Philippines sắp in bản đồ mới
Dân Đài Loan biểu tình tố lãnh đạo Mã Anh Cửu thân Trung Quốc.
Ngày 14/1 tại Philippines, người phát ngôn Bộ Ngoại giao thông báo Philippines đang chờ kết quả xác minh thông tin Nhà xuất bản bản đồ quốc gia Trung Quốc in bản đồ mới với hơn 130 đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Người phát ngôn cho biết Cơ quan Thông tin tài nguyên và vẽ bản đồ quốc gia đã soạn một bản đồ quốc gia mới theo yêu cầu của Tổng thống Benigno Aquino III hồi tháng 9/2012. Bản đồ sẽ bao gồm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Bản đồ đang chờ Bộ Ngoại giao và Văn phòng tổng thống phê duyệt.
Tại Singapore ngày 14/1, trả lời chất vấn của các nghị sĩ, Ngoại trưởng K Shanmugam nhận định tranh chấp chủ quyền ở biển Đông không thể giải quyết trong tương lai gần.
Hãng tin Channel News Asia đưa tin ông K Shanmugam nhấn mạnh lập trường của Singapore là cần duy trì ổn định ở Đông Nam Á thông qua sự hiện diện vững chắc của Mỹ và bảo đảm thương mại tự do, cởi mở trong khu vực. Ông nói Singapore muốn truyền thông điệp cho các cường quốc rằng một ASEAN đoàn kết sẽ có lợi cho họ.
Dân Đài Loan biểu tình phản đối nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu ngày 13/1. Ảnh: AP
Video đang HOT
Trong khi đó tại lãnh thổ Đài Loan, báo Taipei Times ngày 14/1 đưa tin hôm trước đó ở Đài Bắc, khoảng 100.000 người đã biểu tình trước dinh thự của nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu và trên đường phố để đòi ông Mã Anh Cửu từ chức.
Đây là cuộc biểu tình chống chính quyền quy mô lớn đầu tiên từ khi ông Mã Anh Cửu tái đắc cử vào tháng 1/2012.
Biểu tình do đảng Dân tiến tổ chức, đã được chuẩn bị gần một tháng. Cảnh sát cho biết đã điều động 500 cảnh sát duy trì trật tự và 300 cảnh sát bảo vệ dinh thự ông Mã Anh Cửu.
Nguồn cơn dẫn đến biểu tình xuất phát từ chuyện một nhóm doanh nghiệp tìm cách mua lại tài sản của Tập đoàn truyền thông Next Media của Đài Loan (trụ sở ở Hong Kong). Trong các doanh nghiệp đó có Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Want Want China Times (Đài Loan) Thái Diễn Minh vốn là người có xu hướng ủng hộ Trung Quốc.
Đảng Dân tiến (đối lập) lo ngại quyền lực truyền thông tập trung vào tay Chủ tịch Thái Diễn Minh. Ngày 11/1, Quốc dân đảng (cầm quyền) đã bác bỏ dự luật chống độc quyền truyền thông vốn là nỗ lực của đảng Dân tiến nhằm ngăn chặn thương vụ trên.
Báo South China Morning Post (Hong Kong) dẫn lời chủ tịch đảng Dân tiến Tô Trinh Xương tố ông Mã Anh Cửu và bộ máy cầm quyền đã làm tổn hại đến sự phát triển của các tập đoàn trong nước và lèo lái báo chí vì tư lợi.
Những người biểu tình tố cáo chính sách thân Trung Quốc của ông Mã Anh Cửu đã làm xói mòn quyền tự do dân chủ ở Đài Loan và có nguy cơ mất luôn nền độc lập của đảo quốc này.
Theo báo Washington Post (Mỹ), những người biểu tình cũng kêu gọi ông Mã Anh Cửu sa thải người đứng đầu chính phủ do thất bại trong việc vực dậy kinh tế và đòi tổ chức họp các đảng phái để thảo luận cải cách hệ thống an sinh xã hội và lương hưu. Họ cũng yêu cầu đóng cửa các nhà máy hạt nhân, ngừng khai thác đất bất hợp pháp.
