Philippines sẽ không đưa phán quyết Biển Đông ra thượng đỉnh ASEAN
Phán quyết bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm nay do Philippines chủ trì.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo trong cuộc họp báo hôm nay ở Manila. Ảnh: Presidential Photo
“Phán quyết The Hague sẽ không có trong chương trình nghị sự vì đây đã là một phần của luật quốc tế”, thứ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo nói trong cuộc họp báo hôm nay về hội nghị ASEAN do nước này chủ trì vào tháng 4 tới, theo Reuters. “Vì thế chúng tôi thực sự không thể thảo luận về phán quyết đó”.
Phán quyết do Tòa Trọng Tài ở The Hague, Hà Lan, đưa ra hồi tháng 7 bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc với phần lớn diện tích Biển Đông theo đơn kiện của Philippines. Bắc Kinh tuyên bố không công nhận quyết định này nhưng kêu gọi các nước liên quan đến tranh chấp khởi động lại các cuộc đàm phán để giải quyết hòa bình vấn đề.
Video đang HOT
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tháng trước tái khẳng định rằng ông muốn tránh xung đột với Trung Quốc và thấy việc thực thi phán quyết trên là không cấp thiết dù nó có lợi cho Manila.
Ông Manalo cho hay 10 nước thành viên của ASEAN sẽ tập trung vào việc hoàn thành khuôn khổ của bộ quy tắc ứng xử nhằm xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông.
“Chúng tôi hy vọng sẽ có một kịch bản dễ chịu trong thời gian giữ chức chủ tịch của mình. Chúng tôi sẽ trao đổi với Trung Quốc theo cách thúc đẩy lợi ích của mình vì chúng tôi biết Trung Quốc cũng sẽ thúc đẩy lợi ích của họ”, ông nói thêm.
Trung Quốc và ASEAN đã thảo luận bộ quy tắc nhằm tránh xung đột trên Biển Đông từ năm 2010. Tại hội nghị ASEAN năm ngoái, phán quyết Biển Đông không được nhắc đến trong tuyên bố chung.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đô đốc Mỹ: 'Washington sẵn sàng đối đầu Bắc Kinh ở Biển Đông'
Đô đốc Mỹ Harry Harris hôm nay tuyên bố nước này sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc nếu Bắc Kinh tiếp tục yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Đô đốc Mỹ Harry Harris. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi sẽ không cho phép một khu vực chung bị đơn phương phong tỏa, cho dù có bao nhiêu cơ sở được xây dựng trên đảo nhân tạo ở Biển Đông đi chăng nữa", Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, hôm nay nói tại Sydney.
Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài ở The Hague rằng yêu sách "đường lưỡi bò" của nước này là không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục hành động một cách "quyết liệt", và Mỹ sẵn sàng phản ứng trước điều đó, Đô đốc Harry Harris nói.
Tuyên bố của ông Harris có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đang dâng cao khi tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhận cuộc điện thoại từ lãnh đạo Đài Loan ngày 2/12, Reuters đánh giá.
Khi được hỏi về nhận xét của ông Harris, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng tình hình ở Biển Đông hiện ổn định, nhờ nỗ lực của Trung Quốc cùng những bên khác trong khu vực và bày tỏ hy vọng "Mỹ giữ lời hứa không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền" ở Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Mỹ ước tính Trung Quốc đã bồi đắp thêm hơn 1.300 ha đất trên 7 thực thể ở Biển Đông trong ba năm qua. Nước này còn xây dựng đường băng, bến cảng, nhà chứa máy bay và thiết bị liên lạc.
Phương Vũ
Theo VNE
Lãnh đạo châu Á dự kiến không ra tuyên bố về phán quyết Biển Đông Bản thảo tuyên bố sẽ được đưa ra sau hội nghị ở Lào hôm nay cho thấy các lãnh đạo châu Á vẫn tránh đề cập đến phán quyết "đường lưỡi bò". Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ trong cuộc họp thượng đỉnh ASEAN - Mỹ ngày 8/9. Ảnh: Reuters Theo Reuters, các lãnh đạo châu Á thận trọng khi đề cập...