“Philippines rất phấn khởi khi biết Việt Nam xem xét khởi kiện”
Động thái này sẽ gia cố niềm tin cho những người tin tưởng và tuân thủ luật pháp, giải quyết hòa bình các tranh chấp, ông Herminio cho biết
Thư ký Báo chí Phủ Tổng thống Philippines Herminio Coloma Jr
Tờ Inquirer ngày 25/5 dẫn lời Thư ký Báo chí Phủ Tổng thống Philippines Herminio Coloma Jr tuyên bố, Manila rất phấn khởi trước kế hoạch của Việt Nam chống lại tuyên bố “yêu sách chủ quyền” bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông bằng biện pháp pháp lý.
Ông Herminio cho rằng, đây là một bằng chứng ủng hộ hành động của Philippines, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông bằng con đường pháp lý. Nó giúp tăng niềm tin và trợ giúp đáng kể cho Philippines.
Nếu một nước khác không phải Philippines đưa vấn đề yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa, thì động thái này sẽ gia cố niềm tin cho những người tin tưởng và tuân thủ luật pháp, giải quyết hòa bình các tranh chấp, ông Herminio cho biết trong 1 cuộc phỏng vấn.
Hôm 30/3 Philippines đã nộp bản thuyết trình lập luận của mình bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc lên Hội đồng Trọng tài Liên Hợp Quốc được Tòa án Liên Hợp Quốc về Luật Biển chỉ định thụ lý vụ kiện.
Manila khẳng định, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UCLOS) mà Trung Quốc là một thành viên ký kết, đường lưỡi bò của họ là bất hợp pháp, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines cũng như các quốc gia ven Biển Đông.
Trước đó hôm Thứ Năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP, Reuters đã khẳng định, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình trên Biển Đông, trong đó bao gồm cả biện pháp pháp lý.
Theo Giáo Dục
Video đang HOT
Nếu Trung Quốc không đồng ý ra tòa án quốc tế với Việt Nam...
Việc Trung Quốc hạ giàn khoan 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 và Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông.
Xoay quanh những thắc mắc Việt Nam sẽ cần những thủ tục, hồ sơ như thế nào để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, phóng viên có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến - Chủ tịch Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật (Đoàn luật sư TP Hà Nội) để bạn đọc có góc nhìn nhiều chiều về vấn đề này.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn tất thủ tục để kiện Trung Quốc ra Tòa án Luật biển.
Phóng viên: Trước diễn biến Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng biển của Việt Nam trong những ngày qua, theo ông chúng ta cần có hành động gì về tính pháp lý để ngăn chặn việc này?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Chủ quyền trên đất liền, trên biển và trên không là quyền thiêng liêng của mỗi dân tộc, bất khả xâm phạm đã được nhiều Công ước quốc tế công nhận. Việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng biển Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách đường cơ sở của bờ biển nước ta 130 hải lý về phía Đông là hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tính từ đường cơ sở) của nước ta mà Luật biển quốc tế năm 1982 quy định. Điều đó rõ ràng cho thấy, đây là hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Không chỉ thế, việc làm này còn đe dọa đến hòa bình và an ninh trên biển của khu vực ASEAN.
Theo Điều 56 Công ước Quốc tế về Luật biển cho phép nước ta có các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên... cũng như về hoạt động khai thác, thăm dò vì mục đích kinh tế. Đồng thời, theo điều 58 Công ước này thì trong vùng đặc quyền về kinh tế của Việt Nạm, khi thực hiện các quyền và làm nghĩa vụ của mình theo công ước, các quốc gia khác phải tôn trọng luật và quy định mà Việt Nam ban hành theo đúng các quy định của Công ước.
Bằng con đường đấu tranh hòa bình, chúng ta đã kiên trì, tuyên truyền vận động phía Trung Quốc rút ngay giàn khoan HD 981 và các lực lượng quân sự bảo vệ ra khỏi khu vực thềm lục địa Việt Nam. Trong trường hợp nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn ngoan cố, không chịu rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển nước ta thì Việt Nam cần phải hoàn tất hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để kiện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam.
PV: Như vậy, Việt Nam cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào và cần những thủ tục gì để có thể khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, thưa ông?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Việc khởi kiện Chính phủ Trung Quốc thể hiện Việt Nam là nước tôn trọng và hành xử theo luật pháp quốc tế, luôn giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để chứng minh với thế giới về chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các khu vực khác của Biển Đông.
