Philippines quyết đánh bại Trung Quốc tại tòa quốc tế
Philippines thề sẽ đánh bại luận cứ mạnh nhất mà TQ đưa ra nhằm chống lại vụ kiện mà Manila theo đuổi tại tòa trọng tài quốc tế về Luật biển dự kiến bắt đầu ngày mai.
Philippines biểu tình phản đối TQ. (Ảnh: Getty Images)
Tờ Rappler của Philippines cho hay, Philippines se đưa đên phiên toa một đội ngũ luât sư mạnh. Luật sư nổi tiếng quốc tế Paul Reichler va luật sư Philippines Florin Hilbay sẽ đại diện cho quan điểm của nước khởi kiện tai toa. Tham gia cùng họ là các nhân vật cấp cao đến từ ba cơ quan chính phủ của Philippines.
Đường 9 đoan bât hơp phap
Trươc vu kiên cua Philippines, TQ cho răng tòa trọng tài ở Hague, Hà Lan không có quyền xem xét trường hợp của Philippines. Nói cách khác, TQ nghi ngờ thẩm quyền của tòa án nay. Trong khi đo, Philippines khẳng định họ sẵn sàng chứng minh TQ sai.
“Nếu tòa án quyết định họ có thẩm quyền về trường hợp này (vu khơi kiên cua Philippines), thì Philippines sẽ đề xuất một ngày trong tương lai để đưa ra những luận cứ cụ thể”, Bộ Ngoại giao Philiippines giải thích hôm 3/7.
Manila mong muốn tòa tuyên bố đường 9 đoạn của TQ là bất hợp pháp. Đường 9 đoạn này đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết Biển Đông và Bắc Kinh nói nó dựa trên chứng cứ lịch sử.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn hôm 27/6, chuyên viên pháp lý cấp cao Carpio của tòa tối cao Philippines cho răng nêu tòa nói họ có thẩm quyền thi sẽ bác bỏ đường 9 đoạn. Đông thơi chỉ ra rằng: “99,9% học giả ở ngoài TQ nghĩ như vậy”.
Luận cứ chính của TQ cho răng, vấn đề nằm ở đất, chứ không phải là biển. Trong bài báo ngày 7/12/2014, TQ nói, vấn đề cơ bản là ai sở hữu các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Trường hợp này đồng nghĩa với việc nó nằm ngoài phạm vi của Công ước LHQ về Luật Biển ( UNCLOS).
Trong khi đó Philippines lại muốn dùng UNCLOS là cơ sở cho vụ kiện chống lại TQ trước tòa trọng tài quốc tế. Manila khẳng định, thay vì đưa ra đường 9 đoạn, TQ cần tuân thủ UNCLOS.
Chơi binh đăng, bât châp sưc manh quân sư TQ
Nguyên Tổng chưởng lý Francis Jardeleza nói rằng: “Chúng tôi rất tin tưởng có thể thuyết phục được tòa án rằng đây không phải là vấn đề về quyền sở hữu đất”.
Theo đó, Philippines se không yêu cầu tòa án nói ai sở hữu bãi cạn Panatag mà cần lập luận rằng, bãi cạn này (tên quốc tế là bãi cạn Scarborough) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vì thế thuộc phạm vi quy định của UNCLOS và nươc nay có các quyền trong vung biên chu quyên cua minh.
Bộ trưởng Tư pháp Philippines De Lima nhấn mạnh: “Chúng tôi đến Hague và ngẩng cao đầu, vì chung tôi biết vị thế của chúng tôi là dựa trên luật pháp quốc tế, gìn giữ chủ quyền quốc gia”.
Chuyên viên pháp lý Carpio nhấn mạnh, UNCLOS là diễn đàn duy nhất nơi ho có thể đánh bại TQ.
“Ở tòa án UNCLOS, tàu chiến, máy bay, bom nguyên tử không được tính tới. Họ chỉ quyết định dựa trên luật biển. Đây là diễn đàn chúng tôi có thể chơi bình đẳng với TQ, bất chấp sức mạnh quân sự của họ”.
Thái An (theo Rappler)
Vietnamnet
Tòa quốc tế xem xét vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò"
Yêu sách ngang ngược của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ biển Đông lần đầu tiên sẽ được soi xét kỹ lưỡng về mặt pháp lý quốc tế trong tuần này.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario sẽ dẫn đầu phái đoàn tham dự vụ kiện. (Ảnh: AP)
Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn chính thức từ chối tham gia vụ kiện "đường lưỡi bò" do Philippines khởi kiện lên Tòa án Trọng tài quốc tế...
