Philippines tăng hàng rào an ninh
Tổng thống Philippines Benigno Aquino dự kiến thúc đẩy việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra ở Myanmar trong hai ngày 10 và 11-5
Căng thẳng ở biển Đông tiếp tục leo thang sau khi cảnh sát biển Philippines bắt một tàu cá Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp sáng 6-5. Ông Noel Vargas, chỉ huy Lực lượng Cảnh sát biển quốc gia Philippines, xác nhận với hãng tin Reuters rằng chiếc tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ ngoài khơi bãi Trăng Khuyết thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Binh lính Philippines và Mỹ tham gia cuộc tập trận tấn công đảo gần đây Ảnh: REUTERS
Ông Noel Vargas cho biết: “Chiếc tàu đánh cá đang được kéo đến thị trấn Puerto Princesa nằm trên đảo Palawan, nơi nhà chức trách xem xét khởi tố các thủy thủ”. Trên tàu có 11 thủy thủ và 500 con rùa. Một quan chức hải quân cấp cao Philippines cho hay 1 tàu Trung Quốc khác đã chạy thoát trong vụ bắt giữ nêu trên.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 7-5 yêu cầu Philippines trả lại tàu cá và thủy thủ đoàn, đồng thời đòi Manila đưa ra “sự lý giải hợp lý” cũng như “ngừng các hành động khiêu khích”. Trước đó, Tân Hoa Xã đưa tin tàu Qiongqionghai 09063 với 11 ngư dân của đảo Hải Nam đã bị mất liên lạc sau khi bị “những người đàn ông có vũ trang” chặn lại ở vùng biển không xa Philippines.
Vụ bắt giữ này diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế chỉ trích việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Lo ngại Bắc Kinh có thêm những hành động khiêu khích, quân đội Philippines đã soạn thảo một kế hoạch nhằm tăng cường hàng rào an ninh ở biển Đông. Mục tiêu của kế hoạch kéo dài 4 năm này là ngăn Trung Quốc chiếm đóng thêm các địa điểm ở vùng biển tranh chấp, nhất là những nơi chứa nhiều tài nguyên năng lượng.
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao Philippines cho biết kế hoạch còn nhằm bảo vệ “lợi ích quốc gia” sau hàng loạt động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc, như gia tăng đánh bắt trái phép tại các vùng EEZ của Philippines, sách nhiễu ngư dân nước này và điều ngày càng nhiều tàu, máy bay tới biển Đông.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino dự kiến thúc đẩy việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra ở Myanmar trong ngày 10 và 11-5. Trong buổi họp báo ở Manila hôm 7-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết: “Tôi tin là Tổng thống (Aquino) sẽ đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự. Ông sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo khác sớm hoàn tất COC”.
Ngoài ra, theo báo The Philippine Star, nhà lãnh đạo Philippines sẽ cung cấp cho những người đồng cấp khác trong ASEAN thông tin về vụ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Theo Ph ương V õ
Người lao động
Bắt nhà ngoại giao Ấn "cởi đồ", Mỹ gánh hậu quả
Ấn Độ đe dọa sẽ có thêm nhiều biện pháp trả đũa nếu như Mỹ vẫn quyết tâm truy tố đến cùng nhà nữ ngoại giao Khobragade.
Ngày 8/1, Ấn Độ đã ra lệnh cho đại sứ quán Mỹ tại New Delhi đóng cửa một câu lạc bộ dành riêng cho người Mỹ ở thủ đô Ấn Độ, một động thái làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa hai nước xuất phát từ vụ bắt giữ Phó Tổng lãnh sự Ấn Độ Devyani Khobragade tại New York.
Vụ bắt giữ, còng tay bà Khobragade và bắt cởi đồ để khám người này đã khiến dư luận Ấn Độ nổi giận, và nước này đã phản ứng bằng cách tước bỏ nhiều đặc quyền đối với các nhà ngoại giao Mỹ.
Bà Khobragade, tâm điểm khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Ấn Độ
Gần một tháng sau, cuộc tranh cãi ngoại giao trên bắt đầu ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác trong quan hệ giữa hai nước, khi chuyến thăm của một quan chức cấp cao của Mỹ tới Ấn Độ bị hủy bỏ, và kế hoạch công du Ấn Độ vào tuần tới của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz cũng đã bị trì hoãn sau quyết định đóng cửa câu lạc bộ sứ quán Mỹ của phía Ấn Độ.
Trong khi đó, cả hai bên đều tuyên bố rằng quan hệ giữa hai nước là rất quan trọng và không thể để bị hủy hoại, khi Washington cần sự hậu thuẫn của New Delhi khi quân Mỹ rút khỏi Afghanistan cũng như trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc ở châu Á. Hàng triệu người Ấn Độ cũng đang định cư tại Mỹ, và giá trị thương mai song phương của hai nước lên tới 100 tỉ USD mỗi năm.