Hành động này của Trung Quốc cũng vi phạm cam kết chính trị - pháp lý của chính Trung Quốc trong quan hệ với các nước ASEAN về Biển Đông được ghi nhận tại điểm 4 và điểm 5 của Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002; thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Về hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Luật biển và tòa án Công lý quốc tế theo tôi được biết Việt Nam đã có. Chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý chứng minh vùng biển mà Trung Quốc đặt giàn khoan là đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Trước đây, tòa án Công lý quốc tế xem xét biển Bắc giữa một số nước như Na Uy, Đan Mạch, Cộng hòa liên bang Đức và đã phân xử. Gần đây, cũng đã có vụ kiện ra tòa án Công lý quốc tế giữa Thái Lan với Campuchia liên quan đến một ngôi đền, tòa cũng đã ra quán quyết về vấn đề lãnh thổ. Việt Nam có thể yêu cầu Trung Quốc ra tòa án tài phán quốc tế giải quyết vấn đề liên quan đến các đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Tuy nhiên, cũng theo quy định của toà án Công lý quốc tế, chỉ khi nào có các bên đương sự trong cuộc tranh chấp đồng ý chấp nhận thẩm quyền giải quyết của toà án Công lý quốc tế. Trong trường hợp Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án Công lý quốc tế cần sự chấp thuận của Trung Quốc thì tòa mới xem xét.
Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của Việt Nam.
PV: Vậy nếu như Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện này thì Việt Nam phải làm gì, thưa ông?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Nếu Trung Quốc không chấp nhận vụ kiện này tức là họ bộc lộ cho cả thế giới biết rằng, những yêu sách, luận điệu, chứng cứ của họ với chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là không có căn cứ pháp luật.
Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang dùng vũ lực đang xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển nước ta hiện nay thì cần thiết phải khởi kiện nay ra tòa án Luật biển như Philippines đang làm.
Khi Philippines kiện thì Trung Quốc cũng không chấp nhận thẩm quyền của tòa án, không chấp nhận đưa ra tòa án Luật biển nhưng tòa vẫn chấp nhận đơn kiện của Philippines. Khác biệt so với tòa án Công lý quốc tế là tòa án Luật biển có được cơ chế giải quyết tranh chấp, giải quyết vấn đề ở biển. Vụ việc vừa rồi, Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng cái công ước luật biển dù Trung Quốc có chấp nhận hay không chấp nhận thẩm quyền đó thì vẫn có thể xem xét và ra phán quyết, về thủ tục chúng ta phải làm như vậy.
Trung Quốc rất lo sợ các thủ đoạn của mình bị thế giới phát giác.
PV: Theo như phân tích về tính pháp lý của ông thì Việt Nam sẽ chắc thắng bao nhiêu % trong vụ kiện này?
LS Nguyễn Hoàng Tiến: Căn cứ theo lịch sử, căn cứ pháp lý và các quy định của công ước Luật biển quốc tế về Luật biển quốc tế năm 1982 về việc cho các quốc gia liên bờ được xác định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình theo những tiêu chí mà công ước quy định thì việc làm của Trung Quốc đặt dàn khoan trên lãnh hải của Việt Nam là sai trái. Như vậy chúng ta sẽ chắc thắng trên 80% và chiếm đại đa số sự ủng hộ của quốc tế.
Động thái khởi kiện ra tòa án Luật biển cũng là để tránh đối đầu về quân sự, chuyển sang việc đối đầu về lý lẽ giữa các chuyên gia luật pháp với nhau. Sau khi có phán quyết của tòa án Luật biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông đồng thời thể hiện quan điểm đúng đắn của Chính phủ Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp, xung đột bằng phương pháp hoà bình, chứ không phải vũ lực thì chắc chắn nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải bàn bạc lại và nhanh chóng rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cách giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế là sự thể hiện tinh thần hòa bình cao nhất, đồng thời cho thấy Việt Nam tôn trọng pháp luật quốc tế. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình trên Biển Đông. Việt Nam được thế giới ủng hộ, Việt Nam có chính nghĩa, Việt Nam sẽ chiến thắng.
Tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam cần sớm hoàn tất thủ tục để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Đây là biện pháp đấu tranh đòi công lý trong hòa bình.
Theo Petrotimes
Kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ thắng! Việt Nam là một dân tộc trọng tình nghĩa. Ngày 2/5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của Việt Nam. Những nỗ lực ngoại giao yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan trái phép này ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam đã...