Philippines sẽ mua thêm 293.000 tấn gạo Việt Nam
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), các doanh nghiệp Philippines đã được Cơ quan Lương thực nước này cho phép nhập khẩu thêm 293.100 tấn gạo từ Việt Nam. Việc nhập khẩu tăng thêm này nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực cho mùa giáp hạt năm 2017.
Ngoài Việt Nam, các doanh nghiệp Philippines cũng được nhập khẩu số lượng tương tự từ Thái Lan; nhập 50.000 tấn gạo từ Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan; 15.000 tấn từ Australia; 4.000 tấn từ Elsavador và 50.000 tấn từ bất kỳ nước khác. Tổng cộng các doanh nghiệp Philippines được cấp phép nhập khẩu khoảng 805.200 tấn gạo, nhận hàng trước ngày 28.2.2017.
Ông Huỳnh Thế Năng – Chủ tịch VFA cho biết, mặc dù nhu cầu nhập khẩu lần này từ Philippines không nhiều nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước cải thiện tình hình tiêu thụ lúa gạo đang hết sức ảm đạm hiện nay.
Mặc dù vậy, ông Năng cũng cho rằng, hiện thông tin này mới được phía Philippines công bố, chưa giao chỉ tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được.
Trước đó, vào cuối tháng 8.2016, Việt Nam cũng đã trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines với mức giá khá tốt, 424,85 USD/tấn. Tuy nhiên, việc trúng thầu này đã không tác động nhiều đến thị trường lúa gạo trong nước do lượng gạo trúng thầu quá nhỏ so với nguồn cung dự trữ hiện tại.
Hiện giá lúa gạo trong nước vẫn đang giảm sâu. Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 4.750 – 4.850đồng/kg, lúa dài khoảng 5.100 – 5.200 đồng/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.200 – 6.300 đồng/kg tùy từng địa phương.
Video đang HOT
Theo Danviet
Tương lai ảm đạm của lúa gạo VN: Giá rớt, thị trường cũng khó giữ
Trao đổi với NTNN ngày 27.9, các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp cho rằng, không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm tới, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo sẽ tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Nếu không sớm có chiến lược phù hợp, chúng ta sẽ mất hết thị trường xuất khẩu gạo truyền thống vào tay Thái Lan và các đối thủ khác.
Tương lai "ảm đạm"
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những năm trước đây, tổng mức xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm thường đạt từ 3,2 - 3,5 triệu tấn, song năm nay sản lượng xuất khẩu gạo trong 6 tháng đầu năm 2016 chỉ đạt 2,7 triệu tấn, đến cuối tháng 9 cũng mới xuất khẩu được 3,76 triệu tấn.
Trước các tín hiệu "ảm đạm" từ thị trường xuất khẩu, VFA đã phải điều chỉnh dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2016 chỉ đạt 5,7 triệu tấn.
Cụ thể, lợi thế cạnh tranh về giá của gạo Việt Nam không còn như các năm trước khi "vựa" lúa gạo Thái Lan mới đây đã chấp nhận bán gạo với giá thấp để giải quyết lượng gạo tồn kho; ngay cả Pakistan, Myanmar hiện cũng chào bán loại gạo có giá rẻ hơn nước ta, ở mức 325 USD/tấn (tuần trước gạo Việt Nam có giá bình quân 340 - 345 USD/tấn). Đặc biệt, về vấn đề chất lượng, thương hiệu thì Việt Nam còn xa mới có thể đuổi kịp các nước xuất khẩu gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan khi giá bán gạo của các nước này luôn cao hơn gạo Việt Nam từ 20 - 40 USD/tấn.
Chất lượng lúa nguyên liệu thấp, không đồng đều khiến gạo Việt Nam bị nhiều nước nhập khẩu chê. ảnh: B.T
Các số liệu đều cho thấy, việc xuất khẩu gạo sang các thị trường quen thuộc của Việt Nam đang giảm mạnh.
Trao đổi với NTNN, GS-TS Võ Tòng Xuân - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, một trong những chuyên gia đầu ngành về lúa gạo tiếp tục chỉ ra những "căn bệnh" cố hữu trong lĩnh vực xuất khẩu gạo nước ta. Thứ nhất, đó là sự thờ ơ với việc xây dựng thương hiệu gạo chủ lực, đảm bảo chất lượng. "Căn bệnh" này đã nhắc đi nhắc lại cả chục năm nhưng đến nay vẫn giậm chân tại chỗ.
