động trong khi khối nợ vẫn còn. Bản kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp đó phải được tòa án phá sản và các chủ nợ thông qua.
Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể phá sản theo chương 11. Chỉ những doanh nghiệp khó khăn về tài chính nhưng được đánh giá có khả năng phục hồi nếu được hoãn trả nợ được xét vào diện này.
Đã từng là ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 thế giới, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với khoản nợ 613 tỷ USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, và vĩnh viễn không bao giờ còn tồn tại nữa.
Sau khi đệ đơn xin phá sản không ít các tên tuổi lớn đã không trụ vững được
Ngay từ ban đầu, Lehman đã khẳng định họ sẽ sử dụng chiến lược luật pháp mạnh mẽ để bảo vệ tài sản của mình. Theo luật phá sản, các luật sư và lãnh đạo của một công ty bị phá sản có nhiệm vụ huy động càng nhiều tiền cho các chủ nợ càng tốt. Tuy nhiên, công cuộc cải tổ đã bất thành, gánh nặng số nợ khổng lồ đã khiến Lehman Brothers trở thành vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
Sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers, kinh tế Mỹ chứng kiến phá sản của một loạt doanh nghiệp tên tuổi trong nhiều lĩnh vực, từ năng lượng tái tạo đến kinh doanh nhà hàng.
Ngoài ra, xin phá sản cũng là một cách để trốn nợ. Như trường hợp của Rapper 50 Cent. Ngày 14/7 vừa qua, ông đã đệ đơn xin phá sản. Theo tờ Time thì đây là một thông tin gây choáng váng bởi mới chỉ vào tháng Năm vừa qua, tài sản ước tính của rapper lừng danh này còn lên tới 155 triệu USD.
Theo nhiều nguồn tin, việc tuyên bố phá sản dường như là một cách đối phó của 50 Cent với vụ kiện đòi bồi thường hàng triệu đô.
Planet Money cho rằng phá sản là vũ khí bí mật, là "một phần tất yếu" của đời sống kinh tế Mỹ. Bấy lâu nay, Ủy ban châu Âu (EC) lâu nay lên tiếng phản đối việc Mỹ cho phép các doanh nghiệp được bảo vệ theo chương 11. Tuy nhiên, xét vềhiệu quả về mặt kinh tế, các nước châu Âu đã áp dụng quy định tương tự trong những năm gần đây.
Theo_VietNamNet
Trung Quốc mở ngân hàng 100 tỷ USD, giành quyền lực mềm với phương Tây Ngày 21/7, Ngân hàng phát triển mới (NDB) do nhóm 5 nước công nghiệp mới (BRICS) thành lập với số vốn 100 tỷ USD đã khai trương tại Thượng Hải, Trung Quốc. NDB được tin sẽ phá thế độc tôn của đồng USD cũng như giành quyền lực mềm của phương Tây. NDB ra đời dựa trên sáng kiến của nhóm 5 cường...