Nhóm chuyên gia pháp luật quốc tế của Manila đã có mặt tại Tòa án Trọng tài thường trực tại The Hague (Hà Lan) để giải trình trước hội đồng gồm 5 thẩm phán có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines. Động thái này là vì lo ngại lập trường phản đối, bất hợp tác của Trung Quốc đối với vụ kiện. Tòa án hồi tháng 5 công nhận sự phản đối của Trung Quốc và thông báo, trước hết, một cuộc điều trần về quyền tài phán từ ngày 7 đến 13/7 sẽ được tổ chức.
Manila khởi kiện yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc từ năm 2013 nhằm tìm kiếm một phán quyết về quyền khai thác các vùng nước ở biển Đông trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Các chuyên gia pháp lý cho rằng, bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines cũng sẽ khó được thi hành, do không có cơ quan nào của Liên Hợp Quốc thực thi những phán quyết như vậy. Tuy nhiên, một phán quyết như thế sẽ là một đòn ngoại giao đối với Bắc Kinh và thúc đẩy các bên yêu sách khác ở biển Đông tiến hành những hành động tương tự (kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế).
Vụ kiện đang được các nước châu Á và Mỹ theo dõi sát sao trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển Đông, đặc biệt tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), nơi Trung Quốc đang ráo riết xây dựng ít nhất 7 đảo nhân tạo, cho phép hải quân nước này bành trướng sức mạnh vào sâu trung tâm hàng hải Đông Nam Á. Trung Quốc yêu sách chủ quyền với hầu như toàn bộ biển Đông, chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á.
Nếu không có sự đồng ý của Trung Quốc, Philippines không thể có được một phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế tại The Hague về chủ quyền lãnh thổ. Thay vì thế, Manila tìm cách giải quyết tranh chấp theo UNCLOS, một cơ chế cho phép phán quyết thậm chí ngay cả khi một bên phản đối hoặc từ chối tham gia vụ kiện. Luật Biển không ra phán quyết về chủ quyền, nhưng phân định rõ hệ thống lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế có thể đòi hỏi dựa trên các thực thể như đảo, đá hay bãi cạn.
Trung Quốc cho rằng, bản chất vụ kiện của Philippines là chủ quyền, vì thế vượt quá thẩm quyền của tòa. Chuyên gia Ian Storey ở Singapore nhận định, việc xem xét của tòa có thể trì hoãn bất kỳ phán quyết cuối cùng nào từ 6 đến 12 tháng, có nghĩa phiên tòa sẽ kéo dài quá thời hạn mãn nhiệm của Tổng thống Philippines Benigno Aquino vào tháng 6/2016. Ông Aquino là nhân vật chủ chốt đứng sau các thách thức pháp lý đối với Trung Quốc. Mặc dù có sự trao đổi, Trung Quốc vẫn có kế hoạch từ chối bất kỳ phán quyết nào có lợi cho Philippines. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tuyên bố, "quyết định đơn phương" là "một sự khiêu khích chính trị nhân danh luật pháp nhằm tìm cách bác bỏ chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông". Ngoại trưởng Philippines Charles Jose ngược lại, khẳng định tòa án là bước đi cơ bản đầu tiên tiến tới một giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp để giải quyết tranh chấp.
Jiji Press đưa tin, ngày 5/7, Mỹ và Úc khởi động cuộc tập trận kéo dài 2 tuần với 30.000 quân, lần đầu có sự tham dự của quân đội Nhật Bản trong bối cảnh biển Đông căng thẳng. Kyodo đưa tin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Martin Dempsey và Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản Katsutoshi Kawano sẽ gặp nhau tại Washington ngày 16/7 để chủ trì đối thoại chiến lược, tăng cường liên minh đối phó sự hung hăng của Trung Quốc.
Theo Thục Ninh (tổng hợp)
Tiền Phong
Trung Quốc toan tính gì trước vụ kiện của Philippines về Biển Đông? Vụ kiện của Philippines về tính pháp lý trong những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ lần đầu tiên được mở từ ngày 7-11/7. Theo Reuters, dù Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện của Philippines lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA), nước này vẫn cho người ta thấy "sự hiện diện" của mình...