Philippines sắm tên lửa cho chiến hạm “khủng”
Theo một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Philippines (DND), lực lượng Hải quân sẽ trang bị cho chiếc tàu chiến lớn nhất của nước này nhiều tên lửa chống hạm hiện đại.
Hôm qua, một quan chức giấu tên của DND cho biết, hệ thống vũ khí của tàu Gregorio del Pilar sẽ được nâng cấp bằng các tên lửa chống hạm được ông này miêu tả là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại, “vượt đường chân trời” và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
Gregorio del Pilar là tàu chiến đã hết hạn sử dụng của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ được Philippines mua lại hồi tháng 8/2011. Mặc dù được coi là “luôn sẵn sàng chiến đấu” nhưng Mỹ đã gỡ bỏ hầu hết các trang thiết bị nhạy cảm nhất của con tàu trước khi chuyển giao cho Philippines. Tuy nhiên, đây vẫn là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của quốc gia Đông Nam Á này.
Gregorio del Pilar – tàu chiến hiện đại nhất của Philippines
Tàu chiến lớp Hamilton có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m, trang bị hệ thống động cơ kết hợp gồm 2 động cơ diesel và 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 26.000 km.
Cũng theo nguồn tin trên, Hải quân Philippines dự kiến sẽ tiếp nhận thêm một tàu chiến “Dallas” lớp Hamilton nữa từ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ và chiến hạm này cũng sẽ được trang bị các tên lửa hiện đại.
Video đang HOT
“Những nâng cấp này sẽ cho phép các tàu chiến lớp Hamilton của chúng tôi có khả năng tác chiến tốt hơn. Nó chắc chắn sẽ thỏa mãn khả năng răn đe tối thiểu của chúng tôi khi cần phải phòng thủ hải quân”, vị quan chức của DND nhấn mạnh.
Theo VNN
Những chiến hạm chủ lực của Hải quân Philippines
Lực lượng tàu chiến của Hải quân Philippines biên chế hầu hết là các loại pháo hạm kiểu cũ.
Dưới đây là một số hình ảnh các tàu chiến Philippines:
Tàu chiến lớn nhất Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar (trên) và BRP Ramon Alcazar (dưới) mua lại từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ. Hai tàu thuộc lớp Hamilton có lượng giãn nước 3.250 tấn, dài 115m. Tàu được vũ trang pháo hạm 76mm, pháo phòng không 20-25mm.
Tàu chiến già nhất Hải quân Philippines BRP Rajah Humabon thuộc lớp Canon. Con tàu được đưa vào phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1943, chuyển giao cho Nhật Bản năm 1955. Năm 1975, Nhật Bản trả lại con tàu cho phía Mỹ. Năm 1978, Philippines mua lại tàu và đặt tên là BRP Rajah Humabon.
Được thiết kế từ trong thế chiến thứ II, BRP Rajah Humabon lạc hậu về mọi mặt (điện tử và vũ khí). Hỏa lực của tàu gồm: 3 pháo hạm 76mm, 4 pháo 40mm, 6 pháo 20mm. Tàu từng có hệ thống vũ khí chồng ngầm nhưng bị gỡ bỏ năm 1996.
Tàu hộ tống lớp Peacock được Philippines mua lại (3 chiếc) của Hải quân Anh năm 1997. Peacock có lượng giãn nước 712 tấn, dài 62,6m. Hệ thống vũ khí gồm: pháo hạm 76mm, pháo phòng không 25mm, 2 pháo 20mm và 2 súng máy 12,7mm.
Tàu hộ tống lớp Auk được Philippines mua lại của Hải quân Mỹ (2 chiếc) năm 1965. Tàu được hoán cải từ lớp tàu quét mìn lớp Auk, lượng giãn nước 1.250 tấn, dài 67,57m. Hệ thống vũ khí gồm: 2 tháp pháo 76mm, 2 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Tàu hộ tống lớp Admirable mua lại của Hải quân Mỹ (10 chiếc) nhưng ngày nay chỉ còn 6 chiếc phục vụ trong Hải quân Philippines. Tàu có lượng giãn nước 914 tấn, dài 56,2m. Hệ thống vũ khí có: pháo hạm 76mm, 6 pháo 40mm, 2 pháo 20mm và 4 súng máy 12,7mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Cyclone mua lại của Hải quân Mỹ. Tàu có lượng giãn nước 331 tấn, dài 55m. Hệ thống vũ khí gồm: 2 pháo 25mm, 5 súng máy 12,7mm, 2 súng phóng lựu 40mm, 2 súng máy M240B 7,62mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Jose Andrada mua của Mỹ đầu những năm 1990. Trong biên chế Hải quân Philippines có tất cả 22 chiếc loại này. Tàu có lượng giãn nước 56,4 tấn, dài 24,03m. Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 25mm, 4 súng máy 12,7mm, 2 súng máy M60 7,62mm.
Tàu tuần tra cao tốc lớp Chamsuri mua lại (6 chiếc) từ Hàn Quốc. Tàu có lượng giãn nước 173 tấn, dài 73m. Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 40mm và 2 pháo 6 nòng cỡ 20mm.
Hồng Hà
Theo Infonet.vn
Putin: Nga, Mỹ cần khai thông bế tắc vấn đề NMD Cả Nga và Mỹ cần phải nỗ lực để giải quyết vấn đề hết sức gai góc trong mối quan hệ song phương đó là Hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ ở châu Âu. Trong bài trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia Today được phát ngày 6/9, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh rằng trong những năm gần...