Philippines quyết mua vũ khí Nga dù có thể bị Mỹ trừng phạt
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Philippines cho biết họ sẽ không từ bỏ các thương vụ mua bán vũ khí của Nga dù có thể nhận lệnh trừng phạt của Mỹ dưới một đạo luật mà Mỹ ban hành hồi năm ngoái.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano (Ảnh: Sputnik)
Trong cuộc gặp bên lề cuộc họp bộ trưởng các nước ASEAN tổ chức tại Singapore ngày 2/8 với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano khẳng định Manila sẽ không từ bỏ thương vụ mua bán vũ khí của Moscow dù có thể bị Mỹ ban hành lệnh trừng phạt.
“Trong những tuần gần đây, giới truyền thông đã đề cập tới những lệnh trừng phạt Mỹ có thể ban hành (nếu mua vũ khí của Nga). Nhưng tôi không nghĩ rằng Philippines sẽ dừng thương vụ mua sắm vũ khí của Moscow”, ông Cayetano nói.
Theo Sputnik, hiện thời Philippines đang gặp một số khó khăn trong việc mua sắm vũ khí mới từ đồng minh Mỹ do Washington ban bố một số điều kiện nhất định lên các thương vụ mua sắm của Manila.
Video đang HOT
Trong chuyến thăm Nga năm 2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bày tỏ mối quan tâm của Manila tới các vũ khí hiện đại của Nga bao gồm các loại trực thăng, máy bay và các vũ khí tấn công chính xác nhằm chống lại các mối đe dọa từ khủng bố.
Ông Cayetano cũng thay mặt người dân, chính phủ Philippines chúc mừng Nga vì đã tổ chức rất thành công kỳ World Cup vừa qua, cho rằng giải bóng đá thế giới 2018 rất tuyệt vời.
Năm ngoái, Mỹ đã thông qua một đạo luật mới mang tên Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận” (CAATSA), cho phép Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như chống lại các quốc gia có hợp đồng mua vũ khí giá trị lớn với Moscow. Đạo luật không nêu rõ liệu một thỏa thuận với quy mô thế nào có thể khiến một quốc gia mua vũ khí của Nga bị trừng phạt.
Hôm 20/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho rằng, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nên được trao thẩm quyền dỡ bỏ trừng phạt đối với một số quốc gia mua thiết bị quốc phòng của Nga, động thái ông Mattis cho rằng sẽ thúc đẩy các nước này xích lại gần Mỹ hơn trong bối cảnh các nước đó “tiếp tục tìm cách giảm phụ thuộc vào trang thiết bị quân sự của Nga”.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Sputnik
Philippines ngừng giao thương với Triều Tiên
Philippines đã đình chỉ quan hệ thương mại với Triều Tiên nhằm tuân thủ nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về trừng phạt các vụ thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng, Reuters cho biết hôm nay 8/9.
Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, phát biểu với báo chí sau cuộc hội đàm với đại sứ Mỹ, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết: "Chúng tôi có thể nói chúng tôi đã đình chỉ quan hệ thương mại với Triều Tiên".
"Chúng tôi tuân thủ đầy đủ nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, trong đó có các lệnh trừng phạt kinh tế", ông Cayetano nói.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần 6 sau hàng loạt vụ thử tên lửa bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế.
Philippines là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Triều Tiên với kim ngạch song phương giai đoạn từ tháng 1-6/2017 đạt 28,8 triệu USD, theo số liệu của Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc.
Theo số liệu của Bộ Công thương Philippines, hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này sang Triều Tiên là máy tính, bảng mạch, chuối và hàng may mặc.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines sẵn sàng cho chiến tranh ở Biển Đông Phản bác ý kiến cho rằng Philippines đang mềm mỏng trước việc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon cho biết, Manila sẵn sàng cho kịch bản chiến tranh nếu quân đội của nước này ở Biển Đông bị tổn hại. Cố vấn an ninh quốc gia Philippines Hermogenes Esperon (Ảnh: Philstar) Chính...