Theo phản ánh của nhiều khách hàng mua gạo Việt Nam, mỗi lần mở bao gạo ra đều thấy 2-3 loại gạo có màu sắc và hạt có độ dài khác nhau... Cũng vì vậy, khi thoả thuận về giá cả, các công ty nhập khẩu quốc tế thường trừ thêm 30 - 50 USD/tấn để đề phòng rủi ro về chất lượng, nguồn gốc. Thứ hai, lâu nay các doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực xuất khẩu gạo không quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu, không xác định được khách hàng sắp tới của mình là ai.
"Các DN chỉ thu mua lúa gạo qua thương lái, họ gần như không quan tâm xem vụ này nông dân trồng lúa gì, sản lượng dự kiến bao nhiêu, không tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách hàng... Trong khi đó, các DN Thái Lan thường ký hợp đồng với đối tác trước cả năm" - ông Xuân nói.
Bên cạnh các khó khăn cũ, gần đây việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc lại xuất hiện các rào cản mới. Theo phản ánh của các DN, nguyên nhân chính dẫn tới việc xuất khẩu gạo giảm mạnh là do phía Trung Quốc siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo qua biên giới đất liền phía Bắc, chống buôn lậu gạo khiến việc xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch không thuận lợi.
Gạo Việt sẽ bán cho ai?
Hiện nay Thái Lan đang mở rộng vùng sản xuất lúa, dùng nhiều chiêu trò để thu hút các khách hàng tiêu thụ gạo từ phẩm cấp thấp cho tới gạo chất lượng cao, vì thế nếu chúng ta không mạnh dạn và nỗ lực thay đổi, các thị trường "ngon ăn" sẽ dần bị Thái Lan và các nước xuất khẩu khác chiếm lĩnh. Chúng ta cũng cần mở cơ chế cho các DN tư nhân tham gia thị trường, không nên chỉ bó buộc vào mấy DN thuộc VFA".
GS-TS Võ Tòng Xuân
Bàn về giải pháp cho hoạt động xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA cho rằng, nên xem xét lại khâu sản xuất, bởi nếu sản xuất không có chất lượng thì dần dần gạo Việt sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Đồng tình với ý kiến này, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng các DN cần chấm dứt việc thu mua lúa qua thương lái mà phải tự thành lập vùng nguyên liệu dựa trên sự liên kết với bà con nông dân.
"Việc liên kết với nông dân trồng lúa sẽ giúp DN xác định được nên chọn giống lúa gì, bón loại phân nào, từ đó tiến tới xây dựng quy trình VietGAP trong sản xuất lúa, áp dụng các tiêu chuẩn đồng bộ và đảm bảo an toàn thực phẩm. Như thế mới có thể nói chuyện xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo" - GS-TS Võ Tòng Xuân nói.
Ở khía cạnh khác, nhiều ý kiến cho rằng để cạnh tranh tốt với gạo Thái Lan, Ấn Độ, xuất khẩu gạo thu nhiều ngoại tệ hơn thì các DN có thể đầu tư nhiều hơn cho phân khúc gạo thơm, gạo hạt dài.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch VFA, kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam, thị trường gạo chất lượng cao cũng "chả ngon ăn", đặc biệt là tại các thị trường có rào cản kỹ thuật cao. Ví dụ năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được 70.000 tấn gạo thơm, trong khi Thái Lan xuất xấp xỉ 400.000 tấn; năm 2015, Việt Nam chỉ xuất được 44.000 tấn trong khi Thái Lan vượt 400.000 tấn. Còn Nhật Bản, lâu nay các DN Việt không bán được hạt gạo nào sang thị trường này.
Vậy gạo Việt sẽ bán cho ai? Trả lời câu hỏi này, bà Bùi Thị Thanh Tâm - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc cho rằng có thể đẩy mạnh tìm kiếm thị trường vào khu vực EU và châu Phi. Theo đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ năm 2018, sẽ cho phép Việt Nam xuất 100.000 tấn gạo hàng năm sang EU hưởng thuế 0%, gấp 4 lần so với hạn ngạch hiện tại. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo được các tiêu chuẩn mà phía EU đưa ra thì Việt Nam cũng khó xuất được gạo vào thị trường này.
Theo Danviet
Giá gạo Việt tụt xa gạo Thái Từ khi tham gia thị trường xuất khẩu gạo tới nay, hầu như các sản phẩm gạo của Việt Nam đều thua kém sản phẩm cùng loại của Thái Lan về giá. Tuy nhiên, chưa bao giờ sự chênh lệch về giá lại đáng báo động như hiện nay, khi giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đã bỏ xa chúng ta tới...