Philippines siết quy định chống dịch với 13 triệu dân ở thủ đô
Người dân khu vực thủ đô Manila của Philippines nhận thông tin không mấy vui trước thềm năm mới: chính phủ sẽ siết chặt các quy định chống dịch trong 2 tuần tới sau khi số ca bệnh tăng mạnh sau đợt Giáng sinh.
Người dân xếp hàng tại bến xe ở Manila, Philippines, ngày 30-12 – Ảnh: REUTERS
Ngày 31-12, Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte cho biết 13 triệu dân tại thủ đô Manila sẽ đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3 từ ngày 1-1 đến 15-1-2022.
Ở cấp độ báo động này, các hoạt động như đến trường học, các môn thể thao có tiếp xúc, sòng bài… sẽ bị cấm. Các lực lượng chống dịch của chính phủ sẽ giảm hoạt động của các sự kiện xã hội, các điểm du lịch, công viên giải trí, dịch vụ ăn uống tại chỗ, phòng tập gym, dịch vụ chăm sóc cá nhân, để hạn chế đi lại.
Ngoài ra, chính quyền cũng sẽ phong tỏa cục bộ một khu dân cư, tòa nhà hoặc con đường để ngăn dịch.
Philippines ghi nhận hơn 2.900 ca mắc COVID-19 trong ngày cuối năm, cao nhất trong vòng 2 tháng qua, sau nhiều hoạt động tụ tập diễn ra trong mùa lễ Giáng sinh vừa qua.
“Trong những ngày tới, chúng ta có thể thấy số ca bệnh tăng mạnh”, người phát ngôn của ông Duterte cảnh báo.
Dù Philippines chỉ mới ghi nhận 10 ca nhiễm biến thể Omicron, Bộ Y tế nước này cho rằng biến thể này có thể khiến số ca mắc COVID-19 tăng theo cấp số nhân.
Video đang HOT
Trong diễn biến khác, Anh phê duyệt việc sử dụng thuốc viên có tên gọi Paxlovid của hãng Pfizer để điều trị cho những người mắc COVID-19 trên 18 tuổi từ nhẹ đến trung bình và những người có nguy cơ cao diễn tiến nặng.
Đây là thuốc viên điều trị COVID-19 thứ 2 được Anh phê duyệt. Trước đó, nước này phê duyệt thuốc điều trị COVID-19 của hãng dược phẩm Merck’s.
Cơ quan quản lý dược phẩm và các sản phẩm y tế Anh (MHRA) cho rằng Paxlovid có hiệu quả nhất khi được dùng ngay trong giai đoạn đầu mắc COVID-19. Cụ thể, MHRA cho rằng người bệnh cần uống ngay thuốc Paxlovid trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Trước đó, Pfizer cũng thông báo Paxlovid đạt hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ cao và dữ liệu thử nghiệm gần đây cho thấy thuốc vẫn giữ được hiệu quả đối với biến thể Omicron.
3 lý do khiến Tổng thống Philippines Duterte bất ngờ xích lại gần Mỹ
Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như đã có sự thay đổi lớn về chính sách đối ngoại khi xích lại gần Mỹ và rời xa mối quan hệ với Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin (trái) gặp Tổng thống Duterte tại Manila vào tháng 7 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
5 năm trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte từng dọa chấm dứt quan hệ đồng minh kéo dài cả thế kỷ với Mỹ. Trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao về vấn đề nhân quyền, ông Duterte thậm chí còn nặng lời với Tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama.
Tuy nhiên, "gió đã đổi chiều" khi ông Duterte bước vào những tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống với giọng điệu hoàn toàn khác. Nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì giúp Philippines đối phó đại dịch Covid-19, khôi phục Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) và xem xét việc nâng cấp hợp tác quốc phòng song phương.
Tổng thống Duterte gần đây cũng tuyên bố rằng, Mỹ và Philippines không chỉ nối lại các cuộc tập trận quân sự chung Balikatan ở "quy mô đầy đủ", mà hai đồng minh dự kiến sẽ tiến hành hơn 300 hoạt động phòng vệ và tập trận chung trong năm tới. Cho đến nay, đây là quy mô tập trận lớn nhất trong lịch sử của cả Mỹ và Philippines, cũng như trong số các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền, rất ít người thực sự tin lời hứa của ông về việc cải tổ chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, ngay cả trước khi đắc cử, ông Duterte đã nhiều lần ra tín hiệu cho thấy ông muốn xoay trục sang Trung Quốc thay vì duy trì các liên minh truyền thống, đặc biệt là với Mỹ.
Ông Duterte luôn đặt câu hỏi về độ tin cậy của Mỹ với tư cách là một đồng minh, đặc biệt là trong trường hợp Philippines xảy ra xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cũng nói rõ trước khi đắc cử tổng thống rằng: "Điều tôi cần từ Trung Quốc là sự giúp đỡ để phát triển đất nước của tôi".