Thế nhưng những lùm xùm quanh vụ Khobragade đã khiến quan hệ ngoại giao hai nước rơi vào một cuộc khủng hoảng được cho là tồi tệ nhất trong lịch sử kể từ khi Ấn Độ thử hạt nhân vào năm 1998. Một số chuyên gia lo ngại rằng cuộc khủng hoảng này sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Hôm thứ Tư, Ấn Độ đã gia tăng sức ép lên phía Mỹ trong bối cảnh bà Khobragade có thể sẽ phải hầu tòa vào ngày 13/1 tới đây bằng cách yêu cầu đại sứ quán Mỹ tại Delhi "cấm cửa" những người không phải nhân viên ngoại giao tới một câu lạc bộ của đại sứ quán vốn rất nổi tiếng với người Mỹ sinh sống ở Ấn Độ.
Trong hàng chục năm qua, người Mỹ làm việc ở Ấn Độ thường xuyên lui tới nhà hàng và hồ bơi bên trong câu lạc bộ này, và các mặt hàng ở đây được chính phủ xếp vào diện ngoại giao và ưu tiên miễn thuế. Tuy nhiên có vẻ như chính phủ Ấn Độ đang muốn chấm dứt đặc quyền này dành cho người Mỹ.
Trước đó, Ấn Độ cũng đã hạn chế các đặc quyền đối với nhân viên ngoại giao Mỹ xuống mức ngang hàng với các đại diện ngoại giao của Ấn Độ ở Mỹ. Từ hồi tháng 12, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ cũng bắt đầu bị kiểm tra hành lý tại sân bay, và hầu hết các nhân viên lãnh sự đều bị giảm bớt quyền miễn trừ.
Cảnh sát Ấn Độ cũng dỡ bỏ các chướng ngại vật an ninh trên con đường phía trước đại sứ quán Mỹ ở New Delhi nhằm trả đũa việc đại sứ Ấn Độ tại Washington bị mất chỗ đậu xe.
Nhân viên an ninh Ấn Độ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại New Delhi
Ấn Độ cũng đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với trường học của đại sứ quán ở New Delhi khi họ nghi ngờ ngôi trường này thuê một số giáo viên không có visa lao động.
Trước đây, Ấn Độ và Mỹ đã từng có lịch sử không tin tưởng lẫn nhau, bởi một số quan chức ngoại giao Ấn Độ từng làm việc trong thời kỳ Ấn Độ là đồng minh thân cận của Liên Xô, và đến nay họ vẫn không tin rằng Washington là một đồng minh đáng tin cậy. Họ vẫn cho rằng Mỹ đã từng ủng hộ kình địch của Ấn Độ là Pakistan, và Washington coi sự vươn lên của Ấn Độ như một mối đe dọa.
Trong khí đó, nhiều nhà ngoại giao Mỹ lại tố cáo Ấn Độ không nhiệt tình ủng hộ Mỹ trong các vấn đề như Iran hay Afghanistan cũng như không tạo nhiều điều kiện tiếp cận thị trường trong nước cho các doanh nghiệp Mỹ.
Để tháo gỡ ngòi nổ cuộc khủng hoảng, Ấn Độ muốn Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn quyết định điều chuyển bà Khobragade tới sứ bộ Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc ở New York nhằm đảm bảo quyền miễn trừ ngoại giao đầy đủ cho bà này.
Một quan chức Ấn Độ cho biết nếu Mỹ không phê chuẩn quyết định này trước khi bà Khobragade ra hầu tòa vào tuần tới, Ấn Độ đe dọa sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp trả đũa.
Trong một bài xã luận xuất bản tuần này, Bộ trưởng Nhân lực Ấn Độ Shashi Tharoor đặt câu hỏi: "Phải chăng kỷ nguyên cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đã kết thúc? Quan hệ hai nước được củng cố nhờ vào cam kết chung về nền dân chủ, quan ngại chung về Trung Quốc, và quan tâm chung về thương mại và đầu tư."
Ông kết luận: "Thế nhưng qua vụ việc Khobragade cho thấy tất cả những điều này vẫn là chưa đủ, bởi hơn hết thảy, một quan hệ chiến lược bền lâu đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau giữa các bên."
Theo Reuters
Mỹ quyết truy tố đến cùng nhà ngoại giao Ấn Độ Mỹ sẽ quyết tâm truy tố đến cùng nhà nữ ngoại giao Ấn Độ, bất chấp việc bà này được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao. Ngày 30/12, các nguồn tin bên trong chính phủ Mỹ cho biết Mỹ đang tiến hành các thủ tục để truy tố nhà nữ ngoại giao Ấn Độ Devyani Khobragade và không hề có ý định rút...