Liên quan đến tình hình biển Hoa Đông, ngày 14/1, đài truyền hình NHK (Nhật) đưa tin vào tháng 8 và tháng 10 năm nay, cơ quan tuần duyên Nhật sẽ lần lượt điều động đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tàu tuần tra Kurose 335 tấn và tàu tuần tra Chikuzen 3.100 tấn có máy bay trực thăng. Nhật cũng đang xem xét bố trí máy bay F-15 đến đảo Shimojijima (tỉnh Okinawa) để ứng biến nhanh hơn. Đảo này chỉ cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 190 km.
Theo 24h
Biển Đông: Manila quan ngại trước thông tin bản đồ mới của Trung Quốc
Philippines hôm qua xác nhận mối quan ngại trước các nguồn tin báo chí cho biết Bắc Kinh vừa công bố một tấm bản đồ chính thức mới, gộp vào lãnh thổ Trung Quốc hơn 130 đảo và quần đảo ở Biển Đông.
Bản đồ trái phép của Trung Quốc về Biển Đông.
Phủ Tổng thống Philippines cho biết sẽ chỉ thị cho Đại sứ quán của nước này tại Trung Quốc xác minh nguồn tin trên trước khi có phản đối chính thức.
Phát biểu trên đài nhà nước dzRB, bà Abigail Valte, phó Phát ngôn viên của Tổng thống Aquino xác nhận, "Chúng tôi đã biết thông tin đó, vì vậy, Bộ Ngoại giao sẽ yêu cầu Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh xác minh thông tin cụ thể đó trước khi có bình luận."
Tân hoa xã mới đây cho biết Trung Quốc vừa công bố một bản đồ chính thức mới, trong đó các quần đảo trên Biển Đông đều thuộc lãnh thổ Trung Quốc, bất chấp việc các vùng này thuộc chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.
Tấm bản đồ nói trên được xem là một thủ đoạn mới của Bắc Kinh nhằm độc chiếm Biển Đông. Vào năm 2012, trong cùng một chiều hướng, Trung Quốc đã ban hành hộ chiếu mới bên trong cũng in hình bản đồ với đường lưỡi bò sát nhập toàn bộ các vùng Biển Đông đang tranh chấp vào trong lãnh thổ Trung Quốc.
Cũng trong khuôn khổ thực hiện ý đồ thâu tóm Biển Đông, Tân hoa xã hôm 10/1/2013 tiết lộ là vào tháng năm và tháng sáu sắp tới, chiếc tàu lặn cực sâu Giao Long của Trung Quốc sẽ thực hiện một số nhiệm vụ "thử nghiệm" dưới đáy Biển Đông.
Hãng tin chính thức của Bắc Kinh không nói rõ là các "thử nghiệm" kể trên là gì, nhưng cùng ngày, họ cho biết là Trung Quốc đã lên kế hoạch khảo sát toàn bộ các vùng biển đảo của mình để xác định các nguồn tài nguyên biển. Điều đáng chú ý là kế hoạch trên đặc biệt đề cập đến khu vực gọi là "Tam Sa", tức Biển Đông và các điểm trên đường cơ sở (trong đó có tất cả các vùng biển đang tranh chấp).
Kế hoạch khảo sát kể trên sẽ bắt đầu "vào một thời điểm nhất định trong nửa đầu năm nay... và dự trù hoàn tất vào tháng 12 năm 2016".
Theo Dantri
Trung Quốc vẽ bản đồ các đảo ở Biển Đông Trung Quốc vừa lần đầu tiên đưa hàng trăm đảo trên Biển Đông vào các bản đồ mới. Các bản đồ theo dạng dọc của Trung Quốc, được xuất bản bởi Sinomaps Press, có vẽ hơn 130 đảo lớn nhỏ tại Biển Đông. Theo Cục Khảo sát, Bản đồ và Thông tin đo đạc Quốc gia Trung Quốc (NASMG), hầu hết các đảo...