Philippines: Quyết tâm kiện Trung Quốc đến cùng
Thêm hơn 3.000 trang tài liệu để hỗ trợ cho vụ kiện Trung Quốc đã được Philippines gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực về tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Động thái này chứng tỏ quyết tâm của Philippines theo đuổi vụ kiện Trung Quốc đến cùng
Bộ Ngoại giao Philippines đã nộp thêm 12 tập tài liệu để bổ sung hồ sơ gồm 4.000 trang chứng từ mà Manila đã nạp cho Tòa án trọng tài quốc tế ở La Hayes cách đây một năm.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói hành động này giải quyết những quan tâm về tính xác thực của lập trường của Philippines và tại sao Philippines tin rằng tòa án trọng tài có thẩm quyền tài phán trong vụ này.
“Philippines tin chắc rằng những giải đáp của mình để trả lời những câu hỏi của Tòa án, cho thấy rõ ràng, không còn nghi ngờ gì, là Tòa án quốc tế có thẩm quyền tài phán trong vụ kiện này, và những lập luận của Philippines, đặc biệt lập luận có liên hệ đến đường chín đoạn, có căn cứ vững chắc trên thực tế và trước luật pháp.”
Philippines thách thức những đòi hỏi chủ quyền “quá đáng” của Trung Quốc về các đảo ở Biển Đông. Tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp bao phủ một vùng biển trong phạm vi của cái gọi là đường lưỡi bò, chạy xuống tận các vùng biển của Malaysia.
Trung Quốc cho rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo ở Biển Đông.”
Video đang HOT
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose phát biểu về vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc
Ngoài Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và Việt Nam cũng đưa ra những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này.
Trung Quốc bác bỏ vụ kiện ra trước toà án trọng tài quốc tế và bác bỏ bất cứ tiến trình nào như vụ kiện hiện nay, khi Trung Quốc ký Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Trung Quốc không trả lời yêu cầu của tòa án hãy đưa ra những lập luận để trả lời đơn kiện ban đầu của Philippines. Thay vào đó một tuần lễ trước hạn chót của tòa án, Trung Quốc ra một tuyên bố cho rằng tòa án quốc tế không có thẩm quyền trong vụ kiện này.
Bắc Kinh nói Manila đòi tòa án quốc tế ra phán quyết về các ranh giới trên biển, một lãnh vực mà tòa án không có thẩm quyền. Manila thì cho rằng Philippines đơn giản chỉ đặt nghi vấn về căn bản pháp lý của đường chín đoạn.
Trong vụ kiện này, Philippines còn tìm cách để được bảo đảm rằng một số đảo trong vùng tranh chấp trên thực tế là những bãi đá hay là những bãi cạn lộ ra khi nước thuỷ triều xuống thấp, mà Philippines tuyên bố là thuộc thềm lục địa của nước họ, và nằm trong phạm vi khu đặc quyền kinh tế 370 kilômét của Philippines.
Ông Gregory Poling, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đồng thời là chuyên gia về các cuộc tranh chấp tại Biển Đông nói tòa án sẽ chắc chắn không xét đến các vấn đề về các bãi đá và bãi cạn.
“Về khía cạnh này của vụ kiện, ít nhất tòa án sẽ tìm một lối thoát, cố gắng đưa ra một lập trường bảo thủ hơn và nói &’Chúng tôi sẽ cứu xét đến những vấn đề lớn, như đường chín đoạn và những vấn đề đại khái như vậy.’ Nhưng đối với những vấn đề liệu đây là bãi cạn hay bãi đá, thì việc này quá gần với việc phân định ranh giới mà Trung Quốc được miễn trừ.”
Tòa án quốc tế cho Trung Quốc tới ngày 16 tháng 6 để trả lời những tài liệu mới do Philippines vừa đệ nạp. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Jose nói những tranh luận sẽ khởi sự vào tháng 7.
Ông Jose nói Manila yêu cầu tòa án phán xét về vấn đề quyền tài phán của toà và cùng lúc, nội dung vụ kiện này . Ông Jose nói Philippines hy vọng tòa án sẽ đưa ra phán quyết.
Theo Tầm nhìn
Trung Quốc quyết liệt xây đảo, Philippines "cầu cứu" cộng đồng quốc tế
Một nghị sĩ Philippines cho hay Trung Quốc đã bồi đắp, xây dựng được hơn 60 hecta đảo trên những bãi đá ngầm, rặng san hô ở Biển Đông.
Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Philippines cho hay Thứ trưởng Ngoại giao nước này là ông Evan Garcia đã tuyên bố tại Hội nghị Quan chức Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 17 ở New Delhi hôm 14/3 rằng "hành động xây đảo thiếu kiềm chế đó đã làm tồi tệ tình hình địa chính trị vốn rất nhạy cảm, và làm gia tăng nguy cơ quân sự hóa".
Philippines ngày càng quan ngại với hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng tiết lộ rằng Ngoại trưởng Ấn Độ Anil Wadha đã cam kết với Philippines rằng Ấn Độ sẽ tìm cách thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp trong khu vực.
Hồi tuần trước, một nghị sĩ Philippines cho hay diện tích các hòn đảo, bãi đá ngầm được Trung Quốc bồi đắp, xây dựng để biến thành đảo lớn đã vượt quá 60 hecta, và có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của các khu vực tranh chấp.
Nghị sĩ Francisco Ashley Acedillo cho rằng sau khi hoàn thành, các dự án xây đảo này của Trung Quốc sẽ biến các rặng san hô ngầm và bãi cạn thành những hòn đảo lớn có thể cư trú và xây dựng các cơ sở quân sự cho hoạt động của không quân, hải quân Trung Quốc, và từ đây "Trung Quốc có thể chiếm các bãi cạn xung quanh trong vòng một hoặc hai năm tới".
Những bức không ảnh do máy bay trinh sát của Philippines chụp được hồi cuối tháng Một cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu cho tàu thuyền hút cát bồi đắp tại bãi đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tàu chiến Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông.
Còn tại bãi đá Châu Viên, Trung Quốc đã bồi đắp, xây dựng được khoảng 24 hecta đất, biến bãi đá này thành hòn đảo nhân tạo lớn nhất trong khu vực. Trên hòn đảo nhân tạo này, Trung Quốc đã cho xây dựng một tòa nhà lớn cùng một số kiến trúc nhỏ hơn vây quanh.
Theo tờ Inquirer của Philippines, tại đảo Gạc Ma, Trung Quốc đã bồi đắp được 12,14 hecta đất, ngoài ra còn 10,9 hecta trên bãi đá Gaven, 8,09 hecta trên bãi đá Ken Nan. Theo nguồn tin của tờ Inquirer, nếu gộp tất cả các công trình mà Trung Quốc đã xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo này lại, nó có thể tương đương một thành phố nhỏ.
Trên đảo Gạc Ma mà Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm của Việt Nam đã mọc lên một tòa nhà lớn với quy mô tương đương trung tâm mua sắm lớn nhất ở thủ đô Manila (Philippines).
Hôm thứ Năm tuần trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines đã mạnh mẽ phản đối hoạt động xây đảo của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp vì "nó nhằm mục đích rõ ràng là làm thay đổi hiện trạng, đặc điểm và đặc tính của các hòn đảo, bãi đá trên Biển Đông".
Theo Dân Việt
Người Trung Quốc nghĩ gì về tranh chấp biển đảo? Trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ngày càng căng thẳng và diễn biến phức tạp, giới lãnh đạo nước này thường viện cớ rằng, chính sách cứng rắn của Bắc Kinh xuất phát từ áp lực công luận trong nước. Nhưng sự thực, người dân Trung Quốc...