Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc
Philippines tuyên bố sẽ vẫn nhờ đến tòa án quốc tế phân minh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp Bắc Kinh có từ chối ra tòa đi chăng nữa.
Hải quân và các nghị sĩ Philippines cắm quốc kỳ trên một mỏm đá nhỏ thuộc bãi cạn tranh chấp với Trung Quốc Scarborough/Hoàng Nham năm 1997. Ảnh: AFP
Trưởng cố vấn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras, hôm qua cho hay chính phủ nước này đã tiên liệu trước việc Trung Quốc sẽ bác bỏ kế hoạch đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án Liên Hợp Quốc.
Ông nhấn mạnh Philippines vẫn có thể tiếp tục vụ kiện mà không cần sự đồng thuận từ phía Trung Quốc.
“Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện này dù họ có đồng ý hay không”, AFP dẫn lời ông Alemndras nói. “Tất nhiên, chúng tôi tin rằng mình đang đi đúng đường. Chúng tôi sẽ không bắt tay vào vụ kiện nếu chúng tôi không có đủ cơ sở để chứng minh cho tất cả các tuyên bố này”.
Tháng trước, Philippines tuyên bố đã đệ trình hồ sơ về vụ tranh chấp với Trung Quốc tại một số vùng biển, đảo ở Biển Đông lên tòa án quốc tế để vụ việc được xử lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), mà cả hai nước đã ký kết.
Video đang HOT
Manila muốn tòa án phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng khoáng sản dồi dào, là bất hợp pháp. Trung Quốc thậm chí tuyên bố chủ quyền với cả các vùng biển sát bờ Philippines và các nước Đông Nam Á khác.
Tuy nhiên, hôm qua, Bắc Kinh thông báo đã từ chối đề nghị ra tòa của Philippines, khẳng định chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương.
Dù Trung Quốc thời gian qua gửi tàu ra Biển Đông để thực thi tuyên bố chủ quyền và thành lập một chính quyền địa phương để cai quản vùng biển tranh chấp, nước này vẫn cảnh báo Philippines không nên làm leo thang căng thẳng.
“Philippines nên biết giữ lời, không nên có bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.
Theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc, quá trình xét xử vụ kiện vẫn có thể diễn ra dù Trung Quốc từ chối tham gia. Trung Quốc có thể chọn cách làm lơ trước bất kỳ phán quyết cuối cùng nào của tòa án.
Tuy nhiên, nếu bản án của Liên Hợp Quốc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp thì đây vẫn là một cú đòn ngoại giao lớn đối với cường quốc này.
Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 4 năm ngoái khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.
Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra và cả tàu chiến tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại vào tháng 6 khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.
Theo VNE
Philippines tậu 12 chiến đấu cơ mới
Philippines sẽ mua 12 chiến đấu cơ FA-50 của Hàn Quốc để củng cố quân đội còn lạc hậu của mình, trong bối cảnh căng thẳng biển đảo với Trung Quốc gia tăng.
Chiến đấu cơ FA-50. Ảnh: Airforce Technology
AFP dẫn tin từ phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino, Edwin Lacierda, cho hay các máy bay FA-50 sẽ là những chiến đấu cơ đầu tiên của lực lượng không quân Philippines, kể từ khi các máy bay F-5 của Mỹ nghỉ hưu vào năm 2005.
"Chúng tôi không còn bất kỳ phi cơ nào hiện nay có thể sử dụng được, do đó, việc nâng cấp rất cấp thiết. Đây là một phần trong tiến trình hiện đại hóa trang thiết bị quân đội của chúng tôi", ông Edwin cho hay trong cuộc họp báo hôm nay.
Theo ông Edwin, các phi cơ sẽ được sử dụng để "huấn luyện, ngăn chặn và đối phó với thiên tai", cũng như khảo sát các khu vực bằng các camera trên không. Ông nhấn mạnh rằng kế hoạch mua sắm này "không nhắm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào", dù căng thẳng với Trung Quốc quanh chủ quyền một bãi đá ở Biển Đông lại có diễn biến mới.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cũng cho hay, FA-50 được chọn vì loại máy bay này đáp ứng tất cả các yêu cầu của quốc đảo và giá cả phải chăng. 18,9 tỷ peso, tương đương 309 triệu USD, đã được phê duyệt để chi cho việc mua 12 máy bay này.
Manila hiện đã bắt đầu đàm phán để mua máy bay. Chính phủ sẽ cố gắng chuyển trước hai máy bay sớm nhất có thể, để các phi công bước vào huấn luyện.
Trong những tháng gần đây, Philippines không ngừng tăng cường hiện đại hóa quân đội của mình, nhằm sẵn sàng đối phó với những hành động ngày càng cứng rắn của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Dù Manila từ lâu đã có mối quan hệ quốc phòng thân thiết với Washington, gần đây nước này bắt đầu tìm kiếm các thị trường vũ khí mới như Ba Lan, Tây Ban Nha, Italy, Canada và Pháp.
Tổng thống Aquino đã thảo luận việc mua lại các khí tài của quân đội Hàn Quốc khi Tổng thống Lee Myung-Bak sang thăm đảo quốc hồi tháng 11/2011.
Theo VNE
Tổng thống Philippines không nương tay với tàu Mỹ Ông Benigno Aquino hoanh nghênh lời xin lỗi của hải quân Mỹ vì vụ một tàu quét ngư lôi mắc cạn tại rặng san hô được xếp loại Di sản Thế giới của Philippines, nhưng cho hay tàu này vẫn sẽ bị phạt. Tàu USS Guardian mắc kẹt tại rặng san hô Tubbataha của Philippines. Ảnh: AFP AFP dẫn lời ông Aquino nói...