Trong khi hầu hết người dân Philippines luôn có quan điểm ủng hộ Mỹ, họ cũng có chung quan điểm thực dụng của ông Duterte. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2017, khoảng một nửa số người Philippines được hỏi cho biết họ không đồng tình hoặc nghi ngờ về việc liệu liên minh với Mỹ có "có lợi cho Philippines" trong các tranh chấp ở Biển Đông hay không.
Chỉ vài năm trước, trong chuyến thăm cấp cao tới Manila, ông Obama đã nhiều lần từ chối đưa ra cam kết về việc giúp đỡ Philippines trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy số lượng người Philippines ủng hộ cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã tăng từ 43% vào năm 2015 lên 67% khi ông Duterte nắm quyền.
Vì sao "gió đổi chiều" tại Philippines?
Theo SCMP , có 3 yếu tố đã tạo ra bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Duterte trong những tháng gần đây.
Thứ nhất , hy vọng của ông Duterte về các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc phần lớn vẫn chưa được thực hiện. Cả hai nước vẫn chưa thành công trong việc đàm phán bất kỳ thỏa thuận ngoại giao lâu dài nào, bao gồm một thỏa thuận khai thác chung ở khu vực Biển Đông giàu tài nguyên.
Do vậy, Tổng thống Duterte gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh bất kỳ thành tựu quan trọng nào trong quan hệ Philippines - Trung Quốc khi ông bước vào những tháng tại nhiệm cuối cùng. Trong khi đó, Mỹ tăng gấp đôi cam kết với Philippines, cam kết sẽ sát cánh cùng đồng minh trong trường hợp Philippines bị một bên thù địch tấn công vào binh sĩ, tàu thuyền hoặc máy bay của họ ở Biển Đông.
Thứ hai , một loạt sự cố hàng hải đã khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc ở Philippines, bao gồm vụ va chạm giữa tàu dân quân Trung Quốc và tàu đánh cá của Philippines vào năm 2019 cũng như vụ va chạm kéo dài nhiều tháng vào đầu năm nay ở Biển Đông.
Thông tin về việc lực lượng tuần duyên Trung Quốc quấy rối tàu cá Philippines đã khiến dư luận Philippines, những người ủng hộ lập trường cứng rắn hơn ở Biển Đông, phẫn nộ. Trong một cuộc khảo sát năm 2019, 9/10 người được hỏi cho rằng chính quyền Duterte nên giành lại quyền kiểm soát các đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Thứ ba , các cơ quan phụ trách chính sách đối ngoại và quốc phòng của Philippines đã dần lấy lại ảnh hưởng của mình trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của đất nước. Chủ yếu được Mỹ huấn luyện và trang bị khí tài, Lực lượng vũ trang Philippines đã nhiều lần chủ trương hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với các đồng minh truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực chống khủng bố và an ninh hàng hải.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao cấp cao của Philippines không ủng hộ bất kỳ thỏa thuận thăm dò chung lớn nào với Trung Quốc, vì cho rằng điều này có thể làm tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của Philippines ở Biển Đông. Hai thành viên nội các hàng đầu của Tổng thống Duterte, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jnr, đã công khai chỉ trích ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông trong khi ủng hộ hợp tác quốc phòng sâu sắc hơn với Washington.
Đầu năm nay, trước dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp ước Phòng vệ Tương hỗ Philippines - Mỹ, cả hai Bộ trưởng Lorenzana và Locsin đã đến thăm Washington và gặp gỡ các quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Biden.
Sau khi vận động thành công cho việc khôi phục thỏa thuận VFA, hai quan chức Philippines nhất trí thực hiện đầy đủ tất cả các thỏa thuận quốc phòng song phương quan trọng, bao gồm Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường. Điều này sẽ cho phép Lầu Năm Góc luân chuyển số lượng lớn binh sĩ và bố trí vũ khí tại các căn cứ quan trọng của Philippines gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Hai bên cũng đàm phán thỏa thuận mua máy bay chiến đấu F-16 và xem xét một thỏa thuận khung an ninh hàng hải mới, đồng thời nhất trí nối lại đối thoại chiến lược song phương cũng như các cuộc gặp cấp cao trong những tháng tới.
Tổng thống Biden cũng dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh song phương với Tổng thống Duterte bên lề hội nghị ASEAN vào tháng 11 để củng cố mối quan hệ song phương đang hồi sinh. Tất cả các dấu hiệu trên cho thấy, liên minh Mỹ - Philippines đang trở lại sau nhiều năm gián đoạn.
Tổng thống Duterte 'nhận trách nhiệm' về cuộc chiến chống ma túy Ngày 21-10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc chống ma túy bị cáo buộc cướp đi hàng ngàn sinh mạng, nhưng khẳng định sẽ không bao giờ bị tòa án quốc tế xét xử. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte - Ảnh: REUTERS "Nếu có bất kỳ người nào phải vào tù, đó sẽ là tôi....