Philippines: Quyết không đàm phán song phương với Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines sẽ không đồng ý đàm phán song phương với Trung Quốc về yêu sách chồng lấn vì nó sẽ gây nguy hiểm cho vụ kiện đường lưỡi bò.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose, ảnh: Philnews.
Gulf News ngày 22/4 đưa tin, Philippines sẽ yêu cầu 9 thành viên còn lại của ASEAN có lập trường thống nhất đối với các hoạt động xây dựng cải tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau tại Malaysia từ 24/4.
“Chúng ta nên nhớ rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đã bắt đầu từ năm 2014 vi phạm Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên trên Biển Đông hoặc DOC”, ông Charles Jose nói. Ông khẳng định Philippines ủng hộ các cuộc đàm phán đa phương với Trung Quốc và hoạt động cải tạo của Trung Quốc là một vấn đề nghiêm trọng với Philippines cũng như cộng đồng quốc tế.
Nó làm xói mòn hòa bình và ổn định, gây ra căng thẳng và thiệt hại lớn không thể khắc phục với các sinh vật biển và hệ sinh thái ở Biển Đông. Trong khi ASEAN nỗ lực thúc đẩy đàm phán bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, Bắc Kinh lại đòi chỉ đàm phán song phương với từng nước và tìm mọi cách trì hoãn.
Video đang HOT
Chính phủ Philippines sẽ không đồng ý đàm phán song phương với Trung Quốc về yêu sách chồng lấn vì nó sẽ gây nguy hiểm cho vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông tại Tòa Trọng tài Quốc tế Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Charles Jose khẳng định. Theo ông, phán quyết của tòa sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn với Trung Quốc.
Phán quyết cũng giúp Philippines xác định mức độ thềm lục địa của mình cũng như vùng đặc quyền kinh tế sau khi có phán quyết vô hiệu hóa đường lưỡi bò Trung Quốc.
Trong một động thái có liên quan, Reuters ngày 22/4 đưa tin, hôm qua Bắc Kinh đã khăng khăng bảo vệ hành vi phụt vòi rồng vào tàu cá Philippines ngoài bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống của Philippines bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát (bất hợp pháp) năm 2012. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí còn lên tiếng đòi Philippines “giáo dục” ngư dân của họ.
Các nhà chức trách Philippines tố cáo, hôm Thứ Hai tuần trước tàu hải cảnh Trung Quốc sử dụng vòi rồng phụt thẳng vào một nhóm ngư dân ở Scarborough làm hỏng một số tàu cá của họ. Gillbert Baoya, một ngư dân Philippines 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan nói với Reuters rằng, những người đàn ông có vũ trang lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã cắt dây thuyền của ông khi vừa neo ở vùng nước nông.
“Chúng tôi đã rất sợ. Chúng tôi không thể làm bất cứ điều gì. Chúng tôi giống như những kẻ trộm ngay trong nhà của chính mình”, một ngư dân trẻ 20 tuổi cho Reuters xem video quay bằng điện thoại di động cho thấy sự cố pháo nước ngày 13/4.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc đang gia tăng nhanh đội tàu hải cảnh
Một báo cáo mới của Hải quân Mỹ cho biết Trung Quốc đã tăng 25 % số lượng tàu hải cảnh của mình trong ba năm qua. Đây là những loại tàu mà lực lượng Cảnh sát Biển của Trung Quốc thường sử dụng cho hầu hết những cuộc tuần tra ở Biển Đông, theo tin VOA.
Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 2506 trong khu vực cách đảo Senkaku hay Điếu Ngư ở biển Hoa Đông 66km. (Ảnh: AP/Lực lượng Tuần duyên Khu vực 11 Nhật Bản).
Trung Quốc hiện có đội tàu Cảnh sát Biển lớn nhất thế giới, nhiều hơn tàu của các nước láng giềng Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines cộng lại, theo bản báo cáo.
Báo cáo cho biết trong năm 2014, Trung Quốc bắt đầu đóng, hạ thủy hoặc đưa vào hoạt động hơn 60 tàu, và một số lượng tàu tương tự đã được hoạch định trong năm 2015.
"Trong năm 2013 và 2014, Trung Quốc hạ thủy tàu hải quân nhiều hơn bất kỳ nước nào khác và dự kiến tiếp tục xu hướng này suốt những năm 2015-16," báo cáo nói.
Báo cáo lưu ý rằng mặc dù nền kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng chi tiêu quân sự ở mức hai chữ số. Hồi tháng Ba, Trung Quốc loan báo ngân sách quốc phòng là 141,5 tỉ đôla, tăng 10%.
Để phù hợp với mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là biến Trung Quốc thành một cường quốc hải quân lớn, Trung Quốc sẽ có một lực lượng hải quân mạnh hơn với tầm hoạt động xa hơn trong thập niên tới với nhiều tàu sân bay (Trung Quốc hiện chỉ mới có một chiếc), tàu ngầm phi đạn đạn đạo, và có thể một tàu đổ bộ boong lớn.
Tại thời điểm này, báo cáo cho biết Hải quân Trung Quốc được xây dựng quanh những tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu ngầm thông thường.
Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng xác nhận những tin tức gần đây mà truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tải, cho biết Trung Quốc đã triển khai những phi đạn YJ-18 thuộc thế hệ những phi đạn hành trình siêu thanh chống tàu mới.
Giới chuyên gia quân sự nhận định đây có thể là thách thức chưa từng có đối với những hệ thống phòng không của các tàu Mỹ và đồng minh.
Theo NTD/Bizlive
Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ thống nhất quan điểm ổn định tình hình Biển Đông Ngày 3/4/2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Kumar Doval đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam. Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh bà Retno Marsudithăm chính thức Việt Namvà đánh giá cao kết quả...