Philippines quyết thảo luận về Biển Đông dù Trung Quốc né tránh
Manila sẽ ủng hộ một kêu gọi của Mỹ nhằm ngừng cải tạo đất tại Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines ngày 4/8 tuyên bố, bất chấp lập trường của Bắc Kinh rằng các hội nghị cấp cao của ASEAN không nên thảo luân vấn đề này.
Các ngoại trưởng ASEAN chụp ảnh trước khi bước vào hội nghị AMM 48 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 4/8 (Ảnh: AFP)
Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho hay Philippines sẵn sàng giúp giảm căng thẳng ở Biển Đông, nếu Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác nhất trí như vậy.
Ông Del Rosario nói thêm, Philippines đã lên kế hoạch đưa ra vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) 48, khai mạc hôm nay 4/8 tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Các bình luận trên của ông Del Rosario diễn ra một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố nước này không muốn vấn đề Biển Đông được thảo luận tại các hội nghị của ASEAN trong tuần này.
Trung Quốc và Mỹ không phải là các thành viên của ASEAN, nhưng cả hai nước này đều tham gia các cuộc họp trong vài ngày tại thủ đô của Malaysia. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Kuala Lumpur trong 2 ngày 5 và 6/8.
“Philippines hoàn toàn ủng hộ và sẽ chủ động thúc đẩy kêu gọi “3 dừng” của Mỹ: dừng cải tạo đất, dừng xây dựng và dừng các hành động khiêu khích có thể làm gia tăng căng thẳng”, Ngoại trưởng Del Rosario nói trong một tuyên bố.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ nhất trí như vậy nếu Trung Quốc và các bên tuyên bố chủ quyền khác cũng nhất trí điều tương tự”, ông Del Rosario nhấn mạnh.
Vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng có nhiều kỳ vọng rằng nó sẽ được thảo luận tại các hội nghị của ASEAN trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Kể từ năm ngoái, Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp tại các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của việt Nam. Trung Quốc không có dấu hiệu ngừng dự án xây đảo nhân tạo.
Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược (CSIS) tại Washington mới đây cho biết Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây dựng một đường băng phi pháp thứ 2 dài 3.000 mét trên bãi cạn Xu Bi, ngoài đường băng đang xây dựng có độ dài tương tự tại bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.
An Bình
Theo Dantri
Trung Quốc không muốn thảo luận tranh chấp Biển Đông tại hội nghị ASEAN
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân ngày 3/8 nói rằng không nên thảo luận về tranh chấp Biển Đông tại các cuộc họp cấp cao của ASEAN trong tuần này.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Ảnh: China-un)
Phát biểu với báo giới hôm nay bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) lần thứ 48, khai mại tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào ngày mai 4/8, ông Lưu Chấn Dân cho hay các cuộc họp nên tránh hoàn toàn việc thảo luận về vấn đề nhạy cảm. Ông Lưu nói thêm rằng các quốc gia bên ngoài ASEAN không nên can thiệp.
"Chủ đề đó không nên được thảo luận. Đây không phải là diễn đàn thích hợp. Đây là diễn đàn để thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ nêu ra vấn đề, chúng tôi tất nhiên sẽ phản đối. Tôi hi vọng họ không nêu ra", ông Lưu nói.
Vấn đề Biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự chính thức, nhưng có nhiều kỳ vọng rằng nó sẽ được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các tuyên bố chủ quyền chồng lấn.
Mỹ, vốn lo ngại về sự kiên quyết ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, dự kiến sẽ nhắc lại kêu gọi Bắc Kinh ngừng việc cải tạo đất trên các đảo tại vùng biển tranh chấp.
Mỹ và Trung Quốc đều không phải là thành viên của ASEAN, nhưng được mời tham gia cùng các quốc gia khác ngoài khối. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ có mặt tại Kuala Lumpur trong 2 ngày 5 và 6/8.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.
Trung Quốc nhiều lần kêu gọi Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp đang leo thang ở Biển Đông, nơi kể từ năm ngoái Bắc Kinh đã tăng cường xây dựng trên các đảo nhân tạo, vấp phải sự chỉ trích của Mỹ và các láng giềng.
Tuần trước, Bắc Kinh đã cáo buộc Mỹ "quân sự hóa" Biển Đông bằng việc tiến hành các cuộc tuần tra và tập trận quân sự chung tại đó. Mỹ đã gia tăng các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh khu vực như Philippines.
Ông Lưu đã nhắc lại các lo ngại này của Bắc Kinh trong các bình luận hôm nay.
"Các quốc gia bên ngoài, họ đang cố gắng quân sự hóa khu vực", ông Lưu nói.
Trong bối cảnh khu vực tranh chấp đang có nguy cơ trở thành điểm nóng quân sự lớn nhất châu Á, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã nhất trí thiết lập đường một dây nóng của các ngoại trưởng nhằm xử lý các tình huống khẩn cấp ở Biển Đông, một quan chức cấp cao của ASEAN cho biết hôm 31/7.
Ông Lưu cho hay đường dây nóng là một cơ chế "hữu ích", nhưng nói rằng chưa hướng dẫn nào được thảo ra cho tới nay. "Cần có các quy định hoạt động, vì vậy chúng tôi đề nghị một nhóm công tác chung để đưa ra các hướng dẫn", ông Lưu nói.
Ngoài 10 quốc gia thành viên ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN 48 và các hội nghị liên quan còn có sự tham gia của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga và Ấn Độ.
An Bình
Theo giaoduc
Philippines sẽ trình thêm nhiều bằng chứng chống Trung Quốc Ngày 11/3, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo nước này đã hoàn tất phản hồi của mình, gồm bản đồ, biểu đồ và "rất nhiều" văn bản tài liệu, để trả lời các câu hỏi bổ sung mà tòa án quốc tế La Hay đặt ra liên quan đến vụ kiện của Manila trước Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp...